Đằng sau việc nhiều doanh nghiệp được nước ngoài tặng xe sang
Hàng chục xe sang đã được nhập qua các cửa khẩu tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2021 dưới dạng quà tặng, quà biếu cho một số doanh nghiệp, cá nhân trong nước.
Thực tế cho thấy, đây là phương thức “lách” của một số doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước đối với quy định pháp luật về nhập khẩu ô tô cho mục đích thương mại phục vụ nhu cầu của một số ít khách hàng có thu nhập cao trong nước.
Đằng sau việc nhiều doanh nghiệp được nước ngoài tặng xe sang
Cho tặng toàn xe sang
Theo một cán bộ hải quan chuyên trách khâu này, việc cho tặng xe là nhu cầu có thật. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại được cấp giấy phép nêu trên đều có ngành nghề đăng ký kinh doanh bán buôn, bán lẻ xe ô tô. Trong khi đó, nếu nhìn vào số lượng và các thương hiệu xe ô tô nhập khẩu trong năm 2021, dễ dàng nhận thấy đã có sự lợi dụng quy định nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại từ các doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô, bởi ô tô nhập khẩu đa số là loại xe hạng sang, trị giá cao, thậm chí có hiện tượng vài chủng loại xe được nhập khẩu hàng loạt như Toyota Sienna, Mercedes…
Video đang HOT
Lý do cho nhận xe thể hiện trong hồ sơ thủ tục nhập khẩu cũng khá chung chung và rất khó kiểm chứng. Cụ thể như các doanh nghiệp nước ngoài tặng xe thường nêu là do mối quan hệ kinh doanh, làm ăn qua một thời gian tốt đẹp nên muốn biếu tặng doanh nghiệp trong nước để tiếp tục nâng cao, mở rộng mối quan hệ gắn kết bền chặt hơn nữa; hoặc do phía doanh nghiệp tại Việt Nam đã hỗ trợ trong việc tiếp cận thị trường, tư vấn, giúp đỡ tìm hiểu chính sách, pháp luật đầu tư kinh doanh tại Việt Nam… Tất cả những lý do này đều rất chung chung, khó kiểm chứng trong khi trị giá món quà biếu tặng lại rất lớn.
Lách quy định nhập khẩu ô tô
Thực tế tìm hiểu cho thấy, đa số các doanh nghiệp được cho, tặng xe đều có ngành nghề kinh doanh bán buôn, bán lẻ ô tô. Nhiều trường hợp doanh nghiệp được tặng xe chỉ mới đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh vài tháng; thậm chí có trường hợp doanh nghiệp nêu có mối quan hệ làm ăn, cung cấp hợp đồng nhập khẩu, tờ khai hải quan nhưng chỉ cung cấp chứng từ thanh toán một phần do hợp đồng nhập khẩu thỏa thuận giữa 2 đối tác chưa đến hạn thanh toán; có trường hợp việc tặng xe có giá trị cao trong khi giữa người tặng xe và người nhận xe chỉ mới ký kết hợp đồng hợp tác làm ăn, tư vấn trong thời gian ngắn (1 đến 3 tháng). Đây đều là những trường hợp rất bất hợp lý.
Câu hỏi đặt ra là vì sao các doanh nghiệp không nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nếu thật sự là nhập khẩu để mua bán tại thị trường trong nước, mà lại chuyển sang hình thức nhập khẩu theo loại hình không thương mại. Lý do rất dễ hiểu. Theo quy định (Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô) thì điều kiện để được nhập khẩu xe ô tô là doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô do Bộ Công Thương cấp, mà muốn được cấp giấy phép này thì doanh nghiệp phải đầu tư để hội đủ các điều kiện theo quy định như: có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại nghị định này; có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam… Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu theo hình thức không nhằm mục đích thương mại chủ yếu là nhập khẩu đơn lẻ và thủ tục nhập khẩu cũng tương đối đơn giản, dễ dàng.
