Đằng sau con số vốn ngoại kỷ lục vào thị trường chứng khoán
Mấy hôm nay thị trường chứng khoán xôn xao trước thông tin dòng vốn nước ngoài vào thuần 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục 3,5 lần cùng kỳ 2015…
Thật ra đã có một sự nhầm lẫn không nhỏ: Đó là tổng hợp lượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường cổ phiếu lẫn trái phiếu. Xu thế tìm kiếm địa chỉ an toàn để đầu tư nổi lên trong năm nay, đặc biệt là từ sau sự kiện người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (Brexit). Trái phiếu chính phủ các nước như Đức, Nhật, Mỹ tăng giá vùn vụt do nhà đầu tư lo ngại rui ro đã liên tục mua vào, khiến lợi suất nhiều trái phiếu rơi xuống mức âm.
Trên thị trường chứng khoán niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng kể từ đầu năm và bán mạnh kể từ đầu tháng 8
Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển dòng vốn này. Nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp.
Theo số liệu của HNX, từ 1/1/2016 đến nay, tổng giá trị giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài là 77.107 tỷ đồng, chiếm 4,45% giá trị giao dịch toàn thị trường. Tính chung từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 19.277 tỷ đồng.
Một mảng nữa được hưởng lợi là các giao dịch góp vốn, mua cổ phần ngoài sàn niêm yết. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2016, có 1.284 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tỷ lệ trên 50% với tổng giá trị vốn góp là 1,512 tỷ USD.
Nếu tính cả các giao dịch góp vốn dưới tỷ lệ 50%, từ 1/7/2015 đến nay đã có 3.141 doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 2,948 tỷ USD.
Tuy nhiên, bức tranh đối với thị trường cổ phiếu niêm yết thì không đẹp như vậy. Nhà đầu tư nước ngoài đang rút ròng vốn khỏi các cổ phiếu trên sàn. Cụ thể, từ đầu năm 2016 đến ngày 24/8/2016, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng hợp ở sàn HSX (cả giao dịch thỏa thuận lẫn khớp lệnh) là 2.306,6 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, tổng hợp giao dịch ròng của khối ngoại là 1.139,3 tỷ đồng. Như vậy, tổng hợp toàn bộ thị trường cổ phiếu, dòng vốn nước ngoài 8 tháng của năm nay đã chảy ra ròng 1.167,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt kể từ ngày 24/6/2016, tức là từ sự kiện Brexit xảy ra, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra trên trên sàn HSX 14.353,2 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, mua vào 13.846,1 tỷ đồng. Giá trị giao dịch mua bán đều chiếm trên 25% tổng giá trị giao dịch 8 tháng qua.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ra với cường độ mạnh đáng chú ý chỉ trong 3 tuần trở lại đây. Từ ngày 8/8 đến nay, khối ngoại liên tục bán ròng lớn. Tổng giá trị bán ròng ở sàn HSX (tính cả thỏa thuận) lên tới 1.861,9 tỷ đồng và sàn HNX được mua ròng 63,8 tỷ đồng.
Như vậy sự chuyển động của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán niêm yết là bức tranh hoàn toàn trái ngược. Về tổng thể, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam, nhưng tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, mua góp vốn ngoài sàn và đặc biệt là đổ vào trái phiếu chính phủ với quy mô rất lớn.
Đối với thị trường chứng khoán niêm yết, dòng vốn này đang bán ròng và liên tục bán ra với quy mô lớn kể từ đầu tháng 8.
Theo_VOV
Phiên chiều 6/1: Dòng tiền nhập cuộc, VN-Index có phiên tăng đầu tiên năm 2016
Sức cầu khá tốt tại một số cổ phiếu có tính đầu cơ cao đã kích thích nhiều cổ phiếu lớn tăng điểm, giúp thị trường có phiên tăng điểm khá mạnh đầu tiên trong năm 2016.
Trong phiên giao dịch sáng, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường diễn ra rất ảm đạm, thanh khoản cả 2 sàn đứng ở mức rất thấp, chỉ hơn 800 tỷ đồng.
Sự rụt rè của dòng tiền khiến HNX-Index tiếp tục giảm 0,4 điểm (-0,51%) về 78,03 điểm, trong khi VN-Index may mắn hơn khi tăng 0,82 điểm ( 0,14%) lên 570,47 điểm.
Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, dòng tiền bất ngờ dồn khá mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là các mã có tính đầu cơ cao là HAG và FLC, giúp 2 mã này có sự cải thiện mạnh mẽ.
Với HAG, sau khi chính thức rơi xuống dưới mệnh giá lần đầu tiên kể từ khi niêm yết trong phiên hôm qua, đến phiên sáng nay, sức cầu ở mã này đã tỏ ra nổi trội và là mã thanh khoản tốt nhất thị trường.
Trong phiên giao dịch chiều, lực cầu ở HAG càng tỏ ra mạnh hơn, kéo mã này có thời điểm đã tăng kịch trần lên 10.200 đồng/CP. Tuy nhiên, do lượng cung vẫn còn khá lớn, nên sắc tím của HAG không giữ được lâu. Kết thúc phiên giao dịch này, HAG trở lại mệnh giá 10.000 đồng/CP, tương ứng tăng 400 đồng và khớp được 6,6 triệu đơn vị.
