Đằng sau lời từ chối cầu con trai ở chùa Ngọc Hoàng của ông Obama
Trong chiều qua 25/5, khi đến thăm chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rất lịch sự từ chối gợi ý lời cầu nguyện ‘xin có một đứa con trai’ từ vị sư chùa.
Tổng thống Obama vào chùa Ngọc Hoàng
Tổng thống Obama có hai cô con gái: Malia (18 tuổi) và Sasha (15 tuổi). Cô con gái đầu Malia của Tổng thống sẽ nhập học Đại học Harvard vào năm tới. Xét theo văn hóa Việt Nam, gia đình Obama được xem là sinh con “một bề”, “không có con trai nối dõi tông đường”.
Khi được vị sư chùa Ngọc Hoàng hỏi cầu xin một đứa con trai, ông Obama đã nhanh chóng từ chối và trả lời: “Tôi thích con gái”. Vậy đâu là những lý do khiến ông Obama nhanh chóng đưa ra lời từ chối vốn là “mong ước” của không ít gia đình Việt Nam?
Tầm nhìn của một lãnh đạo hàng đầu thế giới
Tư duy sinh con phải có con trai, phải “có nếp có tẻ” đã hằn sâu vào tâm trí người Việt từ lâu. Không ít gia đình cố gắng sinh tới 4, 5 lần để có được một cậu con trai. Nhiều người vì không sinh được con trai mà lao tâm khổ tứ, thậm chí tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Gần đây, khi khoa học kỹ thuật trong ngành y tế phát triển vượt bậc, giới tính thai nhi có thể được xác định ngay trong bụng mẹ, thì việc “cố gắng” sinh con trai đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với mỗi gia đình.
Nhưng đi kèm với ước nguyện có con trai của mỗi gia đình là một mối nguy cho dân số Việt Nam trong tương lai. Năm 2014, Tổng cục dân số thống kê tỷ lệ giới tính khi sinh ở Việt Nam vào khoảng 114 bé trai/100 bé gái.
Gia đình nhỏ của ông Obama. (Ảnh: Huffington Post)
Với tỷ lệ chênh lệch giới tính như hiện nay, trong 15 năm nữa Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 3 triệu đàn ông. Tình trạng này cũng đang xảy ra ở nhiều nước Á Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, những quốc gia quan niệm “sinh con trai để nối dõi tông đường”.
Còn về phần ông Obama, hẳn ông không muốn nước Mỹ bị “dư thừa” đàn ông giống Việt Nam hay Hàn Quốc. Ngoài ra, các con của ông đều đã lớn và sắp vào tuổi trưởng thành. Thật khó có khả năng vị Tổng thống Mỹ sẽ “động viên” người vợ của mình sinh thêm một đứa con nữa chỉ để “có nếp có tẻ”.
Nam nữ bình đẳng và tình yêu vô bờ bến dành cho người vợ
Video đang HOT
Chống bất bình đẳng nam nữ là một phần trong chính sách đối nội của ông Obama suốt 2 nhiệm kỳ Tổng thống. Ở thông điệp Liên bang cuối cùng phát đi hôm 12/1, ông Obama có nói trước Quốc hội Mỹ: “Chúng ta phải đảm bảo người lao động được trả thu nhập bình đẳng cho những công việc bình đẳng”.
Không chỉ có Tổng thống Obama, mà bản thân Đệ nhất phu nhân Michelle cũng là một nhà hoạt động xã hội luôn cố gắng đấu tranh không ngừng cho bình đẳng giới. Việc này đến từ quá khứ dữ dội từ thuở nhỏ, như bà nhắc tới trong một bài phát biểu hồi tháng 3 năm nay ở Buenos Aires, Argentina:
“Giáo viên trước kia không nghĩ tôi và các bạn nữ khác đủ thông minh để học trên lớp. Họ thường gọi những học sinh nam phát biểu, dù trên thực tế học sinh nữ mới là người đạt điểm cao hơn. Mọi người thường nghĩ phụ nữ không nên có tham vọng: Họ hỏi anh trai tôi về sự nghiệp anh ấy hướng tới, nhưng chỉ hỏi tôi sau này muốn cưới một người thế nào”.
Ông Obama bên hai cô con gái. (Ảnh: Getty Images)
Là người luôn dành tình yêu lớn của cả cuộc đời mình cho Michelle, ông Obama không có lý do gì phải “cầu xin” để có một đứa con trai. Ông Obama sẽ không bao giờ làm một việc khiến Đệ nhất phu nhân rơi vào những đau đớn trong quá khứ, khiến bà phải chịu tổn thương từ người bà thương yêu nhất.
