Đằng sau sự tăng trưởng bất chấp dịch bệnh và suy thoái toàn cầu của Viettel Global
Chiến lược đầu tư mạnh cho hạ tầng, thay đổi nhanh chóng với các biến động của thị trường, đồng thời nhìn ra cơ hội trong đại dịch Covid-19 ở nhiều thị trường quốc tế khi người khác chỉ thấy rủi ro, đã giúp Viettel Global tăng trưởng 10% trong bối cảnh các doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới đều suy giảm.
Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel ( Viettel Global) công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 8.625 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ viễn thông đạt 8.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.182 tỷ đồng, lãi ròng đạt 788 tỷ đồng, tăng 9,2%.
Cả 3 thị trường kinh doanh là châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á đều tăng trưởng dương, trong đó châu Phi tăng trưởng 2 chữ số. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của Viettel Global liên tục tăng trong thời gian gần đây và 6 tháng đầu năm 2020 đạt tới 38%.
Tại Haiti, Viettel Global với thương hiệu Natcom vẫn tăng trưởng 2 con số ngay trong dịch Covid-19. Dự kiến, cả năm 2020, Natcom vẫn tăng trưởng doanh thu 15%.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, thống kê từ Global Data ghi nhận, hầu hết doanh nghiệp lớn nhất ngành viễn thông tăng trưởng âm. China Mobile ghi nhận 8 triệu thuê bao rời mạng.
China Telecom và China Unicom sụt giảm lần lượt 5,6 triệu thuê bao và 1,2 triệu thuê bao. Covid-19 đã làm doanh thu của AT&T giảm 600 triệu USD còn BT cũng đánh mất 7% doanh thu và 11% lợi nhuận sau thuế. Với Telefonica, 6 tháng đầu năm thậm chí còn giảm 10% doanh thu, lợi nhuận giảm tới 53%.
Vì sao Viettel Global vẫn tăng trưởng và cải thiện lớn về hiệu quả hoạt động giữa thời Covid-19?
Cơ hội từ Covid-19
“Thái độ và hành động đúng đắn, thần tốc trong chống dịch Covid-19 của Viettel ở thị trường là yếu tố tạo nên sự khác biệt”, ông Đỗ Mạnh Hùng – Tổng giám đốc Viettel Global nhận xét. Vị lãnh đạo này cho biết, nhờ được thừa hưởng các kinh nghiệm triển khai chống dịch của Viettel ở Việt Nam mà các công ty con tại thị trường quốc tế phản ánh nhanh hơn tất cả các nhà mạng khác.
Tại Tanzania (châu Phi), Viettel Global với thương hiệu Halotel đạt mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ đứng thứ 2 trong số tất cả các thị trường quốc tế mà Viettel đầu tư (chỉ sau Myanmar).
Video đang HOT
Gói tài trợ trị giá 320.000 USD cho Chính phủ Lào để chung tay chống Covid-19 nhanh chóng được Unitel (thương hiệu Viettel tại Lào) trao tặng. Đi kèm với đó là miễn cước viễn thông cho cán bộ trong Ban điều hành, y, bác sĩ đi chống dịch; hỗ trợ Hệ thống cầu truyền hình để đảm bảo công tác chỉ đạo từ xa chống Covid-19…
Không chỉ ở Lào mà Campuchia, Myanmar, Haiti, Tanzinia… các công ty con của Viettel Global đều thực hiện các biện pháp tương tự. Hành động nhanh, hiệu quả khi đem đến hạ tầng công nghệ cũng như các ứng dụng phù hợp giúp Chính phủ chống dịch Covid-19 là điểm sáng của thương hiệu Viettel ở các thị trường.
Đi cùng với dấu ấn về thương hiệu, chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ được Viettel Global triển khai tại tất cả các thị trường là nhân tố quan trọng giúp các công ty con tăng trưởng trong dịch Covid-19. Một ví dụ điển hình là Viettel Haiti, nhờ đẩy mạnh chuyển dịch số cũng như cung cấp các giải pháp hỗ trợ làm việc tại nhà, nguồn thu từ các dịch vụ mới và chuyển đổi số trong quý 1/2020 tăng trưởng 402% so với cùng kỳ năm 2019. Theo dự kiến, Viettel Haiti dự kiến tăng trưởng tới 15% trong năm 2020.
Hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ kể từ đầu năm 2020 là chiến lược đầu tư mạnh cho hạ tầng được thực hiện trong năm 2019. Thêm vào đó là những điều chỉnh linh hoạt về chiến thuật kinh doanh cho phù hợp với từng thị trường. Tại Myanmar, nhờ việc phủ sóng 4G rộng khắp hơn hẳn đối thủ, tham gia thị trường eSports sớm hơn, kết hợp bán chéo dịch vụ với gần 8.000 cửa hàng điện thoại trên toàn quốc… Mytel đã vượt mốc 10 triệu thuê bao từ tháng 6/2020.
