Đáng sợ sức mạnh tên lửa Tomahawk sắp đánh Syria
Tên lửa hành trình Tomahawk có thể được Mỹ dùng để phá hủy, tiêu diệt các mục tiêu của chính phủ Syria có từ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, thế hệ vũ khí tầm thấp mới này có những năng lực mà giới tướng lĩnh thời Tổng thống Ronald Reagan chỉ có thể tưởng tượng.
Tên lửa Tomahawk.
Tên lửa Tomahawks tối tân nhất có thể bay với tốc độc gần 900km/giờ, có hệ thống định vị GPS, bản đồ điện tử, các máy quay camera, thiết bị nối hai chiều với vệ tinh và một hệ thống định vị cho phép chúng có thể lượn lờ chờ cho mục tiêu xuất hiện. Và mỗi một quả tên lửa Tomahawk thông thường có thể mang tới 454kg bom.
Hải quân Mỹ sử dụng những năng lực đáng sợ của tên lửa hành trình Tomahawk để phát đi một thông điệp đến giới lãnh đạo Syria về vấn đề sử dụng vũ khí hóa học giống như nó đã từng phát đi thông điệp tương tự trong quá khứ với các nhà lãnh đạo của Iraq, Yugoslavia, Afghanistan, Sudan, Yemen và Libya. Cũng quan trọng không kém, Tomahawk còn có thể gửi thông điệp ngược lại dưới hình thức đưa ra những bản đánh giá về tổn thất thật sự trên chiến trường mà nó gây ra.
Giống như trong các cuộc xung đột trước đây, tên lửa hành trình Tomahawk được chọn là thứ vũ khí “đinh” cho hành động trừng phạt Syria của Mỹ. Tổng thống Barack Obama và các cố vấn, thành viên Quốc hội, lãnh đạo các nước và quan chức Liên Hợp Quốc đang tiếp tục bàn luận về việc có nên và khi nào tấn công Syria. Trong khi đó, giới lãnh đạo Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công với tên lửa Tomahawk sẽ là vũ khí “tung” ra đòn đánh đầu tiên.
Những chiếc máy bay bay cao và những chiếc máy bay không người lái điều khiển từ xa cũng có thể khai hỏa đầu tiên trong trận đánh Syria. Tuy nhiên, tên lửa hành trình Tomahawk bay ở tầm thấp với tốc độ rất nhanh sẽ là thứ vũ khí phù hợp hơn cho nhiệm vụ khai hỏa đầu tiên bởi nó có thể tránh được các hệ thống radar và phòng không của quân đội Syria.
Chỉ huy các con tàu khu trục và tàu ngầm mang tên lửa điều khiển ở Địa Trung Hải có thể phóng tên lửa Tomahawk ngày sau khi nhận được lệnh tấn công từ Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ – Tổng thống Barack Obama. Cuộc tấn công có thể khai màn vào buổi đêm không chỉ cho mục đích che giấu mà còn để giảm thiểu khả năng gây thương vong cho dân thường. Damascus sẽ chỉ có vài giây để cảnh báo trước về cuộc tấn công từ Mỹ.
“Bạn có thể nghe thấy khi tên lửa đó phóng lại gần, thậm chí là vào buổi đêm. Chúng sẽ không giống như tiếng chói tai của rocket mà bạn nghe như thể có thứ gì đang lăn đến”, ông Jeffrey White – một chuyên gia về quốc phòng của Viện Chính sách Cận Đông Washington cho NBC News biết.
Video đang HOT
Những tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm – TLAM được thiết kế để bay ở độ cap thấp và tấn công vào những mục tiêu có giá trị cao hoặc được canh phòng cẩn mật. Tên lửa Tomahawk được đưa vào biên chế quân đội Mỹ lần đầu tiên năm 1984 và chiến dịch đầu tiên mà nó tham gia là cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Persian năm 1991. Tính đến nay, có khoảng 2.000 tên lửa Tomahawks đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh. Các phiên bản khác của tên lửa hành trình loại này được thiết kế để bắn đi từ máy bay hoặc từ mặt đất.
Tên lửa Tomahawks do tập đoàn tên lửa Raytheon có trụ sở ở Tucson, Mỹ, phát triển và chế tạo. Chi phi của nó ước tính từ 607.000 USD đến 1,4 triệu USD hoặc hơn nữa.
Tên lửa Tomahawk dài hơn 6 mét, có đường kính hơn 50cm, và nặng gần 1.500kg. Mỗi tên lửa loại này được trang bị một động cơ rocket để phóng tên lửa và một động cơ phản lực để tăng tốc tên lửa. Tên lửa Tomahawks giống như những chiếc xúc xích bằng thép khổng lồ khi chúng tách ra khỏi ống phóng và bay lên. Tuy nhiên, một khi được phóng lên không trung, tên lửa Tomahawk sẽ tự bung ra những chiếc cách dài khoảng 1m để điều khiển quá trình bay.
