Đằng sau cú ngã của những CLB lớn ở ngày khai mạc V.League
Thất bại của CLB Hà Nội, Viettel trước những đội bóng bị đánh giá thấp hơn ở vòng mở màn là kết quả được báo trước từ quá trình chuẩn bị vội vã.
Từ chỗ là đương kim vô địch và á quân V.League 2020, CLB Viettel và Hà Nội lại sụp đổ trước 2 đội vừa phải đua trụ hạng mùa trước là Hải Phòng và Nam Định trong trận mở màn mùa giải 2021.
Ngoại trừ CLB Bình Dương hay Quảng Ninh là những trường hợp cá biệt vất vả giành chiến thắng, những cú ngã của HAGL, TP.HCM sau đó đã bác bỏ yếu tố ngẫu nhiên trong thất bại mang tính hệ thống của hàng loạt đội bóng lớn ở ngày khai màn V.League 2021.
CLB Viettel, Hà Nội, HAGL hay TP.HCM là những đội có sự chuẩn bị tích cực qua việc tham gia các trận giao hữu trước giải và hoạt động rầm rộ trên thị trường chuyển nhượng. Hai đại diện của bóng đá thủ đô nhanh chóng chiêu mộ các chân sút hay nhất mùa trước, trong khi những đội còn lại chi số tiền lớn để đưa về những tên tuổi cũ nhằm đổi mới diện mạo. Thế nhưng, bi kịch đã xảy ra. Cả 4 đội đều nếm trái đắng trong trận đấu đầu tiên của mùa giải mới.
Nếu chỉ nhìn vào kết quả, những người mới xem bóng đá sẽ không biết đâu mới thực sự là những đội bóng lớn ở V.League. Nhà vô địch năm 2020, á quân năm 2019 và CLB có lượng người theo dõi đông đảo nhất Việt Nam đều đã thua với cách biệt tối thiểu, riêng CLB Hà Nội bị đối thủ nhấn chìm với 3 bàn không gỡ.
3 Quả bóng Vàng trong đội hình xuất phát không giúp CLB Hà Nội tránh khỏi trận thua bạc nhược trước Nam Định. Ảnh: Minh Chiến.
Bi kịch của những đại gia
Điểm chung của những thất bại trên đây là việc chúng diễn ra theo một kịch bản giống hệt: bị dẫn từ hiệp một, bất lực trong việc tìm bàn gỡ trong hiệp còn lại. Thống kê chỉ ra CLB Hà Nội, Viettel, HAGL và TP.HCM đều chiếm ưu thế trong việc giành kiểm soát bóng dù đá sân nhà hay sân khách. Đoàn quân HLV Kiatisuk Senamuang thậm chí cầm bóng tới 66% thời gian thi đấu chính thức trước CLB Sài Gòn (theo dữ liệu trên Matchendirect ).
Đâu là vấn đề dẫn tới sự sụp đổ của những tên tuổi kể trên? Không bàn đến động lực thi đấu của các cầu thủ, nhất là với 2 đội vừa giành danh hiệu mùa trước là CLB Hà Nội và Viettel, việc bị dẫn trước và không thể ghi bàn đều đến từ hàng thủ lỏng lẻo và sự bế tắc của hàng công.
Chia sẻ với Zing , chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú cho rằng vấn đề lớn nhất khiến những đội bóng lớn đánh mất chính mình nằm ở yếu tố chuẩn bị.
“Các đội Hà Nội, Viettel chịu áp lực rất lớn. Các cầu thủ vừa trải qua mùa giải mệt nhoài ở CLB rồi lên làm nhiệm vụ tuyển quốc gia. Thời gian nghỉ ngơi, hồi phục của họ không có nhiều.
Ban huấn luyện các CLB này cũng rất muốn làm mới mình sau khi kết thúc mùa giải trước, nhưng quãng thời gian giữa 2 mùa giải rất ngắn nên họ không đủ thời gian. Khi không kịp có đấu pháp và những ý tưởng mới, họ không còn thể hiện được sức mạnh trước các đội bóng bị đánh giá thấp hơn. Những đội như Hải Phòng, Nam Định không hề tỏ ra sợ Viettel hay Hà Nội dù họ chơi rất đơn giản”, ông Tú nói.
