Đang ‘tắc’ vốn, TPHCM lại đề xuất xây tuyến metro 2,8 tỷ USD
Thực hiện dự án tuyên đường sắt đô thị (metro) sô 1 trong cảnh “ăn đong”, nhiêu lân phải tạm ứng ngân sách thanh toán cho các nhà thâu thi công vì bị Trung ương “cắt vôn”, mới đây, TPHCM lại tiêp tục đê xuât làm tuyên sô 3a với kinh phí còn “khủng” hơn, lên tới gân 3 tỷ USD.
Khơi thông hành lang Đông – Tây
Ngày 10/11 vừa qua, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thực hiện dự án xây dựng tuyến metro số 3a (Bến Thành – Tân Kiên) để trình Chính phủ cho sử dụng vốn ODA. Nhà tài trợ dự kiến của dự án là Chính phủ Nhật Bản.
Tuyến metro 3a dài gần 20 km có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 62.000 tỉ đồng (hơn 2,8 tỷ USD), được chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1: Xây dựng trước đoạn Bến Thành – Bến xe Miền Tây (dài 9,7 km đi ngầm toàn bộ với kinh phí hơn 1,8 tỷ USD) với 8 ga ngầm và 2 ga trên cao.
Giai đoạn 2: xây dựng đoạn Bến xe Miền Tây – Tân Kiên dài hơn 10 km với phần lớn đi trên cao với kinh phí khoảng 1 tỷ USD gồm 7 ga trên cao. Depot Tân Kiên đặt tại huyện Bình Chánh có diện tích 20,15ha.
Dự án có lộ trình từ Quảng trường Quách Thị Trang (trước chợ Bến Thành) – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – Ga Tân Kiên. Thời gian dự kiến đưa vào khai thác tuyến metro số 3a là từ năm 2026.
Tuyến metro số 3a cũng được định hướng nghiên cứu kéo dài từ Ga Tân Kiên qua địa phận tỉnh Long An, kết nối với Thành phố Tân An.
Theo UBND TPHCM, tuyến metro số 3a sẽ kết nối với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) hình thành nên tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm nối từ Bến xe miền Đông mới đến trung tâm thành phố và Bến xe Miền Tây, kết nối liên thông ba trung tâm vận chuyển hành khách lớn của TPHCM.
Lưu lượng hành khách dự báo khi bắt đầu khai thác là 218.500 hành khách/ngày (năm 2026), tăng lên 408.800 hành khách/ngày (năm 2030) khi mở rộng sang giai đoạn 2 và đạt 561.300 khách/ngày (năm 2050).
Văn bản đề xuất của UBND TPHCM cho rằng suất vốn đầu tư của tuyến metro số 3a (khoảng 110,23 triệu USD/km) là phù hợp so với suất đầu tư các dự án đang triển khai trong nước và khu vực. Cụ thể: suất vốn đầu tư dự án tuyến metro số 1 TPHCM khoảng 97 triệu USD/km; tuyến metro 2 TPHà Nội khoảng 101 triệu USD/km. Trong khu vực, các nước như Singapore, Malaysia, Hong Kong xây dựng các tuyến metro có tính chất tương tự như tuyến 3a thì có suất đầu tư từ 103-345 triệu USD/km.
Trao đổi với Tiền Phong vào chiều 13/11, đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị TPHCM ( BQLDA) cho rằng việc xây dựng và đưa vào khai thác tuyến metro số 3a sẽ cải thiện mật độ giao thông đô thị tại khu vực phía Tây, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tiền đâu?
Video đang HOT
Theo đại diện BQLDA, tổng mức đầu tư của dự án đã được tính đầy đủ cơ cấu thành phần các chi phí theo quy định, bao gồm: chi phí xây dựng, lắp đặt và mua sắm thiết bị, chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng, lãi suất trong thời gian thi công…
“Việc đánh giá và điều chỉnh chi phí sẽ thực hiện ở bước thẩm tra dự án sau này. Công tác thẩm tra dự án sẽ đánh giá sự phù hợp của phương pháp tính toán tổng mức đầu tư, phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án, bao gồm cả việc xác định quy mô, tính chất và phạm vi của dự án vào tính toán tổng mức đầu tư”, đại diện BQLDA cho biết.
