Đằng sau lựa chọn Ngoại trưởng mới của Tổng thống Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 20/1 đã bổ nhiệm cựu cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui-yong vào vị trí ngoại trưởng nước này, thay bà Kang Hyung-hwa.
Ông Chung Eui-yong (trái) gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng năm 2018. Ảnh: THX
Theo hãng thông tấn Yonhap, ông Chung Eui-yong từng đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên.
Quyết định bổ nhiệm ông Chung được đưa ra vài giờ trước khi diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Đây là động thái báo hiệu trọng tâm của Tổng thống Moon Jae-in trong năm cuối cùng tại vị sẽ dành cho những nỗ lực nhằm khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình với Bình Nhưỡng đang bị đình trệ.
“Tôi sẽ làm hết sức mình để chính sách đối ngoại mà chính quyền Tổng thống Moon Jae-in theo đuổi có thể mang lại kết quả tốt đẹp và bắt đầu tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”, ông Chung đề cập trong một thông cáo báo chí.
Việc ứng cử cựu cố vấn an ninh quốc gia vào vị trí người đứng đầu Bộ Ngoại giao và thời điểm ứng cử đã phần nào phản ánh nỗ lực và mong muốn của Tổng thống Moon Jae-in trong việc nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul cho biết: “Việc bổ nhiệm này đồng nghĩa với việc Tổng thống Moon sẽ thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên với cường độ cao hơn trong năm cuối tại vị, với sự hợp tác của chính quyền Tổng thống Biden cũng như các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản”.
Video đang HOT
Giáo sư Yang chỉ ra trong khi người tiền nhiệm Kang Hyung-hwa phần lớn phụ trách các vấn đề quốc tế nói chung thì ông Chung trước đây từng là “cánh tay phải” của Tổng thống Moon trong việc thực hiện hóa tầm nhìn về một hòa bình và hòa giải bền vững với Triều Tiên.
Ông Chung là người đảm trách nhiệm vụ “môi giới” cho các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Tháng 3/2018, sau 1 năm căng thẳng keo thang khi hai nhà lãnh đạo trao đã có những màn khẩu chiến khốc liệt, bao gồm cả đe dọa chiến tranh, cựu Cố vấn Chung đã đích thân đến thủ đô Washington để truyền đạt cho Tổng thống Trump rằng Chủ tịch Kim Jong-un muốn nói chuyện và “cam kết phi hạt nhân hóa”.
Ngay lập tức, nhà lãnh đạo Mỹ chấp nhận yêu cầu tổ chức cuộc họp thương đỉnh, và ông Chung lại một lần nữa là người thông báo thông tin này trong một cuộc họp báo không chính thức trong đêm diễn ra tại vườn Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại Bàn Môn Điếm tháng 6/2019. Ảnh: AFP
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần đầu tại Singapore vào tháng 6/2018 và ký một tuyên bố còn khá mơ hồ về tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh lần 2 vào tháng 2/2019 đã không có thêm kết quả và kể từ đó đến nay, tiến trình bị ngưng trệ. Trong hai lễ duyệt binh vào tháng 10/2020 và đầu năm nay, Triều Tiên đã hé lộ một vài vũ khí tên lửa mới và cam kết sẽ đẩy mạnh kho vũ khí hạt nhân.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 19/1, ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định chính quyền mới sẽ xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận và chính sách đối với Triều Tiên, bắt đầu bằng các cuộc tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Kurt Campbell – quan chức cấp cao về chính sách châu Á của Tổng thống đắc cử Biden – cho hay chính quyền mới sẽ phải sớm đưa ra quyết định svề cách tiếp cận của mình và không lặp lại thái độ trì hoãn như thời của cựu Tổng thống Barack Obama dẫn đến các bước đi “khiêu khích” của Bình Nhưỡng.
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới
Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống.
Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có 6 người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hùng mạnh hơn Mỹ trong 10 năm tới.
"Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy thái độ của người châu Âu với Mỹ đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết các quốc gia thành viên chủ chốt giờ đều cho rằng hệ thống chính trị Mỹ đã bị phá vỡ, Trung Quốc sẽ hùng mạnh hơn Mỹ trong vòng 10 năm tới và châu Âu không thể dựa vào Mỹ để bảo vệ họ", báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố hôm nay cho biết.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tại lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 ở thủ đô Washington hôm 19/1. Ảnh: AFP.
Cuộc khảo sát có tên "Khủng hoảng quyền lực Mỹ: Cách châu Âu nhìn nhận về nước Mỹ dưới thời Biden" được thực hiện hồi tháng 11 và 12 năm ngoái tại 11 quốc gia gồm Đan Mạch, Pháp, Anh, Đức, Hungary, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển, sau khi kết quả bầu cử cho thấy Joe Biden đánh bại Donald Trump.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra 53% người được hỏi tin rằng chiến thắng của Biden sẽ tạo ra những khác biệt tích cực đối với đất nước của họ và 57% nói chính quyền của ông sẽ có lợi hơn cho Liên minh châu Âu (EU). Đa số người tham gia khảo sát cũng tin EU nên tự chủ hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc đã bước sang giai đoạn đàm phán cuối cùng về Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI), bất chấp những lời kêu gọi nên cân nhắc thận trọng hơn từ tân tổng thống Mỹ. Nhiều nhà phê bình cũng cáo buộc thỏa thuận này làm tổn hại các giá trị của châu Âu, khi giải quyết thách thức nhân quyền liên quan tới cách xử lý vấn đề Hong Kong và Tân Cương của Trung Quốc.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu các chính sách của Biden có thay đổi thực trạng mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng như liên minh truyền thống xuyên Đại Tây Dương giữa Washington và Brussels sau khi chúng bị "xuống cấp" nghiêm trọng dưới thời Trump.
Dù Biden kêu gọi Mỹ và châu Âu thiết lập "mặt trận chung" chống Trung Quốc, khảo sát cho thấy dư luận châu Âu có thể sẽ là trở ngại cho tham vọng này.
"Những hoài nghi về Mỹ và những tác động từ chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia của Trump đã khiến nhiều người châu Âu bắt đầu thay đổi suy nghĩ về bản chất của liên minh xuyên Đại Tây Dương", báo cáo chỉ ra.
Khi được hỏi họ muốn quốc gia của họ làm gì nếu Mỹ vướng vào một cuộc xung đột, đa số người trả lời từ 11 quốc gia nói rằng thích ở vị trí trung lập.
"Châu Âu không ủng hộ Trung Quốc. Nhưng họ dường như muốn chọn con đường riêng hơn là đi theo chính sách đối phó Trung Quốc của Mỹ", báo cáo cho biết.
NATO và EU trông chờ sự hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden Ngày 19/1, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định NATO và Liên minh châu Âu (EU) trông đợi vào sự hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden để củng cố và tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương...