Đằng sau những lời mềm mỏng của Nga-EU ở Ukraine
Nga, EU cùng thiệt hại, Kiev và ly khai có những dấu hiệu xuống thang. Phần chìm của tảng băng đang ẩn chứa điều gì?
Phẩn nổi của tảng băng Nga-phương Tây
Truyền hình Nga ngày 10/12/2014 đăng tải đoạn phỏng vấn với Thủ tướng Dmitry Medvedev. Và cũng trước đài truyền hình của quốc gia, vị lãnh đạo nhà nước này thừa nhận những điềm xấu mà nước Nga đang phải đối mặt.
“Tỉ giá đồng rúp suy yếu đang làm tổn thương nước Nga. Chúng ta sẽ mất hàng chục tỉ USD do các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến Ukraine.” – Ông Medvedev nói.
“Sự suy yếu của đồng rúp sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, đặc biệt là ngân sách. Hiện đồng tiền của chúng ta đã mất đến hơn 40% giá trị, và điều này thực sự không thuận lợi cho kinh tế đất nước” – Thủ tướng Nga nhận định.
Dường như ngày càng có nhiều sự thừa nhận đến từ chính quyền Moscow rằng họ đang gặp khó khăn, những khó khăn thực sự, chứ không phải lạc quan như ông Putin tuyên bố vài tháng trước rằng “mọi việc vẫn trong kiểm soát” hoặc “nước Nga có thiệt hại, nhưng không đáng kể…”
Tuy nhiên, thừa nhận thua thiệt, nhưng không phải chỉ mình Nga đau đớn. “Nếu họ tự tin làm Nga mất đi vài chục tỉ USD thì họ (EU) cũng gánh chịu những tổn thất tương tự. Và nên nhớ rằng, nền kinh tế của EU có một sức đề kháng không thực sự tốt” – ông Medvedev cảnh báo.
Thủ tướng Nga Medvedev thừa nhận sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt kinh tế trên truyền hình
Và đến lúc này, Moscow dường như cũng truyền tải đi thông điệp, đã đến thời điểm chấm dứt chuỗi ngày căng thẳng hại nhau để tìm đến một tương lai tươi sáng hơn giữa Nga và EU. Tương tự như cách mà Tổng thống Hollande của Pháp đã tuyên bố khi gặp ông Putin cách đây vài ngày: “Thời điểm để nắm bắt những cơ hội.”
Vốn đã biết trừng phạt của EU dành cho Nga, và trả đũa của Nga tặng cho EU, đều bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Và những gì trên cục diện Ukraine đã cho thấy hoàn toàn cởi mở.
Video đang HOT
Nga tiếp tục để ngỏ thời gian vài tuần để “nhóm tiếp xúc” tiếp tục có những cuộc hội đàm tìm giải pháp cho Ukraine. Trong khi trước đó, Tổng thống Poroshenko của Ukraine đã hoãn tất cả các cuộc gặp gỡ với phe đối lập. Nhiều người đã cho rằng Nga sẽ tức giận, nhưng không, Moscow tiếp tục cho Kiev thêm thời gian.
Còn bản thân Kiev, ngày 10/12/2014, họ cũng đã nói sẽ kéo dài lệnh ngừng bắn mang tên “Ngày yên tĩnh” với quân ly khai thêm một ngày (tính đến ngày 12/12/2014). Sở dĩ có quyết định này vì Kiev thấy phe ly khai đã có những dấu hiệu giảm các vụ khiêu khích một cách tích cực.
Dường như, tất cả các nút thắt ở Ukraine đều đã rất lỏng, và có vẻ chỉ cần các bên khẽ khêu nhẹ, mọi mâu thuẫn đều được hóa giải. Nhưng thực tế, đó chỉ là các tuyên bố phù hợp với quy tắc ứng xử quốc tế.
Tảng băng chìm và ngày trước cơn bão đổ bộ?