Vì sao TPHCM đề xuất làm tuyến số 3a tại thời điểm “nhạy cảm” này, khi những “lùm xùm” về vốn của tuyến số 1 chưa được giải quyết, đại diện BQLDA cho biết Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật để nghiên cứu báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án tuyến số 3a và đã hoàn tất vào từ tháng 3/2017.
“Cách đây gần 4 tháng, JICA đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện dự án tuyến 3a, trong đó, JICA bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai dự án và mong muốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Chính phủ thông qua đề xuất dự án tuyến metro số 3a”, đại diện BQLDA cho hay.
Đối với dự án tuyến metro số 1, đại diện BQLDA cũng cho biết UBND TPHCM đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ giải ngân để hoàn trả các khoản tiền tạm ứng (thanh toán cho các nhà thầu) cho ngân sách thành phố nhằm giải quyết tình hình khó khăn về nguồn vốn ODA.
Trước đó, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đồng ý chủ trương tạm ứng từ ngân sách thành phố để kịp thời thanh toán cho các nhà thầu trong khi chờ bổ sung kế hoạch vốn ODA từ ngân sách Trung ương.
Theo UBND TPHCM, kế hoạch vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương phân bổ cho các dự án của TPHCM không đủ để thanh toán khối lượng công việc hoàn thành trên công trường, dẫn đến nguy cơ đình trệ tuyến metro số 1.
Sau khi cho tạm ứng ngân sách, UBND thành phố đã chỉ đạo BQLDA và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ, tránh trùng lắp và không làm tăng chi phí ngân sách nhà nước, hoàn trả tạm ứng cho ngân sách thành phố ngay sau khi có kế hoạch vốn từ ngân sách Trung ương.
Hiện, các nhà thầu hoàn trả đủ giá trị đã thanh toán bằng Yên Nhật số tiền 169 tỷ đồng cho ngân sách. Đối với việc thanh toán 422 tỷ đồng, đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa thực hiện giải ngân.
TPHCM đã 3 lần phải tạm ứng vốn ngân sách để bảo đảm tiến độ cho tuyến metro số 1. Cụ thể: Năm 2016, thành phố tạm ứng 600 tỷ đồng để trả nợ, đến tháng 8/2017 tiếp tục tạm ứng số tiền 500 tỷ đồng. Mới đây nhất, UBND thành phố lại phải tạm ứng hơn 1.200 tỷ đồng để trả nợ các nhà thầu thi công tuyến metro số 1, trong khi chờ bổ sung kế hoạch vốn ODA từ Trung ương.
Theo BQLDA, vốn ODA cho tuyến metro số 1 chỉ đáp ứng 36% nhu cầu. Năm nay, TPHCM cần khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được hơn 2.100 tỷ. Trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 Trung ương phải giải ngân gần 21.000 tỷ đồng nhưng TPHCM mới nhận được 7.500 tỷ đồng.
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012 với chiều dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương), trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Theo Huy Thinh
Kiều hối - nguồn vốn đầu tư quan trọng
Việt Nam đã bước vào năm mới 2017, với những dấu ấn đậm nét trong bức tranh chung của nền kinh tế Việt 2016, với những gam màu sáng là chủ yếu, nhưng vẫn còn đâu đó những điểm tối dễ nhận ra.
Đầu tư nước ngoài, bao gồm nhiều nguồn vốn khác nhau đổ vào Việt Nam như: đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII), viện trợ phát triển chính thức (ODA), kiều hối... chắc chắn cũng để lại những gam màu sáng và một số điểm tối khác nhau.