Tương tự, Halotel (Viettel Tanzania) cũng có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ tới 36% – mức tăng trưởng tốt nhất trong 8 thị trường nước ngoài, chỉ sau thị trường Myanmar (Mytel) – mới kinh doanh được 2 năm và tăng trưởng 44%.
Chiến lược tập trung vào khách hàng có doanh thu cao
Trong số các chiến lược được thực thi có hiệu quả từ năm 2019 và tiếp tục có hiệu quả trong đại dịch Covid-19 của Viettel Global, tập trung vào nhóm khách hàng Arpu cao (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao) là nhân tố quan trọng. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ, tiêu dùng data lớn cũng như các dịch vụ số thời thượng là trọng tâm.
Mytel đang là động lực tăng trưởng lớn nhất của Viettel Global. Thương hiệu của Viettel tại Myanmar có chiến lược tăng trưởng thành công với nhóm khách hàng có ARPU cao.
Tại Myanmar – thị trường quốc tế lớn nhất của Viettel, ngay từ đầu, Mytel định vị là một thương hiệu trẻ trung, hiện đại và năng động. Trong chiến lược hợp tác với đối tác, Mytel cũng chọn các nhóm hàng hoá, dịch vụ cung cấp tới được các khách hàng Arpu cao như đài truyền hình Skynet, Cookie TV, và khoảng 8.000 cửa hàng phân phối smartphone trên toàn quốc… Hay việc tài trợ độc quyền cho hầu hết các đội game mạnh nhất và bình luận viên game (streamer) nổi tiếng nhất Myanmar… cũng nhắm vào nhóm khách hàng tiêu dùng data lớn.
Tại Haiti, Natcom có chiến lược riêng cho nhóm khách hàng trung lưu và giàu với gói cước có giá bình quân từ 5 USD trở lên. Với Tanzania, trong 5 tháng đầu năm, số lượng thuê bao Data với mức doanh thu bình quân trên đầu người (ARPU) cao tăng liên tục trong 8 tháng gần đây (gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái) đã góp phần nâng mức ARPU trung bình của Halotel tăng 12% so với cùng kỳ tháng 5/2019.
Tại Mozambique, Movitel dồn lực cho thị trường cho thành phố bằng cách cải thiện rất mạnh chất lượng dịch vụ ở khu vực này với các gói cước mới được thiết kế riêng cho khách hàng ARPU cao. Bên cạnh đó, Movitel cũng tung ra gói cước không giới hạn thoại và data với chính sách linh hoạt dành cho khách hàng tiêu dùng từ 10 USD/tháng trở lên ở khu vực thành thị.
Cùng với các giải pháp này, lực lượng bán hàng trực tiếp và tinh nhuệ nhất được ưu tiên cho thị trường thành thị.
Nhờ việc tập trung hơn vào các khách hàng có Arpu cao và tăng tỷ lệ trong tổng khách hàng của Viettel Global, hiệu quả kinh doanh của công ty được cải thiện lớn bởi đây là nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận lớn nhất. Đây cũng là nhóm khách hàng giúp doanh thu Viettel Global tăng trưởng trong dịch Covid-19.
Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel hoạt động ra sao giữa đại dịch Covid-19?
Trên thị trường, các cổ phiếu "họ" Viettel đều đang giao dịch trên sàn UpCOM và gần như đã phục hồi về vùng giá trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Ảnh minh họa.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp "họ" Viettel chịu ít nhiều ảnh hưởng tuy nhiên về cơ bản hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn duy trì sự ổn định trong 6 tháng đầu năm 2020.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - mã VGI) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 6% lên 4.309 tỷ đồng. Với giá vốn được tối ưu, lãi gộp tăng trưởng tới 15%, đạt 1.658 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp ở mức 38,5%.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tích cực nhưng do lỗ chênh lệch tỷ giá nên lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 15 tỷ đồng, giảm 98,5% so với quý II/2019. Lỗ ròng sau thuế hơn 123 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 682 tỷ đồng trong đó lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng.
Dù vậy, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lũy kế 6 tháng đầu năm của Viettel Global vẫn tăng gần 6% so với cùng kỳ, đạt 763 tỷ đồng nhờ báo lãi đột biến trong quý đầu tiên của năm. Doanh thu nửa đầu năm cũng tăng gần 19% so với cùng kỳ, đạt 8.613 tỷ đồng.
Với thị trường Global của Viettel tại châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á đều tăng trưởng dương, trong đó châu Phi tăng trưởng 2 chữ số. Khu vực Đông Nam Á vẫn đóng vai trò chủ đạo với hơn 4.400 tỷ doanh thu và 1.085 tỷ đồng lợi nhuận.