Video đang HOT
Ngoài Nguyễn Quốc Long, CLB Hà Nội không đem về thêm hậu vệ đẳng cấp nào ở kỳ chuyển nhượng trước mùa. Sự chuẩn bị sơ sài khiến đội bóng thủ đô phải nhận trái đắng đầu tiên.
Không có Đoàn Văn Hậu, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Thành Chung và Lê Văn Xuân vì chấn thương, HLV Chu Đình Nghiêm buộc phải cho cầu thủ mới đạt 50% thể trạng như Trần Đình Trọng đá chính khi CLB Hà Nội làm khách trên sân Thiên Trường. Đối tác của anh là Bùi Hoàng Việt Anh, người đã quá mệt mỏi sau cả mùa giải thi đấu liên tục, mới chấn thương khi làm nhiệm vụ ở tuyển quốc gia.
Hàng thủ mong manh ấy sụp đổ chỉ sau 25 phút đầu tiên. Trong tình huống dẫn đến bàn thua đầu tiên của CLB Hà Nội, Gramoz Kurtaj có bóng và dứt điểm trong thế trống trải. Những người đáng ra phải theo kèm ngoại binh đội Nam Định là Đình Trọng, Đức Huy lại đứng ở chốn không người. Ông Nghiêm thản nhiên thừa nhận ở cuộc họp báo sau trận rằng đây là một thất bại được báo trước.
Dàn cầu thủ trẻ của CLB Viettel không chịu được sự tinh quái của các ngoại binh CLB Hải Phòng. Ảnh: Việt Hùng.
CLB Viettel cũng gặp vấn đề tương tự dù được chơi trên sân nhà trong trận tiếp đón Hải Phòng. Không có Quế Ngọc Hải và Bùi Tiến Dũng nơi hàng thủ, đội phải chịu nhiều sức ép từ 2 ngoại binh thi đấu lâu năm, đã thể hiện được trình độ và sự tinh quái ở V.League là Jermie Lynch và Andre Fagan.
Pha phá bóng nghiệp dư của Walter Luiz ở phút 16 mở ra cơ hội cho Fagan dốc bóng đối mặt thủ môn Trần Nguyên Mạnh và kiến tạo cho Nguyễn Phú Nguyên ghi bàn. Nếu may mắn hơn, đội khách hoàn toàn có thể ghi thêm từ 1 đến 2 bàn thắng, chứ không chỉ dừng lại ở tỷ số 1-0.
Cũng giống CLB Viettel, Hà Nội, HAGL và TP.HCM đều thua vì hàng thủ. Tuy nhiên, kỳ lạ thay, cả 4 đội đều bất lực trong việc tìm kiếm bàn gỡ.
Không bàn đến chất lượng mặt sân hay yếu tố bên lề, những ngôi sao được kỳ vọng trên hàng công của các đội không phải lúc nào cũng có thể tỏa sáng.
Dưới lớp sương mù dày đặc trên sân Thiên Trường tối 15/1, những chủ nhân của danh hiệu Quả bóng Vàng các năm qua không thể giúp CLB Hà Nội có bàn thắng. Hùng Dũng dính chấn thương rời sân từ hiệp một, Văn Quyết, Thành Lương và Quang Hải không thể hiện được đẳng cấp dù phải oằn mình chiến đấu.
Trên sân Thống Nhất, Công Phượng thi đấu bế tắc, còn Xuân Trường phải vật lộn với đối trọng gần 40 tuổi Daisuke Matsui của CLB Sài Gòn.
Hàng công bế tắc đến từ việc cầu thủ các đội chưa đủ thời gian để hiểu nhau, nhưng không thể phủ nhận trách nhiệm của những ngoại binh. Pedro Paulo, Geovane Magno, Bruno Cantanhede đều là những tiền đạo giỏi, nhưng đều chưa nổ súng cho CLB mới do khả năng bắt nhịp chậm. Không ai trong số họ ghi bàn ở trận khai mạc V.League mùa giải trước.
Washington Brandao lạc nhịp với cầu thủ HAGL. Ảnh: Quang Thịnh.