Sức mạnh nguồn kiều hối
Tuy vậy, khi nói đến đầu tư nước ngoài hiện nay, phần lớn mọi người đều nghĩ ngay đến FDI, đến ODA, đến đầu tư gián tiếp, mà ít nghĩ đến vai trò quan trọng của kiều hối, lượng ngoại tệ mà người Việt Nam định cư, làm việc ở nước ngoài gửi về nước cho gia đình, người thân để tiêu dùng hoặc đầu tư.
Có thể vì cho đó là tiền của người trong nhà, của người Việt, tập trung cho chi tiêu dùng là chính, mà ít nghĩ đến việc sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư và phát triển KT-XH, nên chính sách khuyến khích đầu tư đối với kiều hối chưa thật sự nhận được sự quan tâm, chú ý như đối với FDI, ODA.
Hệ thống Luật pháp chính sách về FDI, ODA bao gồm cả các luật và nghị định hướng dẫn việc thi hành, rõ ràng nhiều hơn, chi tiết hơn so với những văn bản pháp lý về kiều hối. Việc tổ chức nề nếp, định kỳ các hội nghị, hội thảo về FDI, ODA cũng dày đặc hơn so với kiều hối, phần nào chứng minh được sự thiếu quan tâm đúng mức nói trên, đến tác động và vai trò quan trọng của kiều hối đối với phát triển KT-XH đất nước.
Cùng điểm lại một số con số để thấy rõ hơn về giá trị của kiều hối. Giá trị kiều hối lưu chuyển trên toàn thế giới năm 2015 khoảng trên 582 tỷ USD ,trong đó chảy vào các nước đang phát triển trên 432 tỷ USD, chiếm trên 74,2%.
Năm 2015, kiều hối chảy vào Việt Nam đạt trên 12,2 tỷ USD (năm 2014 cũng trên 12 tỷ USD, dự kiến con số này trong 2016 cũng không thấp hơn 2015). Tính tổng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2014 đạt khoảng 92 tỷ USD, chưa kể còn một lượng kiều hối được chuyển bằng con đường không chính thức.
Trong khi đó, số vốn FDI thực hiện trong các năm đó như sau: năm 2014 là 12,3 tỷ USD, trong đó vốn của nước ngoài, từ nước ngoài vào chỉ có 9,0 tỷ USD, còn lại 3,3 tỷ là vốn thực hiện của Việt Nam).
Tương tự như vậy, năm 2015 là 14,5 tỷ USD, vốn nước ngoài thực hiện là 11,5 tỷ USD và vốn Việt Nam thực hiện là 3,0 tỷ USD. Còn tổng vốn FDI thực hiện, tính từ tháng 12/1987 (thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, nay là Luật Đầu tư), đến hết năm 2015 vào khoảng trên 136 tỷ USD, trong đó vốn thực tế nước ngoài đưa vào khoảng trên 110 tỷ USD (khoảng trên 80% tổng vốn thực hiện). Nếu chỉ tính đến hết năm 2014, vốn FDI do nước ngoài đưa vào thực hiện cũng chỉ đạt khoảng 98,5 tỷ USD.
Điểm đáng lưu ý là, trong số vốn FDI đăng ký và thực hiện nêu trên, có đóng góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước trong giai đoạn 1991 - 2014, với số vốn hơn 8,6 tỷ USD tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Kiều hối - nguồn vốn đầu tư quan trọng
Như vậy, tổng giá trị vốn FDI thực hiện trong giai đoạn trên cũng chỉ xấp xỉ như lượng kiều hối đưa vào Việt Nam, cho thấy vai trò to lớn của người Việt Nam ở nước ngoài trong kiều hối và đầu tư tại Việt Nam thời gian qua không thua kém gì về mặt lượng so với FDI, nhưng do chủ yếu tập trung vào tiêu dùng và đầu tư nhỏ lẻ, nên chưa thể có các dự án có quy mô lớn, có tác động mạnh tới phát triển của một ngành hoặc một vùng nào như với một số dự án FDI có vốn khủng "tỷ USD".