Mang những sự mềm mỏng của Nga, EU, ly khai, Kiev ra mà phân tích, thì dường như họ chỉ đang biểu diễn với nhau bằng một thứ ngôn ngữ ngoại giao tinh vi, còn thực tế, các bên đã quá hiểu cuộc chơi.
Trước tiên xét đến mối quan hệ Nga – EU. Dường như những cáo buộc Nga bơm vũ khí, hậu thuẫn ly khai, giật dây khủng hoảng ở Ukraine từ miệng các lãnh đạo EU đã vãn đi. Thậm chí, Nga và Pháp đang trong giai đoạn khá êm đẹp khi Paris xoa dịu Moscow để tìm cách giải quyết vấn đề thương vụ Mistral cho đẹp lòng Nga mà được lòng cả Mỹ.
Nhưng khi Pháp xoa, thì Đức lại giáng cho Nga những cáo buộc nặng nề. Họ thôi không nói về Ukraine, mà nói cả khối Liên Xô cũ đang bị Nga can dự. Moscow không chỉ là bàn tay đen ở Ukraine, mà tác động đến tất cả các quốc gia nhỏ muốn tìm về với văn minh phương Tây.
Thủ tướng Đức Merkel đã tự xóa vai trò cầu nối trong quan hệ Nga – phương Tây và đổi vai đó cho người Pháp
Có thể thấy, EU sử dụng chiến thuật xa luân chiến với Nga, hoặc nói nôm na là thay nhau vừa đấm vừa xoa. Cứ thế, hàng loạt ông lớn của EU và nhiều nhiều nước thành viên cỡ nhỏ làm Nga mệt lử với trò đổi vai của họ.
Và thực tế thì vòng vây của NATO vẫn siết chặt, vẫn vây kín Nga từ tứ phía, cả trên bộ, trên không và từ biển. Không tự nhiên Nga mang một loạt vũ khí phòng không của mình đến Moscow để thị uy. Không tự nhiên các tướng lĩnh của Nga, các chuyên gia quân sự Nga đăng đàn cảnh báo về nguy cơ bị NATO hay cụ thể là Mỹ tấn công phủ đầu.
Nga đang buộc phải đáp lại chiêu ngoại giao liên hoàn của EU bằng một lá bài duy nhất: kiên định giáng trả và giáng trả đích đáng đến cùng. Kiên định trong đường lối về Ukraine, kiên định đối đầu dù thiệt hại vô cùng, thậm chí Nga cũng đã giương giáo giương cung để chấp nhận chiến tranh toàn diện với NATO.
Phần chìm của tảng băng trong quan hệ Nga-EU, hay cụ thể là Nga-phương Tây ấy vẫn là rối rắm, phức tạp của những mâu thuẫn mang tính truyền kiếp. Thậm chí, người ta đã nghĩ đến chiến tranh lạnh để rồi một lần nữa hạ bệ Nga như người Mỹ đã làm với Liên Xô. Sẽ chẳng có gì tốt đẹp, thiện chí trong mối quan hệ như vậy.
Còn về phía Nga, tương tự như cách hành xử của EU, Moscow bắt đầu cho thấy sự mềm mại trong ngôn ngữ của mình.
Trước hết xét về vấn đề năng lượng của Nga với Ukraine. Đây là điểm nóng được EU quan tâm nhất, bởi an ninh năng lượng với Ukraine cũng đồng nghĩa với việc sống còn cho nguồn cung năng lượng của EU. Nên nhớ rằng 80% số dầu khí từ Nga sang châu Âu phải nhờ vào những đường ống qua lãnh thổ của Ukraine.
Nếu Ukraine no đủ, EU không cần phải bận tâm. Nhưng đằng này, Kiev đã không ít lần dọa EU về việc Kiev lạnh thì EU đừng hòng được ấm thân.