Các công ty liên kết, đặc biệt là Viettel Myanmar - đơn vị vận hành mạng Mytel - tiếp tục đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Viettel Global. Sau khi tăng trưởng gấp đôi trong quý 1, tổng doanh thu các công ty liên kết của Viettel Global (gồm Viettel Myanmar, Star Telecom và Metcom) tiếp tục tăng 50% trong quý II. Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu của các công ty này tăng 76%, từ 5.300 tỷ lên 9.322 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tổng CTCP Công trình Viettel (mã CTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 với doanh thu thuần 1.305 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng tới 47% lên đạt 83,6 tỷ đồng tương ứng biên lãi gộp 6,4%, cải thiện đáng kể so với mức 4,7% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 21% so với cùng kỳ, đạt 47,6 tỷ đồng.
Nguồn thu chủ lực của CTR hiện vẫn là mảng Vận hành khai thác nhà trạm và ứng cứu thông tin khi đem về doanh thu 802 tỷ đồng. Mảng Giải pháp tích hợp và bán hàng thương mại cũng tăng trưởng tốt với doanh thu 255 tỷ đồng. Mảng BĐS đầu tư (hạ tầng cho thuê) đem về hơn 11 tỷ đồng doanh thu, con số lớn nhất từ trước tới nay. Ở chiều ngược lại, mảng xây lắp có sự sụt giảm trong quý 2 khi chỉ đem về 237 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn 33% so với quý trước và thấp hơn 34% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau 6 tháng đầu năm, CTR ghi nhận 2.686 tỷ đồng doanh thu và 98,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 11% và 28% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành xấp xỉ 50% chỉ tiêu đề ra. Trước đó tại ĐHĐCĐ diễn ra vào tháng 6, ban lãnh đạo CTR cho biết công ty không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Tương tự, Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettle Post - mã VTP) ghi nhận doanh thu quý II/2020 tăng tới 158% so với cùng kỳ lên 4.337 tỷ đồng. Giá vốn cũng tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp chỉ còn tăng 7,6% lên hơn 183 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp vỏn vẹn 4,2%. Sau khi trừ các chi phí phát sinh trong kỳ đồng thời ghi nhận khoản lợi nhuận khác, Viettel Post báo lãi sau thuế 103 tỷ đồng, tăng 16,7% so với quý II/2019.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Viettel Post đạt 6.797 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 125% và 21% so với nửa đầu năm 2019. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
CỔ PHIẾU PHỤC HỒI VỀ VÙNG GIÁ TRƯỚC DỊCH
Trên thị trường, các cổ phiếu "họ" Viettel đều đang giao dịch trên sàn UpCOM và gần như đã phục hồi về vùng giá trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Hiện VGI đang dừng ở mức 26.900 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa 81.879 tỷ đồng và là một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn UpCOM, thập chí lớn hơn rất nhiều Bluechips trên sàn HoSE.
Trong khi đó, cổ phiếu CTR hiện đang loanh quanh vùng đỉnh với 41.300 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh). Ngày 4/8 vừa qua, CTR đã chốt quyền nhận cổ tức với tổng tỷ lệ 26% bao gồm 10% bằng tiền và 16% bằng cổ phiếu. Cổ tức bằng tiền sẽ được chi trả cho cổ đông vào ngày 18/8 tới đây.
Tương tự như CTR, Viettel Post cũng vừa chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền (tỷ lệ 15%) và cổ phiếu (tỷ lệ 39,3%) là ngày 26/8 tới đây. Cổ tức bằng tiền dự kiến được chi trả vào ngày 15/9/2020. Ngoài ra, công ty sẽ phát hành thêm 23,43 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông. Hiện VTP là cổ phiếu có thị giá cao nhất trong nhóm Viettel với 132.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa xấp xỉ 7.900 tỷ đồng.
Về vấn đề thoái vốn, Công trình Viettel và Viettel Post đều nằm trong kế hoạch giảm vốn, thoái vốn của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong đó Viettel Post giảm từ 68,08% đến>50%, Công trình Viettel giảm từ 73,2% xuống>50%. Viettel đã thuê đơn vị thẩm định để định giá giá trị cổ phần và dự kiến hoàn thành các thủ tục giảm tỷ lệ sở hữu đảm bảo theo phương án cơ cấu lại và theo quy định pháp luật trong năm 2020.
Không thay đổi mục tiêu năm 2020 vì Covid-19, Viettel Global vẫn dự kiến tăng trưởng 10-15% Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/05/2020, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) cho biết: "Đến thời điểm này, chúng tôi tin tưởng là chưa phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng". Đại hội cổ đông của Viettel Global năm...