Đổi lại, kiều hối là số vốn thực, đều đặn tăng chảy vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, năm sau cao hơn năm trước (từ dưới 10 tỷ USD/năm giai đoạn trước 2011 và trên 10 tỷ USD sau 2011 đến nay), tuy phục vụ cho tiêu dùng là chính nhưng góp phần nâng cao mức tiêu dùng và đời sống người dân, góp phần kích cầu cho sản xuất, lại không để lại các hệ lụy gì lớn về môi trường, như một số các dự án FDI đã gây ra. Cũng chỉ với lượng vốn 92 tỷ USD này, kiều hối cũng đã vượt xa con số vốn ODA đưa vào Việt Nam trong cùng giai đoạn.
Cần đột phá trong chính sách
Mặc dù, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 xác định việc không phân biệt đối xử đối với các hoạt động đầu tư kin doanh của các loại hình doanh nghiệp, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Ngay từ trước đó, luật pháp Việt Nam về đầu tư, doanh nghiệp đã cho phép Việt kiều có quyền được lựa chọn một trong hai phương thức đầu tư: đầu tư như các doanh nghiệp trong nước, hay có vốn FDI.
Ngoài ra, còn nhiều các chính sách khác, như: miễn thị thực xuất nhập cảnh, được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, được áp dụng đối với Việt kiều. Tuy vậy, các chính sách này vẫn chưa tạo được sự đột phá trong đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam.
Nhà nước cần tạo ra một đột phá về chính sách đối với Việt kiều và kiều hối - một chính sách thực sự thuận lợi và an toàn cho mọi hoạt động chuyển tiền về nước cho người thân và đầu tư ở trong nước của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cụ thể, theo Luật Nhà ở hiện hành, Việt kiều được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất, được mua căn hộ... với quyền sở hữu lâu dài, nhưng trong thực tế, do thủ tục hành chính còn chưa rõ ràng, còn phức tạp, nên số Việt kiều mua được nhà chưa nhiều.
Đối với việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác, đầu tư của Việt kiều vào sản xuất công nghiệp, nghiên cứu khoa học nhìn chung còn ở quy mô nhỏ, nên cũng cần có các chính sách về đất đai, về tài chính - thuế, về vay vốn... để giúp các doanh nghiệp này phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh...
Còn khá nhiều các chính sách khác, như hoàn thiện chính sách kiều hối để Việt kiều tin tưởng không gửi tiền về qua các kênh không chính thức; chính sách khuyến khích và đãi ngộ những Việt kiều có công đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, vào phát triển khối đại đoàn kết toàn dân; khuyến khích nhân tài về nước làm việc; khuyến khích bà con về nước thăm thân, du lịch, giao lưu để thấy rõ hơn sự đổi mới, phát triển của đất nước; tổ chức nhiều hơn các sự kiện về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam từ nguồn kiều hối, trên cơ sở dành các ưu tiên về địa điểm, lĩnh vực đầu tư, về thủ tục hành chính, về thuế... cho các dự án đầu tư từ nguồn kiều hối.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuyến khích kiều hối để hình thành các quỹ sản xuất từ dòng kiều hối, như: Quỹ kiều hối bất động sản; Quỹ kiều hối hỗ trợ cho sản xuất nhỏ và vừa... Được biết, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đang nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ cho phép thành lập Quỹ kiều hối bất động sản, nhằm tạo nên một kênh đầu tư an toàn, có hiệu quả nhất cho những Việt kiều có nhu cầu đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, hoặc thực hiện mong muốn có ngôi nhà thứ hai tại Việt Nam.
Quyết tâm của một Chính phủ mới kiến tạo và phục vụ đã tạo thêm sự tin tưởng của toàn dân, trong đó có cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài - một bộ phận anh em gắn bó, không tách rời của dân tộc Việt Nam vào sự thành công hơn nữa của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới, khi thực tế và hiện thực cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, để xây dựng một nền kinh tế tự chủ, độc lập, phát triển bền vững.
Theo Thời báo kinh doanh
Làm gì với 12 tỉ USD kiều hối/năm? Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối trên 12 tỉ USD/năm chảy vào sản xuất - kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước. Ngày 29-9, tại Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD) phối hợp với Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức hội thảo...