Ông Obama cũng từng phát biểu về vấn đề bình đẳng giới trong công việc, nói ông muốn con gái mình và những phụ nữ khác phải được trả thù lao tương xứng như các đồng nghiệp nam: “ Sao tôi lại muốn vợ con mình phải chịu phân biệt đối xử chứ? Việc này không hợp lý chút nào cả”.
Với ông Obama, tư tưởng nam nữ bình đẳng có lẽ xuất phát từ việc ông được lớn lên xung quanh những người phụ nữ “vĩ đại” của gia đình, những người giúp ông có được thành công như ngày hôm nay:
“Bà và mẹ ngày xưa luôn thúc giục tôi trở thành một người xuất sắc. Họ không bao giờ chấp nhận những lời viện cớ mỗi khi tôi gặp thất bại. Bà và mẹ luôn thúc giục và động viên tôi, đặc biệt là những thời điểm khó khăn. Đó như một phước lành với tôi vậy”.
“Vì bố là tất cả”
Ông Obama hiểu rõ những khó khăn của con gái mình khi có một ông bố là Tổng thống Mỹ, nhất là khi những cô bé phải sống trong Nhà Trắng ở độ tuổi mới lớn. Khi bước vào Nhà Trắng, Malia 10 tuổi, còn Sasha mới có 7 tuổi.
Ông Obama trong một lần đến xem con gái thi đấu bóng rổ. (Ảnh: Huffington Post)
Giờ cả hai đã là thiếu nữ. Do vậy, ông Obama từng thừa nhận việc hai cô con gái đôi lúc cảm thấy hơi “xấu hổ” vì phải chịu sự chú ý quá mức. Vì thế ông luôn dành nhiều lời khen cho các cô con gái, dù phải “hạ thấp” bản thân để làm điều đó.
“Thực ra, có con gái là một điều thật tuyệt vời”, ông Obama trả lời phỏng vấn tờ Extra năm ngoái. “Bạn biết rồi đó, các cô con gái của tôi học tập và làm việc chăm chỉ còn hơn cả tôi khi còn nhỏ. Quan trọng nhất là chúng luôn tốt bụng, tôn trọng người khác và không ra vẻ thái độ”, ông Obama nói.
Bản thân ông Obama trên cương vị Tổng thống mỹ cũng không bao giờ quên đi trách nhiệm của một người cha. Ông từng trực tiếp đến xem con gái mình chơi thể thao ở trường giống như mọi ông bố bình thường khác.
Thậm chí Tổng thống Mỹ hồi năm 2012 còn “bật mí” ông từng tư vấn chiến thuật cho HLV đội bóng rổ của con gái Sasha. Nhờ đó, đội của cô bé đã vô địch!
Một ông bố tuyệt vời như vậy, liệu có khi nào dám làm con gái mình cảm thấy buồn tủi chỉ vì chúng sinh ra với giới tính nữ?
Hải Sơn
Theo Vn Tin nhanh
"Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của ông Obama"
Đây là nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia khi nói về mối quan hệ Việt - Mỹ dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama trong buổi chiêu đãi nhà nước.
- Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và triển vọng quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới?
- Về mặt ngoại giao, chuyến thăm của ông Obama là để đáp lễ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tới Washington vào năm 2013. Nhưng điều quan trọng hơn, chuyến thăm là biểu hiện rõ nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á - Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama đã cam kết tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm, được đề cập trong Hiệp định Đối tác toàn diện năm 2013, bao gồm hợp tác kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, an ninh, quốc phòng, trao đổi nhân dân, nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Hai bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế cao cấp để giám sát hợp tác song phương theo thỏa thuận này.
- Cho đến thời điểm này, kết quả rõ nét nhất của chuyến thăm theo ông nằm ở đâu?
- Chuyến thăm của Tổng thống Obama như tôi đã nói ở trên cho thấy một trong những câu chuyện thành công nhất trong chính sách xoay trục Châu Á. Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất của ông Obama. Hai bên đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Việt Nam đã ký TPP. Hai bên ra Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015. Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ra tuyên bố Tầm nhìn chung, cùng với những văn bản khác, công nhận tính hợp pháp của thể chế chính trị khác biệt giữa hai bên.
