Đằng sau thương vụ thoái vốn dự án đất vàng Sabeco
Góp vốn thành lập công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl chưa lâu, dự án “đất vàng” ở quận 1 TP. HCM vừa khởi động, Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bất ngờ công bố thoái vốn. Và quyền mua 26% cổ phần tại Sabeco Pearl được dành cho 3 công ty tư nhân khá kín tiếng….
Dự án Sabeco Pearl tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Điều lệ Sabeco và các biên bản tổng hợp ý kiến thành viên HĐQT ngày 30/5/2016, cùng ngày, HĐQT đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐQT thông qua việc thoái vốn đầu tư của Sabeco tại Sabeco Pearl. Sabeco đã báo cáo phương án thoái vốn tại Sabeco Pearl và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện trước khi chính thức thoái vốn.
Dự án Sabeco Pearl bán lúa non?
Cụ thể, Sabeco sẽ bán đấu giá 14.733.342 cổ phần, tương đương 26% vốn điều lệ của Sabeco Pearl. Với giá khởi điểm 13.247 đồng/CP, dự kiến Sabeco sẽ thu về tối thiểu 195 tỷ đồng. Việc bán đấu giá cạnh tranh cho các cổ đông sáng lập còn lại của Sabeco Pearl sẽ thực hiện ngay trong quý II/2016, tức là tháng 6 này.
Được biết, Sabeco Pearl có vốn điều lệ gần 566,7 tỷ đồng, mà Sabeco mới tham gia góp vốn liên doanh từ đầu năm 2015 để đầu tư dự án tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận I, TP HCM). Đây là khu “đất vàng” hiếm hoi có tới 4 mặt tiền gồm phố Đông Du, Thi Sách, Hai Bà Trưng, Công trường Mê Linh và rộng hơn 6.000m2. Hàng chục năm qua, Sabeco được thuê đất dài hạn để khai thác sử dụng.
Công ty Sabeco Pearl có 4 cổ đông sáng lập, gồm: công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An sở hữu 25%, công ty CP Đầu tư Mê Linh nắm 26%, Sabeco sở hữu 26% và công ty CP Attland sở hữu 23%.
Theo phương án thoái vốn, 3 cổ đông sáng lập còn lại của Sabeco Pearl được quyền ưu tiên tham gia đấu giá, mua toàn bộ 26% cổ phần còn lại. Hai công ty Hà An và Mê Linh có cơ hội nắm quyền chi phối tới 51-52% vốn tại Sabeco Pearl, nhờ đó sẽ nắm quyền quyết định tới việc triển khai đầu tư dự án cao ốc trên “đất vàng” Hai Bà Trưng.
Thị trường vẫn đang dõi theo cuộc đấu giá cổ phần Sabeco Pearl vì mức giá khởi điểm 13.247 đồng/CP được cho là quá “bèo” nếu so với quyền sở hữu, khai thác khu “đất vàng” hứa hẹn đem lại lợi nhuận “khủng” cho chủ đầu tư…
Video đang HOT
Điều khó hiểu là Sabeco vội vàng “bán lúa non” cổ phần tại Sabeco Pearl khi dự án cao ốc mới khởi động chưa lâu? Và ai trong số 3 cổ đông sáng lập sẽ là “ngư ông đắc lợi” khi nắm quyền chi phối tại Sabeco Pearl?
“Tư nhân hoá” đất vàng?
Do Sabeco chưa thực hiện thoái vốn hay niêm yết nên khó thâu tóm doanh nghiệp và quỹ đất đai rộng lớn. Một con đường thâu tóm khác là thông qua “góp vốn liên doanh” và thoái vốn hợp pháp.
Sau khi Sabeco góp vốn thành lập Sabeco Pearl, ngày 29/1/2016, công ty này đã giới thiệu dự án khu phức hợp căn hộ thương mại văn phòng tọa lạc tại khu “đất vàng” Hai Bà Trưng.
Dự án có hai toà tháp cao 36-48 tầng, trong đó có 9 tầng khối đế, còn lại chủ yếu là tầng căn hộ với diện tích đa dạng từ 68 105 m2… Dự án này ngay lập tức gây “sốt” trên thị trường bất động sản với mức giá được dự báo lên tới vài nghìn USD mỗi mét vuông.
