Đằng sau diễn biến tăng giá phi thường của cổ phiếu NTL
Giữa thời điểm thị trường đầy u ám, cổ phiếu CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (Lideco- mã NTL) vẫn có một đợt tăng giá ấn tượng từ tháng 10 trở lại.
Tính từ thời điểm đầu năm, NTL đã tăng gần 60%.
Cổ đông lớn và lãnh đạo thi nhau mua vào, giá tăng gần 60%
2 phiên giao dịch ngày 20 và 19/11, dù chỉ là một cổ phiếu có quy mô vốn hóa chưa đến 1.000 tỷ đồng, cổ phiếu NTL đã để lại dấu ấn với việc tăng liên tiếp hơn 6%, lên 15.800 đồng/cổ phiếu. So với một loạt các cổ phiếu lớn còn đang chật vật hồi phục mức tăng của NTL là rất nổi bật.
Tuy nhiên, đây là chỉ một phần trong chuỗi tăng giá phi thường của cổ phiếu này kéo dài từ cuối tháng 10 cho đến nay.
Chỉ trong vòng 5 tuần trở lại đây, cổ phiếu này đã làm được điều không thể làm trong 4 năm qua là tăng từ vùng giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu NTL để vọt lên gần 16.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là thời điểm toàn thị trường chứng khoán Việt Nam bao phủ trong bầu không khí u ám nhất kể từ đầu năm trước các nỗi lo chiến tranh thương mại, căng thẳng lãi suất và tỷ giá…
Tính từ đầu năm cho đến 19/11 (YTD), tương phản với mức giảm VN-Index là 8%, NTL đã tăng tới gần 60%/YTD.
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho NTL tăng bất chấp thị trường là cổ đông nội bộ và nhà đầu tư lớn liên tục mua vào.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn cổ đông nội bộ muốn xuống tiền, đó trường hợp của ông Lê Minh Tuân, Phó Tổng Giám đốc NTL đã đăng ký mua vào 2,4 triệu cổ phiếu để tăng sở hữu từ 1,23% lên 5% từ 16/11 đến 15/12. Hay như thành viên HĐQT Nguyễn Đỗ Châu đăng ký mua 60.000 cổ phiếu từ 6/11 đến 5/12.
Tuy nhiên, sẽ phải đặc biệt lưu tâm tới trường hợp của một cổ đông lớn nhất là nữ đại gia Nguyễn Thị Mai, hiện đã nắm tới 11% cổ phần của NTL. Trong vòng 2 tháng qua, bà Mai đã liên tục mua vào cổ phiếu NTL và thường xuyên phải báo cáo về các lần thay đổi sở hữu.
Video đang HOT
Sở hữu của cổ đông Nguyễn Thị Mai liên tục “nhảy số” trong 2 tháng trở lại đây.
Dường như đang có một cuộc đua về gia tăng sở hữu tại NTL, hoặc một ý đồ thôn tính từ cổ đông Nguyễn Thị Mai và nhóm nhà đầu tư liên quan. Tuy nhiên, sẽ cần thêm thời gian để xác định mục đích thực sự của các giao dịch này là để trở thành nhà đầu tư tài chính hay nhà đầu tư vì cổ đông (Activist Investor) hoặc nhằm thôn tính NTL.
Ước tính sở hữu cổ đông lớn của NTL.
Tuy nhiên, động cơ kiếm lợi nhuận sẽ là điều không phải tranh cãi. Vậy đâu là lý do để NTL trở thành điểm nóng trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện chỉ ở quanh P/E quanh 16 lần với một loạt các cơ hội đầu tư giá rẻ vẫn đang hiện hữu?
Hé mở động cơ của người mua
Là một doanh nghiệp lâu năm trên thị trường bất động sản Hà Nội, tên tuổi Lideco được biết đến với các dự án như: Khu đô thị mới Dịch Vọng- Cầu Giấy, Khu Đô thị Bắc 32, Khu nhà ở xã hội X2 Cầu Diễn…
Tuy nhiên, đây chỉ là ánh hào quang quá khứ từ sau khi dự án Khu Đô thị Bắc 32 rơi vào tình trạng đóng băng, các biệt thự bị bỏ hoang mà không có người ở. Một thời gian dài, lợi nhuận của NTL chỉ làng nhàng mà không có nhiều đột phá.
Cho đến quý III/2018 vừa qua, tình hình cũng chưa có nhiều tích cực khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 61% so với cùng kỳ xuống 21,28 tỷ đồng dù doanh thu vẫn tăng được 10%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của NTL đạt 306 tỷ đồng, tương đương 44% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế 49 tỷ đồng, tương đương 40% kế hoạch.
Vì vậy, nếu để bỏ ra hàng trăm tỷ đồng vào một doanh nghiệp già nua, chậm đổi mới sẽ là điều không mấy nhà đầu tư sẵn sàng. Và nếu điều này xảy ra thì đó chỉ có thế là do họ đã thấy trước được cơ hội tiềm năng của NTL.
Theo một nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu NTL, có 2 yếu tố để kỳ vọng vào cổ phiếu này là việc doanh nghiệp chuẩn bị hạch toán dự án tại Quảng Ninh và đặc biệt là khoản tồn kho lớn tại Bắc 32 có thể được phá băng nhờ chính sách mới.
Đầu tiên là dự án tại Quảng Ninh, NTL hiện đang có 2 dự án quy mô trên 1.000 tỷ đồng và có thể trong các quý tới, Công ty sẽ hạch doanh thu từ dự án 2 tòa chung cư 31 tầng, tại đường Trần Hưng Đạo, giá trị đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư này cho rằng, việc thông cao tốc Hạ Long-Hải Phòng (rút ngắn thời gian đi ôtô từ thành phố lớn nhất của Quảng Ninh đến Hà Nội xuống còn 1,5 giờ) và chuẩn bị đưa vào vận hành sân bay Vân Đồn sẽ giúp cho sức tiêu thụ dự án Trần Hưng Đạo cũng như dự án đang triển khai tại Phường Cao Thắng & Hà Khánh khả quan hơn.
Trong khi đó, kỳ vọng lớn nhất là dự án Bắc 32 sẽ được hưởng lợi từ Đề án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức thành quận năm 2020.
Giá trị tồn kho của Bắc 32 hiện còn khoảng 600 tỷ đồng.
Hiện NTL vẫn còn tồn kho khoảng 200 căn biệt thự tại Bắc 32. Tại ĐHĐCĐ các năm gần đây, Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Kha vẫn thường giãi bày với các cổ đông việc không bán được dự án là do: “NTL không thể thay đổi được quy hoạch vì thuộc quy hoạch cũ, chỉ phải nộp tiền sử dụng đất với giá thấp. Nếu điều chỉnh sẽ phải tính theo giá mới, khi đó sẽ không có lợi nhuận”.
Gần nhất, Công ty cũng chỉ thuê một đơn vị thiết kế tư vấn của Canada về thiết kế cảnh quan. Tuy nhiên, theo ông Kha “việc này sẽ không giải quyết được nhiều bởi thiết kế cũng chỉ thêm một số cây xanh và sửa chữa lại đường”.
Chính vì vậy, việc huyện Hoài Đức có thể trở thành một quận Hà Nội giống như một “cơn mưa rào” giúp cho NTL thoát được “cảnh nắng hạn”. Theo thông tin từ TP. Hà Nội, Sở Nội vụ Hà Nội đang phối hợp với UBND huyện Hoài Đức xây dựng dự thảo.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Bận không thể đi đám cưới, anh chàng bị chú rể đeo bám 'đòi tiền mừng' và chốt hạ nhắn luôn số tài khoản nhắc chuyển tiền
Vì bận cưới người thân nên vợ chồng chủ thớt không thể đi đám cưới người bạn và nhờ bạn mừng hộ. Ai ngờ đâu sau đó là một chuỗi ngày u ám...
Câu chuyện mừng đám cưới luôn là vấn đề tế nhị. Thường thì người ta mừng đám cưới mình bao nhiêu sau này mình sẽ đi lại một khoản tương xứng. Đó dường như đã trở thành "luật rừng" không cần nói cũng hiểu. Và cũng chỉ vì một vài lý do chưa kịp mừng lại mà chú rể dưới đây nhắn tin đòi đúng nghĩa "có qua, có lại".
Cách đây vài giờ, trên diễn đàn chị em xuất hiện bài viết chú rể nhắn tin đòi tiền mừng đám cưới, thậm chí ép khách mời chuyển qua tài khoản ngân hàng.
Bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Nguyên văn bài viết đang gây sốt hiện nay: "Bạn học đại học của chồng mình mời cưới nhưng đúng hôm thứ 7, chủ nhật, nhà chồng cũng có đám (con gái bác ruột chồng mình lấy chồng) không đi được. Chồng mình nhờ bạn làm phong bì hộ vì nhà xa không đến trực tiếp được. Chú rể mời cưới nhắn tin cho chồng mình hỏi mừng phong bì không và mừng bao nhiêu. Chồng mình có nói nguyên văn nhà có đám và nhờ anh nào đi hộ rồi.
Cuối cùng hóa ra là người chồng mình nhờ lỡ cũng không đi và nhờ một người khác làm hộ. Họ lại quên không làm cho chồng mình. Chồng mình ngại quá nhờ anh làm cùng chú rể mừng hộ rồi chuyển khoản trả. Tính nước đấy rồi nên mình nghĩ cũng chẳng có gì, trước người ta cũng chỉ mừng không đi đám cưới của vợ chồng mình.
Ai ngờ tối hôm qua, chú rể nhắn tin cho chồng mình bảo không phải gửi ai mà chuyển khoản thẳng vào tài khoản vợ anh ta. Anh ta gửi số tài khoản của vợ cho vợ chồng mình và bảo bắn sang luôn. Mình không ngại chuyển mấy trăm bạc nhưng đang thắc mắc tại sao trên đời có người trọng đồng tiền như thế?".
Ngay sau khi xuất hiện, câu chuyện nhanh chóng nhận được vô số phản hồi của cư dân mạng. Hầu hết mọi người cho rằng chú rể có phần hơi thô lỗ, thực dụng khi "đòi" lại tiền mừng. Bên cạnh đó, một số khẳng định, họ đã đi đám cưới bạn rất nhiệt tình, cuối cùng đám cưới mình bạn chẳng thấy đâu.
"Chuyện thật như đùa, chắc sau vụ này xác định "cạch" mặt với chú rể. Mừng cưới là do người ta thành tâm đi chứ đây như đòi nợ", tài khoản T.M ngao ngán.
"Mời người ta có lòng đi hay không là quyền người ta! Sao gọi hỏi kì vậy! Đám cưới mình mời người ta đi còn đi bao thư không kìa! Sao gọi hỏi y như bắt buộc vậy kì ghê", tài khoản T.N trách cứ.
Phía dưới bình luận này, tài khoản B.V chia sẻ: "Đám cưới chị gái mình có 3 phong bì không lẽ nào nhắn tin đòi "lõi"". Hay tài khoản H.T.H bày tỏ: "Đám cưới nào cũng có chuyện như vậy thôi, chú rể thực dụng quá xong rồi mất bạn".
"Bạn cũng gọi là thân đám cưới mình mừng 500k (cái hồi ấy ở quê người ta chỉ đi 200-300k thôi mà mình là học sinh nghĩ bạn thân nên mừng 500k). Đám cưới mình mời nó không đi. Sau nó đi bước nữa (cách đám cưới mình vài tháng), nó nhắn tin mời mình và kể từ đó không ai nói chuyện với ai nữa", tài khoản H.B tâm sự.
"Em có nhỏ bạn từ thời học cao đẳng, đại học gọi điện mời đám cưới. Hồi đó thì chắc gặp mặt 1 vài lần trên lớp nhưng không có chơi với nhau cũng không có trong đám bạn em chơi nên không nhớ ai luôn. Xin "khéo" facebook để mong nhớ ra là ai, nhìn hình mãi em cũng không nhận ra. Tính tới giờ 4-5 năm chưa gặp nhau, chẳng bao giờ có 1 tin nhắn hay cuộc gọi điện hỏi han nhau mà đùng một cái gọi điện mời đám cưới. Em biết tính sao", tài khoản P.T bộc bạch.
Phía dưới bài viết vẫn đang nhận được hàng trăm bình luận chê trách cách hành xử của chú rể trong câu chuyện trên.
Theo Saostar.vn
Đi qua ổ chó hoang nghe thấy tiếng em bé khóc, tiến lại gần cô không thể tin vào mắt mình Suốt hàng nghìn năm nay, chó đã tham gia cuộc sống cùng với con người, chúng được yêu mến bởi lòng trung thành, tình yêu và sự sẵn sàng hy sinh vì người khác. Chú chó tên Way còn đặc biệt hơn, nó đã trở thành "anh hùng" trong lòng rất nhiều người khi câu chuyện giữ ấm và cứu sống một em...