Đằng sau sự ủng hộ dành cho lãnh đạo Kim Jong-un
Bất chấp báo chí nước ngoài đa số nói về Triều Tiên như một nước nghèo khổ, hiếu chiến, lãnh đạo Kim Jong-unvẫn là người được yêu mến tại Triều Tiên. Vì sao?
Lãnh đạo Kim Jong-un vẫn giành được sự ủng hộ cao trong nước – Ảnh: AFP
Người dân Triều Tiên vẫn dành sự ủng hộ cho lãnh đạo Kim Jong-un bất chấp những thông tin trái chiều về ông cũng như “sự tức giận” về nền kinh tế kém phát triển của nước này, kênh Fox News (Mỹ) hồi cuối tháng 8 dẫn một khảo sát cho biết.
Khảo sát ấy do Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất, thuộc Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) thực hiện với hơn 100 người đào tẩu khỏi Triều Tiên. Kết quả có 63% người được hỏi khẳng định rằng ông Kim Jong-un đang nhận sự ủng hộ của người dân trong nước.
Theo đó, nếu như hình ảnh ông Kim Jong-un xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước ngoài là một người đàn ông mập mạp, có kiểu tóc “không giống ai”, thì người Triều Tiên lại ca ngợi lãnh đạo của mình là người thu hút, lôi cuốn, trang tin chuyên về Triều Tiên NK News cho biết hôm 28.9.
Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng nhất khiến người Triều Tiên quý mến ông Kim Jong-un là ngoại hình của ông, hay đúng hơn là việc lãnh đạo trẻ này có nét giống đặc biệt với ông nội của mình, cố Chủ tịch Kim Il-sung ( Kim Nhật Thành), theo NK News.
Ông Kim Il-sung là người khai sinh ra nước CHDCND Triều Tiên và vẫn là vị lãnh tụ được nhân dân nước này dành tình cảm đặc biệt. Theo đánh giá của NK News, cơ quan thông tấn Triều Tiên luôn muốn làm bật lên nét tương đồng về ngoại hình của ông Kim Jong-un và ông Kim Il-sung.
Video đang HOT
Thứ hai, những khó khăn chất chồng về kinh tế của giai đoạn thập niên 1990 là lúc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), cha của lãnh đạo hiện tại Kim Jong-un. Theo NK News, hầu hết những người Triều Tiên trải qua khó khăn đều có xu hướng đổ lỗi cho ông Kim Jong-il, và việc ông Kim Jong-un lên lãnh đạo năm 2011 dẫu sao cũng là một sự thay đổi.
Và trong khi những ấn tượng về ông Kim Il-sung vẫn sâu đậm trong lòng người Triều Tiên, việc ông Kim Jong-un nắm quyền trong một dáng vóc rất giống với ông nội cũng có thể mang đến sự trấn an về mặt tinh thần cho người dân nước này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bình Nhưỡng rực rỡ pháo hoa kỷ niệm ngày Chiến thắng
Triều Tiên đã kỷ niệm 62 năm ngày ký kết hiệp định ngừng bắn, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên (27/7/1953 - 27/7/2015) bằng một màn pháo hoa rực rỡ tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Các cựu chiến binh Triều Tiên thưởng thức màn pháo hoa rực rỡ. (Ảnh: Telegraph)
Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc sau khi đạt được hiệp định đình chiến vào ngày 27/7/1953. Về mặt lý thuyết, hiện hai miền Nam, Bắc trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Phía Bình Nhưỡng chọn ngày 27/7 là ngày kỷ niệm chiến thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. (Ảnh: Telegraph)
Các cựu chiến binh Triều Tiên trong lễ kỷ niệm. (Ảnh: Telegraph)
Các đại biểu tụ họp trước tượng đài hai cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, dự lễ kỷ niệm 62 năm ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên tại Binh Nhưỡng. (Ảnh: Telegraph)
Người dân Triều Tiên mặc đồ truyền thống, nhảy tại quảng trường ở trung tâm Bình Nhưỡng trong ngày Chiến thắng. (Ảnh: Telegraph)
Triều Tiên rầm rộ kỷ niệm ngày Chiến thắng (Ảnh: Telegraph)
Truyền thông Triều Tiên trước đó đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đêm 26/7 đã tới viếng cố lãnh tụ Kim Jong-il và Kim Nhật Thành tại Cung điện Mặt Trời nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (27/7/1953-27/7/2015). (Ảnh: Telegraph)
Hình ảnh chụp tại Cung điện Mặt trời của Triều Tiên. (Ảnh: Telegraph)
Bạch Trúc
Theo Dantri/Telegraph
Ông Kim Jong-un xa rời chính sách 'ưu tiên cho quân đội'? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho đang quay lưng với chính sách "ưu tiên hàng đầu cho quân đội" mà cả cha và ông nội của ông đều chú trọng, cùng lúc cũng xem nhẹ việc tôn sùng cố lãnh đạo. Ông Kim Jong-un (áo trắng, quay mặt về phía màn hình) bên trong nhà ga sân bay mới -...