Bài toán ngoại binh
Sự khác biệt trong chính sách mua sắm cầu thủ ngoại dẫn đến những kết quả trái ngược của các đội bóng. Cùng đi dự “phiên chợ chiều”, nhưng CLB Nam Định lại chọn chiêu mộ những ngoại binh quen thuộc, đã đá V.League từ lâu như Rodrigo Dias hay Gramoz Kurtaj. Cả hai đã ghi những bàn thắng ngoạn mục vào lưới CLB Hà Nội để đưa đội bóng thành Nam lên đỉnh bảng xếp hạng.
CLB Quảng Ninh gọi lại người cũ Eydison Soares. Sau một năm không thi đấu, cầu thủ này đã ghi cú đúp giúp đội nhà lật ngược thế cờ, thắng 2-1 ngay trên sân Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. CLB Hải Phòng còn chẳng mua sắm ngoại binh mới nào, họ thậm chí mất đội trưởng Joseph Mpande do anh này về quê nhà Uganda, không tìm được chuyến bay trở lại đúng hạn đăng ký trước mùa giải mới.
CLB Sài Gòn từng bị đặt dấu hỏi khi đi ngược xu thế để lấy về những “ông già” như Daisuke Matsui hay Đỗ Merlo. Nhưng chính cầu thủ Argentina nhập tịch là người định đoạt cục diện số phận HAGL bằng một bàn duy nhất.
Niềm vui của những đội bóng bị đánh giá thấp là nỗi buồn của những đại gia. Đi chiêu mộ những ngoại binh đắt đỏ, nhưng cả 4 đội Hà Nội, Viettel, TP.HCM hay HAGL đều không có đủ thời gian cho các tân binh hòa nhập.
HLV Mano Polking chỉ đạo các học trò dồn hết bóng cho Dario da Silva lẫn Joao Paulo nhưng không ai trong hai tân binh tiền tỷ ghi nổi 1 bàn vào lưới CLB Đà Nẵng. Washington Brandao cũng mới đến nên chưa tìm được tiếng nói chung với các cầu thủ nội của HAGL. Geovane Magno và Bruno Cantanhede, những người đã quen với lối chơi phòng ngự phản công chưa kịp thích nghi được với lối đá áp đặt của CLB Hà Nội.
Nếu ví các đội bóng kể trên là những chiếc xe thể thao đắt tiền, thì họ cần thời gian để cho động cơ bên trong được làm nóng. Những trận thua ngày mở màn chưa lộ ra bộ mặt thật của các đội bóng, mà chỉ khiến cho V.League trở nên đáng xem hơn.
“Dù gặp nhiều vấn đề nhưng CLB Hà Nội, Viettel hay HAGL đều là những đội rất đáng xem, họ cần khoảng vài vòng đấu để định hình, không nên vội vã. Nhất là CLB TP.HCM, họ năm nay thay đổi nhiều về mặt lực lượng nên gần như là đội bóng mới. Họ cần thêm thời gian để xây dựng lối chơi”, ông Phan Anh Tú nói với Zing .
CLB Hà Nội thách thức phần còn lại ở cuộc đua vô địch V-League 2021
Không phải đến khi CLB Hà Nội giành Siêu cúp năm nay, người ta mới nhận định rằng họ là đội mạnh nhất V-League. Dường như, việc để tuột ngôi vương năm ngoái chỉ làm CLB Hà Nội thêm quyết tâm.
Và ngay cả khi Viettel vượt qua CLB Hà Nội ở cuối mùa giải trước để lên ngôi vô địch V-League 2020, giới bóng đá trong nước vẫn thống nhất rằng đội bóng của bầu Hiển là đội mạnh nhất.
Nói như thế không có nghĩa rằng Viettel không xứng đáng lên ngôi. Ngược lại là đằng khác, đội bóng của HLV Trương Việt Hoàng rất xứng đáng. Viettel bền bỉ, khôn ngoan, rất ổn định và biết nắm bắt thời cơ, trước khi lên ngôi đầu giải đấu.
