Đằng sau động thái bổ nhiệm mới nhất trong cuộc cải tổ bất ngờ của đế chế Alibaba
“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc đang đưa ban lãnh đạo cũ trở lại sàn đấu quản lý.
Ông Joseph Tsai sẽ trở thành Chủ tịch HĐQT của Alibaba thay ông Daniel Zhang. Ảnh: Bloomberg
Trong một cuộc cải tổ đầy bất ngờ, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc đã bổ nhiệm ông Joseph Tsai, một người bạn tâm giao lâu năm của tỷ phú đồng sáng lập Jack Ma, vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị thay thế ông Daniel Zhang sau 8 năm đương nhiệm.
Trong khi đó, ông Eddie Wu, hiện là Chủ tịch phụ trách các đơn vị thương mại trực tuyến cốt lõi của Alibaba là Taobao và Tmall, sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành của tập đoàn trị giá 240 tỷ USD này.
Sự ra đi bất ngờ của Chủ tịch HĐQT Zhang diễn ra sau khi Alibaba công bố tái cấu trúc “chẻ nhỏ” thành 6 công ty để thử thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra một nhóm các nhà lãnh đạo độc lập trong các doanh nghiệp từ điện toán đám mây và hậu cần đến thương mại quốc tế. Ngay sau khi Alibaba công bố quý thứ ba liên tiếp tăng trưởng doanh thu ở mức một con số, Chủ tịch Zhang đã công bố tầm nhìn tương lai của tập đoàn, lo ngại sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc có thể còn xa hơn dự đoán.
Sau khi công bố sự thay đổi trong nhân sự cấp cao, cổ phiếu của Alibaba đã giảm hơn 1% vào chiều 19/6.
“Điểm tốt ở đây là cả CEO và Chủ tịch mới đều là những người đồng sáng lập công ty và là những người thân cận nhất với tỷ phú Jack Ma. Điều đó có nghĩa Jack Ma vẫn là nhà lãnh đạo tinh thần của Alibaba. Tôi không nghĩ rằng sự thay đổi quản lý báo hiệu một sự thay đổi chiến lược lớn”, Kenny Wen, người đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư tại KGI Asia, cho biết.
Ông Zhang sẽ vẫn là người đứng đầu mảng kinh doanh đám mây. Ông nắm quyền lãnh đạo vào năm 2015 sau khi được người trong ngành biết đến với tư cách là một trong những kiến trúc sư nghĩ ra sáng kiến ”bán lẻ mới” của Alibaba, kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến, đồng thời mở rộng sự thống trị của công ty sang các lĩnh vực từ trung tâm thương mại đến siêu thị. Zhang trở thành chủ tịch HĐQT vài năm sau đó khi tốc độ tăng trưởng của Alibaba tăng mạnh và đã có lúc Alibaba trở thành công ty giá trị nhất Trung Quốc.
Video đang HOT
Năm 2020, chính phủ Trung Quốc bắt đầu kiểm soát lĩnh vực công nghệ thuộc sở hữu tư nhân, cáo buộc Alibaba có hành vi độc quyền trước khi đưa ra mức phạt kỷ lục đối với các vi phạm bị cáo buộc.
Kể từ đó, tập đoàn không bao giờ lấy lại được tốc độ tăng trưởng thần tốc trước đó, đặc biệt là khi những công ty mới tham gia như ByteDance và PDD đã chiếm lấy thị phần trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Alibaba.
Về Giám đốc điều hành Eddie Wu, ông là người đồng sáng lập Alibaba và được ghi nhận là người đã giúp phát triển nền tảng quảng cáo kỹ thuật số Alimama và Alipay giống như PayPal. Việc Alibaba bổ nhiệm ông Eddie Wu, Chủ tịch hiện tại của Tập đoàn Taobao và Tmall, phản ánh khả năng đóng góp của các đơn vị này cho công ty mẹ sẽ tăng lên.
Ngoài mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, Alibaba cũng đang phải hứng chịu những bất ổn kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc. Sự phục hồi sau COVID-19 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chững lại, một phần bị hạn chế bởi những nỗ lực của Washington trong khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ quan trọng.
Willer Chen, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Forsyth Barr Asia, nhận định: “Động thái mới nhất của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là đưa ban lãnh đạo cũ của Alibaba trở lại sân khấu. Không chắc liệu đó có phải là hành động mang lại lợi ích cho Alibaba hay không vì điều quan trọng bây giờ là các động lực tăng trưởng mới và kế hoạch tái cơ cấu”.
Alibaba tách thành 6 công ty trong cuộc tái cơ cấu quan trọng nhất
"Người khổng lồ" thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding sẽ tổ chức lại thành sáu công ty kinh doanh và theo đuổi việc niêm yết công khai trên sàn chứng khoán cho 5 công ty trong số đó.
Alibaba đã thông báo ngày 28/3 rằng họ sẽ tách thành 6 doanh nghiệp riêng biệt. Trong ảnh là logo của tập đoàn tại trụ sở ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holding sẽ tổ chức lại thành sáu công ty kinh doanh và theo đuổi việc niêm yết công khai trên sàn chứng khoán cho 5 công ty trong số đó, trong một cuộc thay đổi quản trị quan trọng nhất kể từ khi công ty được thành lập 24 năm trước.