Năng lượng vẫn là chiêu bài khiến Nga áp đảo EU một cách tinh vi
Thực tế thì Nga đã phũ phàng cắt khí đốt của Ukraine từ hồi tháng 6/2014. Đến nay, đã gần nửa năm, dù Moscow đồng ý mở lại van khí đốt, nhưng nhiêu đó chưa đủ để EU yên tâm. Nga vui vẻ nhận 378 triệu USD của Ukraine để bán 1 tỷ m3 khí đốt cho tháng 12. Nhưng ngay sau đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga cũng đã yêu cầu Kiev phải mua cả gói tương đương với 4 tỷ m3 khí đốt. Bằng không, họ sẽ không bán.
Số tiền hơn tỷ USD đó Kiev sẽ lấy từ đâu? EU buộc sẽ phải móc hầu bao cứu trợ. Cách làm của Nga lúc này, họ không phũ phàng, thô thiển như trước mà tinh tế hơn, áp dụng đầy đủ những nguyên tắc của kinh tế thế giới để tạo sức ép cho chính phe đối lập.
Còn giữa Kiev và ly khai, thừa nhận rằng hai bên đều tỏ ra tích cực với hiệp định ngừng bắn. Các nhóm tiếp xúc hoạt động năng nổ, luôn đưa ra những thông tin đầy tính xây dựng cho báo chí. Nhưng thực tế, Ukraine vừa tăng cả trăm thiết bị vũ khí hạng nặng, còn ly khai cũng nhận được nhiều chuyến hàng viện trợ nữa từ Nga. Riêng bán đảo Crimea, Nga đã bố trí bảo vệ viên ngọc quý này có lẽ chỉ sau các biện pháp bảo vệ Moscow.
Tất cả các bên cùng hiểu rằng chiến thắng thuộc vệ kẻ mạng, và tất nhiên, bên nào cũng đang nỗ lực tăng cường thế mạnh cho mình. Chỉ có điều, sự chuẩn bị đó được đi vào bí mật, điềm tĩnh hơn, lặng lẽ hơn, nhưng thực chất là gần với cuộc sinh tử chiến hơn bao giờ hết.
Ukraine đang trong “Ngày yên tĩnh”, nhưng sau đó sẽ là gì, không ai có thể chắc chắn được điều gì nhưng cánh chim hòa bình thì chắc chắn chưa thể xuất hiện trên bầu trời nơi đây.
Theo NTD
Thủ tướng Medvedev: Nga tài trợ hơn 80 tỷ USD cho Ukraine
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, với những điều kiện ưu đãi về giá khí đốt cung cấp cho Ukraine bắt đầu từ những năm 90 đến thời điểm hiện nay, trên thực tế Nga đã tài trợ cho Ukraine hơn 80 tỷ USD.
Thông tin trên được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev công bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Nga ngày 10/12.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: RT)
Ông Medvedev nói: "Nga đã tài trợ cho Ukraine hơn 80 tỷ USD từ các khoản giảm giá khí đốt. Tôi muốn nói đến giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Moskva đã bán khí đốt cho Kiev với giá 40-50 USD/nghìn m3 và chỉ gần đây mới chuyển sang phương thức xác định giá cả văn minh".
Người đứng đầu chính phủ Nga tỏ ý lấy làm tiếc rằng các đối tác Ukraine rất hiếm khi đối đãi với Nga cũng bằng cách văn minh như vậy.
Ông Medvedev cho biết: "Thường thì đó là những cuộc trả giá vô tận, đôi khi gần ranh giới đe dọa, và rất thường xuyên, và đi cùng với việc trộm cắp khí đốt từ đường ống".
Theo ông Medvedev, để ngăn chặn lối hành xử này của đối tác, Nga đã chuyển sang hình thức hợp đồng mua bán và vận chuyển khí đốt với phía Ukraine.
Theo NTD
Nga kêu gọi người dân đừng hoảng hốt Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua (10/12) đã lên tiếng kêu gọi người dân Nga hãy kiên nhẫn, đừng để bị kích động hay rơi vào hoảng hốt khi đồng rúp sụt giảm thê thảm do giá dầu "lao dốc" và do các đòn trừng phạt từ phương Tây. Ông Medvedev cho rằng đồng tiền của Nga đang bị đánh giá thấp....