Đằng sau việc đảo quốc Thái Bình Dương mời Mỹ xây căn cứ quân sự
Đảo quốc Palau đã mời Mỹ xây dựng một căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Đó là dấu hiệu cho thấy Thái Bình Dương đang trở nên ngày càng quan trọng về mặt chiến lược khi các quốc gia trong khu vực này chọn hợp tác với Washington hoặc Bắc Kinh.
Nhóm tàu sân bay Theodore Roosevelt di chuyển qua khu vực Thái Bình Dương hồi tháng 1/2020. Ảnh: Navy
Theo RT, không nhiều người ở phương Tây từng nghe nói về Palau, một quần đảo ở phía tây Thái Bình Dương. Nằm gần Papua New Guinea và Philippines, Palau có dân số khoảng 17.000 người, ít hơn mức trung bình của một thị trấn nhỏ.
Nhưng tầm quan trọng của đảo quốc này lại tỷ lệ nghịch với kích thước và quy mô dân số của nó. Thoạt nghe, có vẻ các đảo quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không liên quan nhiều đến thế giới chính trị đương đại, nhưng trên thực tế, chúng nằm ngay trung tâm của một trong những cuộc đấu tranh địa chính trị quy mô lớn của thế giới – “chiến tranh Lạnh” Mỹ – Trung.
Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, Palau được xem là một địa điểm chiến lược quan trọng bậc nhất.
Tom Fowdy, nhà phân tích người Anh về chính trị và quan hệ quốc tế, nhận định, khu vực Thái Bình Dương đã trở thành bàn cờ trong ván cờ quân sự giữa 2 nước, khi Trung Quốc tìm cách bao vây khu vực ngoại vi của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh nhắm mục tiêu cân bằng quân sự ở “sân sau” của mình.
Video đang HOT
Giữa Mỹ và Trung Quốc, Fowdy cho rằng Palau đã đưa ra lựa chọn của họ khi quyết định trở thành đối tác ngoại giao với Đài Loan, hòn đảo không nhận được nhiều sự ủng hộ của các đảo quốc trong khu vực Thái Bình Dương. Và giờ đây, Palau lại muốn mời Mỹ xây dựng một căn cứ quân sự ở quốc đảo này.
Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, những vùng đất rộng lớn ở Thái Bình Dương là khu vực mà Mỹ “thống trị” và có sức ảnh hưởng hơn cả. Sự xâm nhập của Washington vào khu vực Thái Bình Dương bắt đầu từ thế kỷ 19. Kể từ đó, Washington đã sáp nhập nhiều phần của Thái Bình Dương vào lãnh thổ như Hawaii, Guam, American Samoa, quần đảo Marshall…
Với sự bùng nổ của Thế chiến II và xung đột với Nhật Bản, chiến lược “nhảy đảo” của Mỹ đã biến khu vực này thành một khối quân sự chiến lược rộng lớn, củng cố vị trí cường quốc toàn cầu.
Tuy nhiên, cán cân quyền lực đang chuyển dịch. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một cường quốc thế giới và hiện đại hóa hải quân, cộng với ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này ở nhiều vùng biển, đã cho phép Bắc Kinh tạo ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương.
Mục tiêu của Bắc Kinh không phải là tranh giành quyền bá chủ với Washington, mà là để đạt được mục tiêu an ninh.
Dù Mỹ gán cho Trung Quốc cái mác “mối đe dọa”, nhưng thực tế Bắc Kinh đang bị “vây quanh” bởi hàng loạt căn cứ hải quân của Mỹ và các đồng minh.
Là một phần của chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Washington đã tìm cách tăng cường sức mạnh hải quân của mình trong khu vực.
Vậy Palau đang ở đâu trong bàn cờ chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc? Đảo quốc Thái Bình Dương này đã chọn đứng về phía Mỹ, khi là một trong những đảo quốc đồng minh của Đài Loan, trong khi không có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc.
Nhiều đảo quốc ở Thái Bình Dương cũng giống như Palau, liên minh với Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển và điều này khiến nhiều đảo quốc ở Thái Bình Dương thay đổi thái độ với Bắc Kinh.
Trung Quốc ngày càng thành công trong việc khiến các quốc gia Thái Bình Dương thân Đài Loan “thay lòng đổi dạ” bằng các cam kết đầu tư mà Đài Bắc không thể sánh được. Năm 2019, Kiribati và quần đảo Solomon lên tiếng ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.
Mỹ và các đồng minh lo ngại Palau có thể làm điều tương tự trước sức hút từ Trung Quốc, nhất là khi đảo quốc này đang gặp khó khăn trong phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Palau vẫn hợp tác với Đài Loan, theo Fowdy. Ngoài ra, đảo quốc này giờ đây còn hướng đến mục tiêu duy trì tầm quan trọng của mình bằng cách mời Mỹ lập căn cứ quân sự. Động thái này sẽ giúp Palau gia tăng ảnh hưởng và nhận được nhiều hỗ trợ ngoại giao. Không có lý do nào khiến Mỹ lại từ chối một lời đề nghị như vậy khi Washington đang tập trung cao vào việc quân sự hóa Khu vực Thái Bình Dương.
Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đứng ngoài cuộc. Các đảo khác như Tonga, Samoa hay Vanuatu đều nằm trong sáng kiến “Vành đai Con Đường” của Trung Quốc, và có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc đang cân nhắc xây dựng căn cứ trong khu vực.
Palau “ngoảnh mặt” với Trung Quốc không đồng nghĩa các đảo quốc khác trong khu vực cũng có khuynh hướng như vậy. Thậm chí, các đảo quốc khác còn hồ hởi khi hợp tác cùng Bắc Kinh chống lại sự “thống trị” hơn 7 thập kỷ của Mỹ và Úc tại khu vực.
Theo Fowdy, về bản chất, trò chơi chính trị lớn xuyên Thái Bình Dương đang nóng dần lên. Cả Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục lôi kéo các đảo quốc Thái Bình Dương đứng về phía họ, nhằm thực hiện các chiến lược lớn trong tương lai. Palau nhận thấy đây là một cơ hội và các đảo quốc Thái Bình Dương khác cũng vậy.
Nhật tăng cường hỗ trợ ông Nam Á
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi vừa kết thúc chuyến thăm các nước Đông Nam Á và quốc gia ở Thái Bình Dương Papua New Guinea để trấn an các nhà lãnh đạo khu vực về sự hỗ trợ của Tokyo trong thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, cũng như thảo luận việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại và thảo luận các cơ hội kinh tế mới.
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi (trái) và người đồng cấp Lào Saleumxay Kommasith tại cuộc gặp hôm 23-8. Ảnh: EPA-EFE
Chuyến công du của nhà lãnh đạo ngoại giao xứ hoa anh đào bắt đầu vào ngày 13-8 đã kết thúc tại Myanmar hôm 24-8 sau khi ông lần đầu gặp Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong khi cả 2 nhà lãnh đạo đồng ý mở cửa lại biên giới và nới lỏng các hạn chế đi lại, Ngoại trưởng Motegi cam kết cho Myanmar vay 30 tỉ yen (tương đương 283 triệu USD) để hỗ trợ ngân sách khẩn cấp và 15 tỉ yen để giúp các công ty vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hong Kong, Ngoại trưởng Motegi đã có các cuộc hội đàm tương tự ở Lào và Campuchia vào cuối tuần qua. Tại Lào, ông Motegi hứa viện trợ khoản tiền không hoàn lại trị giá gần 2 tỉ yen để Viêng Chăn nâng cấp trường học và 500 triệu yen để mở rộng các tuyến xe buýt. Trong khi đó tại Campuchia, ông Motegi cho hay Tokyo sẽ tiếp tục hỗ trợ Phnom Penh phát triển kinh tế thông qua kế hoạch xây dựng "hành lang kinh tế" hoặc các tuyến đường nối với Thái Lan và Việt Nam. Trước đó, Ngoại trưởng Motegi đã đến thăm Singapore và Malaysia từ ngày 13 đến 15-8. Tại 2 nước này, ông đã thảo luận với những người đồng cấp về thúc đẩy quan hệ song phương cũng như tình hình khu vực, bao gồm sự gia tăng căng thẳng ở Biển ông.
Chuyến thăm ông Nam Á của Ngoại trưởng Motegi diễn ra giữa lúc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và sự quyết đoán tại khu vực, bao gồm vấn đề Biển ông, cũng như mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Bắc Kinh và Tokyo trong tranh chấp quần đảo Senkaku/iếu Ngư trên biển Hoa ông.
David Arase, chuyên gia chính trị quốc tế tại Trung tâm ại học Nam Kinh (Trung Quốc) - một cơ sở của ại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định đại dịch COVID-19 đã mang lại cho Nhật Bản cơ hội tốt để thiết lập các mối quan hệ đối tác mới khi mà nước này chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Theo ông Arase, chuyến thăm của ông Motegi đến ông Nam Á rõ ràng là mang tính chất chính trị và chiến lược. Hồi tháng 7, Nhật Bản thông báo sẽ hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 11,6 tỉ yen (109 triệu USD) cho 5 nước sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, tại Papua New Guinea, Ngoại trưởng Motegi hôm 21-8 cam kết với Thủ tướng nước chủ nhà James Marape rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục "hỗ trợ mạnh mẽ", giúp quốc gia Thái Bình Dương phục hồi kinh tế. Ông Motegi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của "trật tự hàng hải tự do và cởi mở, dựa trên pháp quyền vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn ộ Dương - Thái Bình Dương". Trước đó, Tokyo hồi tháng 6 tuyên bố sẽ cung cấp cho Papua New Guinea 1,9 tỉ yen viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện an ninh hàng hải của nước này.
Căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ mở rộng căn cứ quân sự bí mật ở Thái Bình Dương Mỹ đang mở rộng căn cứ quân sự bí mật trên đảo Wake ở Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang. Tờ War Zone đưa tin, quân đội Mỹ có "những cải tiến đáng kể" cho căn cứ quân sự bí mật của nước này trên đảo Wake. Căn cứ quân sự này được cho...