Alibaba đã công bố động thái này vào ngày 28/3, chỉ một ngày sau khi người sáng lập Jack Ma bất ngờ trở lại Trung Quốc sau một thời gian dài ở nước ngoài.
Theo thông báo, sáu công ty kinh doanh mới sẽ tập trung vào các lĩnh vực như điện toán đám mây, thương mại điện tử và hậu cần.
Giám đốc điều hành Daniel Zhang cho biết trong một bức thư gửi nhân viên: "Sự chuyển đổi này sẽ trao quyền cho tất cả các doanh nghiệp của chúng tôi để trở nên linh hoạt hơn, nâng cao năng lực ra quyết định và cho phép phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường".
Sáu công ty mới sẽ bao gồm: Cloud Intelligence Group, Taobao Tmall Commerce Group, Local Service Group, Cainiao Smart Logistics, Global Digital Commerce Group và Digital Media & Entertainment Group.
Mỗi công ty sẽ được điều hành bởi CEO và ban giám đốc riêng, các CEO chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả hoạt động của công ty.
Ông Daniel Zhang sẽ vẫn là chủ tịch và giám đốc điều hành của Alibaba Group, theo mô hình quản lý công ty cổ phần. Ông cũng sẽ giữ vai trò là Giám đốc điều hành của Cloud Intelligence Group, chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh trí tuệ nhân tạo và đám mây của công ty.
Daniel Zhang trở thành quyền chủ tịch của Alibaba Cloud Intelligence sau khi dịch vụ đám mây của họ gặp phải sự cố mà công ty mô tả là "sự cố ngừng hoạt động quy mô lớn dài nhất trong hơn một thập kỷ" tại Hong Kong vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Tăng trưởng của Alibaba đã bắt đầu chậm lại trong những năm gần đây khi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc hạ nhiệt trong bối cảnh nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, một phần là do 3 năm áp dụng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Với tốc độ tăng trưởng người dùng thương mại điện tử đang chậm lại, Alibaba đã đặt cược vào các dịch vụ điện toán đám mây của mình, nhưng doanh thu của phân khúc đó, thường là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất, chỉ tăng 3% trong quý 12 lên 20,2 tỷ nhân dân tệ (2,9 tỷ USD).
Taobao Tmall Commerce Group (Tập đoàn thương mại Taobao Tmall), nơi mang lại nguồn doanh thu chính của Alibaba Group, sẽ được dẫn dắt bởi Trudy Dai, một trong những lãnh đạo ban đầu của công ty và là học trò của nhà sáng lập Jack Ma khi ông còn là một giáo viên tiếng Anh.
Jiang Fan sẽ là Giám đốc điều hành của Digital Commerce Group (Tập đoàn thương mại kỹ thuật số toàn cầu), công ty mẹ của các thương hiệu tập trung ở khu vực Đông Nam Á như Lazada, AliExpress, Trendyol, Daraz và Alibaba.com.
Theo CNBC, sau thông báo nói trên, cổ phiếu của Alibaba đã tăng hơn 9% trong giao dịch tiền thị trường (pre-market) ở Mỹ.
Động thái này được đưa ra sau một vài năm khó khăn đối với Alibaba, công ty phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nước và quy định chặt chẽ hơn từ Bắc Kinh, dẫn đến hàng tỷ đô la bị xóa sổ khỏi giá trị cổ phiếu. Alibaba đã phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng trong vài quý vừa qua.
Khoảng 600 tỷ USD giá trị thị trường đã bị xóa sổ kể từ khi giá cổ phiếu của Alibaba đạt đỉnh vào tháng 10/2020. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy định và tăng cường giám sát hoạt động của những người khổng lồ trong nước.
Ant Group, chi nhánh fintech của Alibaba đã bị các cơ quan quản lý buộc phải hủy niêm yết công khai lớn vào tháng 11/2020. Và vào năm 2021, Alibaba đã bị phạt 2,6 tỷ USD trong một cuộc điều tra chống độc quyền.
Alibaba hiện đang tìm cách phục hồi tăng trưởng với việc tổ chức lại. Các công ty kinh doanh được tách sẽ xoay quanh các ưu tiên chiến lược của tập đoàn.
Ngày nay, Alibaba đã phát triển thành một gã khổng lồ bao gồm các lĩnh vực kinh doanh từ thương mại điện tử đến điện toán đám mây đến phát trực tuyến và hậu cần.
Việc tổ chức lại của Alibaba cũng diễn ra vào thời điểm có những dấu hiệu cho thấy môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang "nồng ấm" trở lại, trong bối cảnh chính phủ tìm cách vực dậy tăng trưởng kinh tế ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc bất ngờ cấm ChatGPT Chính phủ Trung Quốc cấm tất cả hãng công nghệ trong nước cung cấp dịch vụ ChatGPT dưới bất cứ hình thức nào. "Các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba đều đã nhận được chỉ đạo từ giới chức về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua nền tảng...