Nhưng về mặt thực lực, khách quan mà nói, CLB Hà Nội vẫn mạnh hơn. Dàn cầu thủ của họ đồng đều hơn bất kỳ đội nào tại V-League. Dàn cầu thủ này lại chơi chung với nhau nhiều năm, nên rất hiểu nhau, dẫn đến sự uyển chuyển đáng nể trên sân.
CLB Hà Nội của Quang Hải vẫn là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch V-League năm nay (ảnh: Đỗ Linh)
Điều đáng chú ý nằm ở chỗ sau khi mất ngôi vô địch về tay Viettel năm ngoái, CLB Hà Nội lấy luôn chân sút số 1 của đối thủ là Bruno Cunha trong mùa bóng này, vừa tăng cường sức mạnh cho mình, vừa khiến đối thủ gặp khó khăn trên hàng tấn công.
Đội bóng của bầu Hiển vì thế vẫn là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu ở mùa giải năm nay. Và các đội bóng khác muốn thành công phải giống như Viettel của mùa giải trước, đó là biết nắm bắt cơ hội và phải cực kỳ bền bỉ trong việc đua tranh với CLB Hà Nội.
Rất đáng chờ đợi đối với V-League năm nay, đó là số đội thể hiện mục tiêu lật đổ CLB Hà Nội không ít.
HLV Kiatisuk của HA Gia Lai đã công khai nói về chuyện muốn gắn thêm 1 ngôi sao nữa lên ngực áo của đội bóng phố núi (đồng nghĩa với thêm 1 ngôi vương), CLB TPHCM từ 3 năm nay luôn đầu tư mạnh để nhắm đến ngôi đầu V-League, còn Sài Gòn FC dù âm thầm, nhưng cũng có những sự tăng cường đáng chú ý, đủ để gây khó dễ cho các đối thủ.
HA Gia Lai sau khi có thêm HLV Kiatisuk mạnh hơn, đáng chú ý hơn, nhưng vẫn chưa mạnh bằng CLB Hà Nội
Nhưng như đã nói, các đội này, dù đầu tư mạnh, dù có thêm những sự bổ sung nhân sự đáng kể, vẫn kém đôi chút so với CLB Hà Nội. Ví dụ như HA Gia Lai không phải chỉ bằng mỗi mình Kiatisuk, hoặc có sự trở về của Công Phượng sau vài mùa giải thi đấu ở các CLB trong và ngoài nước, mà lập tức xếp ngang hàng với CLB Hà Nội ở thời điểm hiện tại.
Hoặc CLB TPHCM không chỉ với mỗi mình Lee Nguyễn mà lập tức sở hữu đội hình có chất lượng tương đương với đội hình của đội tân vô địch Siêu cúp quốc gia.
Những nhân vật vừa nêu, dù rất nổi tiếng, đầy tài năng, nhưng chỉ mới chân ướt chân ráo gia nhập đội bóng mới. Họ cần thời gian để hòa nhập, để tạo nên sự nhuần nhuyễn với toàn thể đội bóng. Trong khi đó, CLB Hà Nội nhuần nhuyễn sẵn rồi, tinh nhuệ sẵn rồi.
Yếu tố duy nhất mà những HA Gia Lai, Viettel, Sài Gòn FC hay CLB TPHCM, và có thể cả Thanh Hóa nữa, không kém CLB Hà Nội, đó là khát khao được ở vị trí số 1.
Họ sẽ làm tất cả những gì có thể để chứng minh điều đó, với suy nghĩ rằng Viettel từng thực hiện được thì các đội bóng khác cũng thực hiện được. Nhiệm vụ một lần nữa loại CLB Hà Nội ra khỏi ngôi vô địch V-League 2021 là nhiệm vụ cực khó, nhưng không phải bất khả thi!
Hữu Thắng trở về CLB Viettel nhờ tỏa sáng trước tuyển Việt Nam HLV Trương Việt Hoàng tiết lộ ông không thể làm ngơ trước Hữu Thắng sau khi cầu thủ này liên tiếp gây ấn tượng trong các trận giao hữu giữa tuyển Việt Nam và U22. Tối 9/1, cuộc đối đầu CLB Hà Nội tại Siêu cúp Quốc gia là trận đầu tiên của Nguyễn Hữu Thắng cho CLB Viettel, một trận đấu có...