Tương tự, dòng tiền đầu cơ cũng dồn mạnh vào FLC, giúp mã này tăng tốt cả về điểm số lẫn thanh khoản. Kết phiên, FLC tăng 300 đồng lên 8.000 đồng/CP và khớp 8,3 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường.
Ngoài HAG và FLC, nhiều mã vừa nhỏ khác trên HOSE đạt thanh khoản từ 1-3 triệu đơn vị như HQC, OGC, HHS, ITA, DLG, HAR, HAI, ASM, CDO, PPI, C32, SHI, IDI, DHM.
Sự tích cực ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã lan sang nhiều mã lớn khác, giúp nhiều mã trong nhóm này tăng điểm khá mạnh, trong đó có các mã trụ như GAS, BVH, VNM, MSN, VCB...
Thông tin doanh nghiệp ngành sữa sẽ thoát truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền thuế, trong đó có Vinamilk, đã giúp cổ phiếu VNM tăng 1.000 đồng lên 126.000 đồng/CP. Còn BVH vẫn tăng vững 1.500 đồng lên 53.500 đồng/CP.
Nhóm ngân hàng tiếp tục tăng khá tốt, trong đó VCB và STB tăng mạnh nhất nhóm với cùng mức 500 đồng, riêng STB khớp được 1,27 triệu đơn vị.
CII cũng tăng 600 đồng lên 23.100 đồng/CP và khớp hơn 2 triệu đơn vị.
VIC và SSI đã lùi về mốc tham chiếu ở những phút cuối phiên và khớp lần lượt 1,97 triệu và 1,2 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, mã ACB đã tăng trở lại 1 bước giá, SHB về mốc tham chiếu, cùng nhiều mã lớn khác như DBC, HUT, CEO, SHS, VND, BVS... đồng loạt tăng điểm, giúp HNX tăng nhẹ trở lại. DBC tăng 800 đồng lên 26.700 đồng/CP. SHB khớp trên 1 triệu đơn vị.
Ở nhóm dầu khí, chỉ còn PVS và PVG giảm điểm, còn PVB, PLC, PVC vẫn tăng điểm. PLC tăng mạnh 1.900 đồng lên 38.200 đồng/CP. PVS giảm 300 đồng về 16.000 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị. NTP giảm 500 đồng về 58.600 đồng/CP.
Tương tự như trên HOSE, một số mã đầu cơ trên HNX như SCR, TIG, KLF, KHB có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, TIG vẫn khớp mạnh nhất sàn với 2,9 triệu đơn vị, kết phiên tăng nhẹ 100 đồng lên 11.200 đồng/CP.
Nhìn chung, phiên này ghi nhận sự tích cực ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, song thanh khoản chung toàn thị trường lại sụt giảm mạnh so với phiên trước khi tổng giá trị giao dịch thị trường đạt chưa đầy 2.000 tỷ đồng.
Đóng cửa, với 126 mã tăng và 82 mã giảm, VN-Index tăng 4,63 điểm ( 0,81%) lên 574,57 điểm. Chỉ số VN-Index tăng 6,35 điểm ( 1,09%) lên 589,97 điểm với 22 mã tăng và 3 mã giảm. Tổng giá trị giao dịch đạt 95,93 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.604 tỷ đồng.
Tương tự, với 114 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 0,25 điểm ( 0,32%) lên 78,68 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,59 điểm ( 0,43%) lên 138,7 điểm với 19 mã tăng và 6 mã giảm. Tổng giá trị giao dịch đạt 37,28 triệu đơn vị, giá trị 371,46 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận có đóng góp đáng kể vào thanh khoản chung toàn thị trường. Trên HOSE có tổng cộng hơn 11,11 triệu đơn vị được thỏa thuận, giá trị gần 213 tỷ đồng. Ngoài thỏa thuận của 2,78 triệu cổ phiếu PDR, giá trị gần 37 tỷ đồng trong phiên sáng, đáng chú ý trong phiên chiều nay có 6,6 triệu cổ phiếu KBC được thỏa thuận, giá trị hơn 83 tỷ đồng.
Giao dịch trên HNX đóng góp hơn 9,9 triệu đơn vị, giá trị 73,38 tỷ đồng, trong đó đáng chú có thỏa thuận của 7,16 triệu cổ phiếu SHB trong phiên chiều, giá trị hơn 45 tỷ đồng.
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thanh khoản thị trường trái phiếu tăng mạnh Thị trường trái phiếu tiếp tục hoạt động sôi nổi nhờ thanh khoản dồi dào và nhu cầu mua trái phiếu tăng cao. Lợi suất trái phiếu do vậy giảm khá mạnh tại hầu hết các kỳ hạn. Trong đó, các nhà đầu tư dường như chỉ tập trung giao dịch vào trái phiếu dưới 5 năm khi giao dịch chiếm tới 68%...