Cần xử lý sớm để tránh khiếu nại, thưa kiện
Theo số liệu thống kê của ngành Hải quan, hàng năm cả nước có chưa đến 10 nghìn xe ô tô nhập khẩu theo hình thức không nhằm mục đích thương mại, số lượng quá ít để có thể tác động đến chính sách quản lý nhập khẩu ô tô, cũng không ảnh hưởng gì đến nền sản xuất ô tô trong nước, vì đây chủ yếu là các loại xe hạng sang đáp ứng nhu cầu của một số ít khách hàng có thu nhập cao, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thị trường tiêu thụ xe ô tô tại Việt Nam. Trong khi đó, xe ô tô nhập khẩu theo hình thức không nhằm mục đích thương mại phải chịu sự kiểm tra an toàn và chất lượng nghiêm ngặt hơn, vì phải kiểm tra từng xe một so với xe ô tô nhập khẩu theo hình thức kinh doanh được kiểm tra theo từng lô hàng.
Thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nhập theo hình thức không thương mại và theo hình thức kinh doanh là như nhau. Do đó, số thu ngân sách từ xe ô tô nhập khẩu theo hình thức không thương mại ít rủi ro hơn về gian lận trị giá. Số thuế thu được gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đã làm tăng đáng kể số thu ngân sách nhà nước.
Mặc dù việc nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại không ảnh hưởng đến số thu ngân sách, nhưng thực tế cho thấy, cơ quan hải quan địa phương hiện không có đủ cơ sở kiểm chứng các chứng từ, tài liệu do DN nhập khẩu cung cấp và gặp nhiều khó khăn khi xem xét để giải quyết cấp giấy phép, nên phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục Hải quan, từ đó không đảm bảo thời gian cấp giấy phép theo quy định. Thực tế này dễ dẫn đến việc khiếu nại, thưa kiện và gây tâm lý bất an cho cán bộ, công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ.
Toyota Việt Nam tham gia triển lãm VIMEXPO 2021
Toyota Việt Nam tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 2 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2021 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội).
Tại Triển lãm, Toyota Việt Nam có gian trưng bày các phụ tùng được nội địa hóa và kết hợp trưng bày sản phẩm từ các nhà cung cấp.
Việc tham gia Triển lãm lần này thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp Việt cũng như cam kết đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Gian hàng của Toyota Việt Nam tại triển lãm VIMEXPO 2021
VIMEXPO 2021 là triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Việt Nam tổ chức, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo giới thiệu sản phẩm, trao đổi công nghệ, tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư.
Năm nay, triển lãm có quy mô 200 gian hàng với 5.000m2 trưng bày, trên 170 doanh nghiệp tham dự với nhiều thương hiệu hàng đầu đại diện cho các nhóm ngành Ô tô, Thiết bị và Phụ tùng; nhóm ngành Điện tử - Công nghệ cao và nhóm ngành Cơ khí.
VIMEXPO 2021 sẽ đón khách tham quan từ 10h00 đến 17h30 ngày 15/12/2021 và tiếp tục mở cửa từ 09h00 đến 17h30 các ngày 16 và 17/12/2021, kỳ vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tới tham quan.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi những nỗ lực của Toyota nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và phát triển mạng lưới các nhà cung cấp trong nước.
Trước đó, trong khuôn khổ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với Cục Công nghiệp - Bộ Công thương, Toyota đã tham gia hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo Chương trình phát triển Nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực, ô tô, điện tử, cơ khí vào tháng 10/2021; Tổ chức chuyến tham quan thực tế cho 20 doanh nghiệp phụ trợ tại 2 nhà cung cấp nội địa vào tháng 11/2021.
Rút gọn thủ tục ban hành quy định giảm phí, lệ phí: Khách mua ôtô ngóng chờ Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn xây dựng, ban hành Thông tư giảm phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Ngày 15/11/2021, Văn phòng Chính Phủ có văn bản chính truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc đồng ý với đề xuất của Bộ Tài...