Tên lửa Tomahawk đầu tiên được thiết kế để mang theo các đầu đạn hạt nhân. Chúng có tầm bắn đạt mức gần 2.500km – đủ xa để có thể tấn công vào thủ đô Moscow từ một chiếc tàu ngầm ở Biển Bắc. Tuy nhiên, tên lửa Tomahawk mang theo đầu đạn hạt nhân hiện tại đang được cho “về nghỉ hưu”. Ngày nay, tên lửa Tomahawk hoặc có thể mang theo 454kg đầu đạn thông thường hoặc có thể mang theo 166 quả bom chùm. Tầm bắn tiêu chuẩn của loại tên lửa này là hơn 1.600km.
Với số lượng 454kg bom, một tên lửa Tomahawk đủ mạnh để có thể phá hủy hoàn toàn một ngôi nhà hoặc cho nổ tung một miệng núi lửa rộng 6m. Những quả bom chùm lại có thể tạo “ảnh hưởng lan rộng giống như pháo hoa”, gây thương vong nhiều cho các chiến binh.
Hải quân Mỹ được cho là đang sở hữu trong tay tới 3.500 tên lửa Tomahawk. Anh cũng sở hữu những tên lửa Tomahawk của Mỹ từ năm 2008.
Tên lửa Tomahawk được cho là có thể nhắm mục tiêu chính xác đến mức nó có thể xuyên qua một cửa sổ cụ thể trong một tòa nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia White, đặc điểm đó có thể đã bị nói quá lên. “Độ chính xác của tên lửa Tomahawk là khoảng 5 mét. Nó sẽ không đánh trúng mục tiêu là một chiếc cửa sổ hay xe tăng cụ thể mà là cả một tòa nhà cụ thể”, ông White đã nói như vậy với hãng tin NBC News.
Tên lửa Tomahawk có thể được cài đặt lại trong quá trình nó đang bay để thay đổi bất kỳ mục tiêu nào trong số 15 mục tiêu mà nó định vị trước đó.
Theo_VnMedia
Đánh Syria, Mỹ sẽ "thảm bại"?
Suốt hơn 1 tuần qua, người ta chứng kiến chính quyền của Tổng thống Barack Obama hối hả, cấp tập chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm vào Syria với lý do là để trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vì "tội" dám sử dụng vũ khí hóa học chống lại phe nổi dậy. Tuy nhiên, ông Obama chắc chắn sẽ cần phải cân nhắc kỹ về hành động của mình bởi nếu đánh Syria, Mỹ sẽ "thảm bại". Thảm bại ở đây không có nghĩa là Mỹ sẽ thua trận mà là Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khủng khiếp, khó lường nếu phát động một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria.
Một chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria sẽ khiến chiến trường này thêm thảm khốc.
Châm ngòi chiến tranh khu vực, mắc kẹt vào cuộc chiến mới
Tổng thống Obama có vẻ tỏ ra rất quyết tâm trong việc trừng phạt chính quyền Syria vì đã dám bước qua "lằn ranh đỏ" trong vấn đề sử dụng vũ khí hóa học. Trước đây, ông Obama từng nhiều lần cảnh báo, nếu quân của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học, điều đó đồng nghĩa với việc họ bước qua "lằn ranh đỏ" và Mỹ sẽ không ngại ngần ra tay.
Sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hơn 1.400 người chết ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8 vừa rồi, Mỹ đã ngay lập tức đổ lỗi cho chính quyền Syria gây ra vụ việc này và nhanh chóng chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Các mục tiêu tấn công được lên danh sách, vũ khí được triển khai để sẵn sàng nhận lệnh khai hỏa từ Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ - Tổng thống Obama.
Với tư cách là cường quốc quân sự số 1 thế giới, sở hữu những đội quân tinh nhuệ nhất, những vũ khí thiện chiến nhất, người ta tin rằng Mỹ sẽ dễ dàng trừng phạt được chính quyền của Tổng thống Assad đúng như dự định và mong muốn của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu phân tích kỹ vấn đề, một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria ở mức hạn chế như lời ông Obama nói sẽ chẳng thể trừng phạt được ông Assad mà thay vào đó còn khiến Mỹ chịu "thảm bại" theo nghĩa nước này sẽ phải đối mặt với một loạt hậu quả khủng khiếp, khó lường.
Những ngày này, không ít các chuyên gia, các nhà phân tích đã nói đến khả năng "đòn đánh" của Mỹ sẽ là mồi lửa châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực bùng nổ ở Trung Đông. Mỹ sẽ bị lôi kéo và mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh đáng sợ hơn rất nhiều so với ở Iraq và Afghanistan.
