Đang tắm, mẹ bất ngờ thấy vết mổ đẻ bung ra, vào viện nhìn cảnh tượng kinh hoàng
1 ngày sau khi được xuất viện, bà mẹ này đang tắm thì thấy vết mổ bung ra.
Quá trình mang thai, sinh con luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Thậm chí sau khi sinh và đã được xuất viện, mẹ cũng có thể gặp tình huống bất ngờ như trường hợp của bà mẹ dưới đây.
Chị Deanna và con trai đầu lòng.
Deanna Hirrell (sống tại Leicester Anh) sinh con đầu lòng cách đây không lâu. Sau 12 tiếng vật vã vì đau đẻ, chị được chuyển sang mổ khẩn cấp vì nhịp tim tăng nhanh. Ca mổ diễn ra khá suôn sẻ, em bé chào đời khỏe mạnh. Ngay ngày hôm sau, Deanna đã được xuất viện về nhà. Tuy nhiên khi về nhà, chị thấy vết mổ của mình rất đau đớn, người thì luôn mệt mỏi.
“Đây là lần đầu mang bầu nên tôi khá bối rối và nghĩ rằng phải vài ngày mình mới thật sự khỏe khoắn trở lại. Tuy nhiên ngay ngày hôm sau, tôi đang tắm thì vết mổ bị bung chỉ tạo ra một vết thương hở khoảng 4cm và máu rỉ ra ngoài” , Deanna chia sẻ.
Vết mổ của chị Deanna bị bung ra và sưng lên đau đớn sau khi xuất viện về nhà.
Sau tình huống bất ngờ, chị xử lý lại vết mổ và lên giường nằm nghỉ ngơi. Vài ngày tiếp theo, chị chỉ nằm liệt một chỗ, thậm chí mệt đến mức không thể chăm con. Cuối cùng chồng Deanna đã đưa chị đến bệnh viện khi thấy vết mổ sưng tấy và chảy máu nhiều hơn.
Video đang HOT
“Tôi khóc mỗi ngày vì vết mổ cực kỳ đau. Khi bác sĩ mở vết mổ ra, nó bốc mùi hôi thối như là xác chết vậy. Các bác sĩ cho biết tôi bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người nhưng chính họ cũng không biết nguyên nhân vì sao, chỉ biết là nếu tôi không đến bệnh viện kịp, tôi có thể chết”, Deanna nhớ lại.
Bác sĩ “khoét” sâu để loại bỏ hết mô nhiễm trùng trong bụng Deanna.
Để xử lý vết mổ đã nhiễm trùng, bác sĩ phải khoét một lỗ sâu 15cm trên bụng Deanna rồi khâu 27 mũi. Chị nói: ” Sau sự trải nghiệm đầy đau đớn này, tôi không còn đủ tự tin để sinh con thêm lần nữa. Ban đầu vết mổ của tôi chỉ có 14cm, thế nhưng sau khi mổ thêm lần nữa, bụng tôi đã có một cái miệng cười lớn rộng đến 20cm. Điều này làm tôi thất vọng nỗi khi nhìn vào bụng mình”.
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là bệnh viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp gây ra. Nó phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Viêm cân mạc hoại tử có thể bắt đầu từ một vết thương tương đối nhỏ, chẳng hạn như một vết đứt nhỏ nhưng nó sẽ trở nên tồi tệ rất nhanh, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Các triệu chứng ban đầu của vi khuẩn ăn thịt người bao gồm gây đau đớn dữ dội dù đó chỉ là một vết thương cực kỳ nhỏ. Sau đó vài giờ, vết thương sẽ sưng to và đỏ, nó còn khiến bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, xuất hiện các vết mụn nước chứa đầy dịch.
Do đó, các mẹ sau khi sinh con xong, đặc biệt là sinh mổ nếu thấy vết mổ đau dữ dội thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để xử lý sớm.
Gia tăng các ca mắc bệnh Whitmore, bệnh có lây từ người sang người?
Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thông tin về việc ghi nhận 30 ca nhập viện vì bệnh Whitmore do khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung xuất hiện các ca bệnh Whitmore (bệnh vi khuẩn ăn thịt người), trong đó đã ghi nhận các ca tử vong. Không ít người lo lắng liệu loại vi khuẩn này có thể lây từ người sang người hay không?.