Chính sách tái cân bằng của ông Obama đã chứng kiến sự hợp tác quốc phòng ngày càng tăng, thể hiện trên nhiều phương diện, như các hoạt động hải quân nhằm thực thi Bộ Quy tắc đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Mỹ cũng đã có sự hỗ trợ khiêm tốn để Việt Nam phát triển năng lực cảnh sát biển và kiểm ngư. Mỹ đang hỗ trợ Trung tâm gìn giữ hòa bình của Việt Nam, để Việt Nam có thể triển khai bệnh viện dã chiến cấp hai phục vụ sứ mệnh của Liên Hợp Quốc ở Châu Phi.
- Việt Nam muốn nhấn mạnh hợp tác kinh tế đầu tư với Mỹ. Theo ông, chuyến thăm có mở ra những cơ hội tiềm năng hay không?
- Quan hệ thương mại Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Trong khi đó, Việt Nam đang ngày càng bị thâm hụt thương mại gia tăng với Trung Quốc. Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục tiếp cận thị trường hàng hóa Mỹ. Tổng thống Obama nói rằng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 ở thị trường Việt Nam, nhưng chưa bắt kịp Nhật Bản hay Hàn Quốc.
- Ông có đồng ý với quan điểm cho rằng Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết nhờ TPP?
- Việc đàm phán TPP đã kết thúc. Việt Nam và Mỹ cùng 10 quốc gia khác đã ký vào hiệp định này. Bước tiếp theo là TPP cần được Quốc hội Việt Nam thông qua, có thể trong tháng 6, và cả Quốc hội Mỹ. Hiện chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ làm gì từ nay đến cuộc bầu cử tháng 11, thậm chí trong giai đoạn từ sau bầu cử đến tháng 1.2017, khi tổng thống mới nhận nhiệm sở. Song Tổng thống Obama lạc quan về triển vọng phê chuẩn.
Nhưng trong chiến dịch tranh cử hiện nay tại Mỹ, bà Hillary Clinton từ một người ủng hộ TPP nay chuyển hướng sang chỉ trích. Còn Donald Trump có một lập trường cực đoan hơn, ông này phản đối tất cả các hiệp định đa phương. Việt Nam phải hy vọng cho kết quả tốt nhất, nhưng cũng cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, theo tôi TPP là cơ chế thành công nhất trong cam kết song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Việt Nam cần mở rộng hơn nữa tiếp cận thị trường Mỹ với mức thuế giảm, cũng như các thị trường khác của TPP để cân bằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
- Việt Nam có vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
- Mỹ là một cường quốc, và Mỹ đã công nhận Việt Nam đóng một vai trò xây dựng trong các vấn đề an ninh cả ở khu vực lẫn toàn cầu. Mỹ đặt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tính xây dựng mà Mỹ muốn trở thành đối tác để cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến chủ nghĩa khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Vai trò của mối quan hệ Việt-Mỹ có ảnh hưởng như thế nào trong khu vực?
-Nếu chúng ta thu hẹp "khu vực" là Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí cao hơn trong những ưu tiên của Mỹ, vì vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN, các tổ chức đa phương của ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích chung khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và các vấn đề môi trường ở tiểu vùng Mekong mở rộng. Mỹ coi Việt Nam là một đối tác trong việc thúc đẩy các quy tắc dựa trên trật tự khu vực và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
- Chuyến thăm của ông Obama sẽ để lại "di sản" gì cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Mỹ?
- Sẽ có tính kế thừa liên tục trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam nếu bà Hillary Clinton trở thành tổng thống. Với Donald Trump thì khác, ông ấy muốn thúc đẩy chính sách "Mỹ trước tiên". Dù là ai thì tổng thống mới cũng cần khoảng 100 ngày để sắp xếp lại chính sách, bổ nhiệm đủ vị trí trong Nhà Trắng, chính phủ và đặt ra các ưu tiên.
Tin tốt là Việt Nam không phải là "vấn đề đau đầu" của tân tổng thống Mỹ. Tổng thống mới sẽ phải giải quyết cuộc xung đột ở Iraq, Syria, cũng như đối phó với Nga và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là di sản quan hệ Việt - Mỹ do ông Obama để lại sẽ có tính liên tục hơn là thay đổi.
- Xin cảm ơn ông!
Theolaodong.com.vn
Tổng thống Mỹ Obama: 'Tôi thích con gái' Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông thích con gái khi được một nhà sư tại chùa Ngọc Hoàng đề nghị cầu một cậu con trai. Tổng thống Mỹ Barack Obama trò chuyện với một nhà sư tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Reuters. Sau khi đến thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống Mỹ Barack Obama chiều qua tới thăm chùa Ngọc Hoàng....