Theo thông tin trên một số website về bất động sản, dự án toạ lạc tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng có tên là Saigon Me Linh Tower, do Sabeco Pearl là chủ đầu tư, liên doanh với Novaland Group phát triển dự án. Dù dự án chưa thi công xong móng nhưng đã có hoạt động huy động vốn, chào bán căn hộ…
Chuyện Sabeco góp vốn và rút lui cũng hé lộ vài chi tiết lạ thường. Tại ĐHCĐ thường niên 2016 ngày 27/5 vừa qua, cổ đông đã chất vấn HĐQT Sabeco về việc góp vốn bằng khu đất số 06 Hai Bà Trưng có phù hợp với chủ trương thoái vốn ngoài ngành đang thực hiện không và hệ quả về sau sẽ như thế nào.
Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco, cho biết khu đất số 6 Hai Bà Trưng được đưa vào góp vốn với tỷ lệ 26% vốn điều lệ của liên doanh. Sabeco không sở hữu khu đất này mà chỉ là được quyền Nhà nước ưu tiên cho thuê.
“Sabeco từng định làm trụ sở tổng công ty song lại vướng những quy định về đầu tư ngoài ngành và một số quy định khác nên “rất khó cho Sabeco theo đuổi những dự án như vậy. Nếu muốn làm dự án thì công ty phải đóng riêng số tiền đất rất lớn, lên tới 1.000 tỷ đồng theo định giá đất hiện hành”Ông Hà chia sẻ. Hơn nữa, Sabeco cũng không có nhu cầu sử dụng hết diện tích sàn xây dựng của dự án, mà cũng khó cho thuê lại vì vướng quy định.
Trong khi Sabeco có tiềm lực tài chính mạnh, vốn điều lệ hơn 6.412 tỷ đồng lại tỏ ra “đắn đo” trước số tiền đất lớn thì đối tác liên doanh Sabeco Pearl vốn nhỏ hơn lại sẵn sàng “mở hầu bao” mua đất.
Báo cáo tài chính của Sabeco Pearl cho hay, tại thời điểm 31/12/2015, công ty này đạt tổng tài sản hơn 1.018 tỷ đồng. Chủ yếu là các chi phí xây dựng cơ bản dở dang, lớn nhất là tiền sử dụng đất của khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (sau điều chỉnh) là 997,3 tỷ đồng.
Điểm lạ nữa, ĐHCĐ thường niên 2016 không hề đề cập đến việc Sabeco sẽ thoái vốn khỏi liên doanh Sabeco Pearl hay việc thay đổi chủ trương đầu tư dự án số 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Do đó, động thái Sabeco “rút chân” vội vàng khỏi Sabeco Pearl chỉ ba ngày sau Đại hội cổ đông càng làm dấy lên nghi vấn về con đường “tư nhân hoá” đất vàng ở Sabeco.
Khánh An
Theo_VnMedia
TP.HCM: Mạnh tay rà soát 'đất vàng'
Do chậm triển khai dự án, nhiều khu "đất vàng" ở TP.HCM đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi.
"Đất vàng" làm bãi giữ xe
Từ năm 2007, UBND TP.HCM đã quy hoạch 20 ô đất (khoảng 50ha) thuộc những vị trí "vàng" tại khu trung tâm thành phố để kêu gọi nhà đầu tư (NĐT) có tiềm lực. Tuy nhiên, trong tất cả những khu đất vàng đã có chủ trên, chỉ duy nhất có 4 NĐT đã triển khai dự án hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác. Còn lại những khu đất lớn khác, nằm ở những vị trí khá đắc địa trong hơn 10 năm qua vẫn chưa khởi động. Đa số các khu đất này được chủ đầu tư (CĐT) cho thuê lại để làm bãi giữ xe nhằm "chờ thời cơ" tốt để phát triển dự án.
Đơn cử, sở hữu vị trí đắc địa, khu đất tại số 117 - 119 ở khu phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) lại là một bãi giữ xe máy, ô tô. Được biết, khu đất này có diện tích khoảng 2.724m2, được phê duyệt xây dựng dự án BIDV Tower do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) làm CĐT. Theo đó, nếu xây dựng tòa nhà này sẽ cao tới 40 tầng, nhưng dự án này hiện đã nằm bất động hơn 8 năm.
Tương tự, khu đất tọa lạc mặt tiền đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, ngay cạnh tòa Diamond Plaza sang trọng bậc nhất khu trung tâm thành phố cũng đang là một bãi giữ xe lớn. Được biết, khu đất này là dự án Lavenue Crown do liên danh giữa Công ty CP Kinh Đô, Công ty TNHH Quản lý Kinh doanh nhà TP.HCM và Mayflower Investment góp vốn đầu tư. Mặc dù bên ngoài đã được quây tôn, với những hình ảnh hiển thị rất hoành tráng của dự án nhưng bên trong vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án triển khai.
Từ năm 2007, UBND thành phố đã phê duyệt cho Công ty CP Sài Gòn Kim Cương đầu tư dự án tòa tháp SIC Tower tại khu đất nằm 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực. Tòa tháp SIC Tower nếu được xây dựng sẽ cao 52 tầng và có tổng vốn đầu tư trên 137 triệu USD. Thế nhưng, hiện tại khu đất này cũng đang sử dụng để làm bãi giữ xe
Ngoài ra, một dự án nằm trên khu "đất vàng" ngay giao lộ Lê Hồng Phong - 3/2 với kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế, do Tập đoàn Berjaya triển khai cũng chưa mấy tiến triển so với những cam kết hoành tráng ban đầu và hiện một phần của dự án cũng dành để giữ xe.
Mạnh tay rà soát, thu hồi
Có nhiều nguyên nhân được NĐT lý giải cho sự chậm trễ triển khai dự án ở các khu "đất vàng". Trong đó, thủ tục chậm, vướng giải phóng mặt bằng, thời gian qua thị trường ảm đạm, việc triển khai dự án không đúng lúc, sản phẩm không bán được sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bài toán kinh doanh của NĐT...
Tuy nhiên, những doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, trúng thầu các dự án "đất vàng" thường là liên doanh hoặc doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm qua nhiều cuộc khủng hoảng của thị trường. Vì thế, rất khó thuyết phục khi các doanh nghiệp đưa ra lý do là không đoán được những biến động của thị trường, vì chiến lược và tầm nhìn mang tính chất dài hạn nên chậm triển khai?
Do đó, để tránh lãng phí nguồn lực và cơ hội của những NĐT khác, mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo rà soát và xử lý các dự án đã được cấp phép xây dựng nhưng chậm triển khai thực hiện trên địa bàn khu trung tâm, thành phố. UBND TP giao Sở Xây dựng có thông báo bằng văn bản gửi CĐT của dự án phải khẩn trương triển khai thực hiện lại dự án theo đúng nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp trong thời hạn 6 tháng (kể từ ngày ban hành thông báo này) để sớm đưa công trình vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị khu trung tâm thành phố.
Quá thời hạn nêu trên mà CĐT vẫn chưa triển khai thực hiện lại dự án, Sở Xây dựng sẽ căn cứ Luật Xây dựng năm 2014, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng có liên quan để xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định pháp luật.
Theo đó, thành phố sẽ chia các dự án chậm triển khai thành nhiều nhóm (nhóm dự án có giấy phép hết hạn, nhóm dự án đã triển khai một phần nhỏ nhưng nay làm bãi giữ xe, quán ăn (sẽ thông báo cho CĐT triển khai theo giấy phép) và các dự án bỏ hoang) để có hướng xử lý thích hợp.
Đối với dự án đã tháo dỡ hiện trạng cũ và hiện đang cho thuê kinh doanh các loại hình ăn uống, giữ xe... sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận 1 và quận 3 rà soát, thu hồi các giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp, không cấp mới hoặc gia hạn giấy phép đăng ký kinh doanh tại địa điểm nêu trên.
Đặc biệt, trong cuộc họp báo mới đây, Thành phố và các sở ngành cũng chia sẻ quan điểm sẽ không cấp phép đầu tư mới cho CĐT các dự án nói trên khi chưa hoàn thành dự án.
Theo Doanh nhân Sai Gon
Chờ đón các thương vụ M&A ngân hàng trong 2016 Mùa ĐHCĐ ngân hàng gần kề cũng là thời điểm để thị trường, nhà đầu tư, cổ đông nghe ngóng về các thương vụ sáp nhập, hợp nhất (M&A) trong lĩnh vực này. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho hay là sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý sở hữu chéo, nhằm lành...