Sở dĩ người ta phải nghĩ đến kịch bản một cuộc chiến tranh khu vực thảm khốc bởi ngay sau khi có tin Mỹ sắp đánh Syria, các đồng minh thân thiết nhất của Syria là Iran và tổ chức chiến binh Hồi giáo Hezbollah đã lên tiếng cảnh báo sẽ có đòn trả đũa. Cụ thể, Hezbollah tuyên bố sẽ nã rocket vào nước láng giềng Israel cũng là đồng minh gắn bó nhất của Mỹ trong khu vực. Đáp lại, Israel cũng đe dọa sẽ phản công mạnh mẽ. Chỉ cần diễn biến diễn ra theo chiều hướng như thế này thì khu vực Trung Đông vốn đầy rất bất ổn, bạo lực sẽ nhanh chóng bùng nổ.
Rõ ràng, Washington đã không tính đến những hậu quả đáng sợ như trên khi lên kế hoạch tiến đánh Syria.
Người ta sẽ đặt câu hỏi, mục đích của Mỹ khi tiến đánh Syria là gì? Câu trả lời mà Washington đưa ra trong mấy ngày qua là, hành động của họ nhằm trừng phạt chính quyền Assad. Mỹ cũng khẳng định không tìm cách lật đổ ông Assad. Vì thế, Mỹ chỉ có ý định phát động một chiến dịch can thiệp quân sự hạn chế về cả quy mô lẫn thời gian. Cụ thể, Mỹ sẽ chỉ tấn công bằng tên lửa và thực hiện các cuộc không kích. Chiến dịch này sẽ chỉ kéo dài trong 3 ngày.
Liệu Mỹ có thực hiện được mục tiêu nói trên của họ với một chiến dịch hạn chế như vậy hay không? Giới phân tích tin rằng, nếu chỉ là để dạy cho Tổng thống Assad một bài học thì Nhà Trắng đã đưa ra một quyết định quá vô trách nhiệm. Chẳng nhẽ chỉ vì dạy cho Assad một bài học, chỉ vì ông Obama đã nói phải trừng phạt thì cần phải trừng phạt mà Mỹ sẵn sàng bất chấp nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực, sẵn sàng đánh đổi sinh mạng của dân thường Syria và sẵn sàng ném qua cửa sổ không ít tiền của những người nộp thuế ở Mỹ?
Việc chỉ phóng vài quả tên lửa, thực hiện một vài cuộc không kích vào cái đống vốn đã lộn xộn, bung bét ở Syria chẳng làm thay đổi điều gì ngoài việc khiến cho tình hình thêm nghiêm trọng. Chính quyền của ông Assad sẽ dễ dàng vượt qua những tàn phá, tổn thất gây ra từ một vài ngày tấn công của Mỹ. Trong khi đó , với Mỹ, thứ mà họ phải hứng chịu không đơn giản như vậy. Chiến tranh khu vực bùng nổ, Mỹ sẽ rút đi hay ở lại và mắc kẹt thêm vào một cuộc chiến khác. Khả năng mắc kẹt là cao. Đây là điều tồi tệ với chính quyền của Tổng thống Obama.
Mỹ đã ở Afghanistan suốt hơn một thập kỷ và cuộc chiến ở Iraq tiếp tục kéo dài hơn mong đợi, việc Mỹ dính líu vào một cuộc chiến tranh thảm khốc hơn nữa ở Trung Đông lúc này sẽ là điều không thể chấp nhận với những người dân Mỹ - những người đã quá chán ngán với chiến tranh.
Nguy cơ tàn sát dân thường, hứng đòn phản công từ khủng bố
Ngoài nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tàn khốc trong khu vực, hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria còn có thể khiến nước này phải đối mặt với viễn cảnh các cuộc tấn công khủng bố.
Còn nhớ, vào năm 1998, hai tuần sau khi Al-Qaeda tấn công vào hai đại sứ quán của Mỹ ở Châu Phi, cựu Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh tấn công bằng tên lửa vào một nhà máy ở Sudan và một căn cứ đào tạo của Al-Qaeda ở Afghanistan. Chiến dịch này được cho là chẳng gây được tổn thất gì nhiều cho lực lượng khủng bố mà còn khiến cho lực lượng này nuôi ý chí phục thù mạnh mẽ. Kết quả là Mỹ phải hứng chịu những cuộc tấn công khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử vào ngày 11/9/2001.
Chắc ai nói chắc được rằng, chiến dịch mới của Mỹ ở Syria sẽ không kích động chủ nghĩa khủng bố nổi lên.
Ngoài ra, trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dân thường cũng là những nạn nhân phải hứng chịu làn mưa bom đạn. Dù Mỹ có cố gắng tránh giảm tối thiểu ảnh hưởng đến người dân nhưng những cái chết của dân thường trong một chiến dịch như vậy cũng sẽ thu hút sự chú ý của dư luận và làm dấy lên làn sóng phản đối, chống Mỹ.
Theo_VnMedia
Trung Quốc đang đóng tiếp tàu sân bay mới? Hồi đầu tháng này, một loạt những bức ảnh được đăng tải trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cho thấy, nước này dường như đang đóng chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên. Tuy nhiên, một số người cho rằng, thông tin trên có thể là nhầm. Tàu sân bay Liêu Ninh - chiếc tàu sân bay đầu tiên...