Bệnh không lây
Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thông tin về việc ghi nhận 30 ca nhập viện vì bệnh Whitmore
do khuẩn Burkholderia pseudomallei. Tại bệnh viện Đà Nẵng, chỉ từ đầu tháng 10 tới nay cũng đã tiếp nhận điều trị cho 28 ca bệnh Whitmore (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người).
Đáng chú ý là trong các ca nhập viện điều trị ở các tỉnh thành đã ghi nhận các ca tử vong liên tiếp vì vi khuẩn này. Như tại Quảng Trị mới đây cũng đã có 4 ca tử vong vì loại vi khuẩn này. Các bác sĩ cảnh báo, mùa mưa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn Whitmore phát triển.
Trước sự gia tăng của các ca mắc bệnh Whitmore, không ít người lo lắng liệu loại vi khuẩn này có lây từ người sang người hay không? Về vấn đề này, theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Whitmore không lây truyền từ người sang người. Vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước sinh hoạt... gây ra các ca bệnh tản phát, dẫn tới các bệnh lâm sàng nặng như nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ, tổn thương phổi...
Bệnh Whitmore không lây từ người sang người. Ảnh minh họa internet
TS.BS Hoàng Công Tình - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho biết, gần đây khoa cũng tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei. Đây là bệnh không lây từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, nhất là với những ai đang mắc bệnh mãn tính.
Trước giờ, căn bệnh này được đồn đoán là "vi khuẩn ăn thịt người" nhưng thực tế vi khuẩn gây bệnh Whitmore không phải vi khuẩn ăn thịt người. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Với những ai tiếp xúc với bùn đất, có vết thương trầy xước mới có yếu tố nguy cơ, còn người khoẻ mạnh không có vết xây xát khi tiếp xúc với bùn đất và có đồ bảo hộ lao động không có nguy cơ mắc. Các ca mà bệnh viện điều trị thường có vết thương trên người và đã tiếp xúc với bùn đất.
"Ở mọi đối tượng, lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Whitmore. Tuy nhiên, những người có sẵn bệnh lý mãn tính như mắc đái tháo đường, bệnh mãn tính liên quan tới phổi, thận...nguy cơ bị mắc Whitmore cao hơn. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Những trường hợp tử vong thường do bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng" - BS Tình khuyến cáo.
Dễ gây tử vong nhanh
Theo BS Hoàng Công Tình, vi khuẩn Whitmore khi xâm nhập vào cơ thể, có thể ủ bệnh kéo dài trung bình từ 2 - 21 ngày. Khi đã khởi phát bệnh tiến triển nhanh, chỉ sau 48 giờ nhập viện có thể nguy hiểm tính mạng khi không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Điều đáng nói, bệnh lại dễ chẩn đoán nhầm các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu... Tâm lý chủ quan với bệnh khiến nhiều trường hợp nhập viện khi đã trong tình trạng khá nặng, nguy cơ tử vong cao.
Đối với các trường hợp mắc Whitmore, ngay khi nhập viện phải lập tức sử dụng kháng sinh đặc hiệu để điều trị. Điều trị kháng sinh cũng không dễ dàng khi phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 - 6 tháng nữa. Bởi vậy, việc chủ động phòng tránh vẫn là quan trọng nhất.
Để phòng tránh bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã có khuyến cáo người dân chủ động phòng ngừa vì chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore.
Theo đó, mọi người cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, ô nhiễm nặng. Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc bùn đất, nước bẩn, đặc biệt sau mưa lũ cần có các biện pháp phòng hộ như dùng giày, dép và găng tay...
Nếu có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm và cần vệ sinh sạch sẽ nếu trường hợp bắt buộc tiếp xúc. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch... là đối tượng nguy cơ cao cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như nổi mụn trên da, viêm da, mệt mỏi, sốt... cần đi kiểm tra sớm để tránh những biến chứng không đáng có. Nhiều khi chỉ với vết xây xát nhỏ nhưng khi tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn Whitmore rất dễ nhiễm trùng rồi dẫn tới biến chứng nặng hơn như áp xe, nhiễm trùng máu...
Bệnh Whitmore - nguy hiểm, dễ lây nhiễm khi tiếp xúc Sau những ngày lũ lụt kéo dài tại miền Trung, số người bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) đang gia tăng với hàng chục ca bệnh, trong đó đã ghi nhận một số ca tử vong. Theo các chuyên gia y tế, Whitmore là bệnh ít gặp, không dễ lây lan thành dịch nhưng bệnh rất dễ mắc, nguy...