Đằng sau chiến dịch ‘đòi lại đền thờ’ ở Ấn Độ
Ít nhất 5 người đã thiệ.t mạn.g và nhiều người khác bị thương hồi tuần trước trong các cuộc đụng độ do một cuộc khảo sát xem nhà thờ Hồi giáo Shahi Jama Masjid có được xây dựng trên địa điểm từng là ngôi đền Hindu ở tiểu bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ hay không.
Nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh đồi ở thành phố Sambhal từ lâu đã bị những nhóm người theo đạo Hindu tuyên bố rằng được xây dựng trên tàn tích của ngôi đền Harihar vào năm 1529. Vào tháng 11-2024, một tòa án địa phương đã ra lệnh khảo sát địa điểm này sau khi một giáo sĩ Hindu làm đơn kiến nghị.
Ít nhất 5 người thiệ.t mạn.g liên quan đến tranh chấp quanh nhà thờ ở thành phố Sambhal, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ
Trước động thái này, gần 1.000 tín đồ đạo Hồi đã tập trung bên ngoài nhà thờ để ngăn cản các nhân viên từ Cục Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) của chính phủ tới điều tra, làm rõ sự việc. Một ủy ban điều tra tư pháp hiện đang điều tra các tình tiết xung quanh vụ bạo lực.
Căng thẳng tôn giáo gia tăng
Đạo luật về Địa điểm Thờ cúng năm 1991 của Ấn Độ đã được thông qua để bảo tồn bản chất thế tục và ngăn ngừa xung đột cộng đồng. Mục đích của đạo luật này là công nhận nguyên trạng các địa điểm thờ cúng như thời điểm ngày 15-8-1947, Ngày Độc lập của Ấn Độ.
Mặc dù khuôn khổ pháp lý này được đưa ra để bảo vệ các địa điểm tôn giáo khỏi tranh chấp dựa trên các khiếu nại lịch sử, nhưng tòa án ngày càng nhận được nhiều đơn kiến nghị có liên quan.
Trong vài năm qua, những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã lên tiếng cho rằng nhiều nhà thờ Hồi giáo trên khắp Ấn Độ ban đầu là những ngôi đền Hindu bị phá hủy.
Hiện đang xảy ra một “cuộc chiến pháp lý” xung quanh nhà thờ Hồi giáo Gyanvapi có niên đại hàng thế kỷ ở Varanasi, một trong những thành phố linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo.
Tương tự như vậy, khu phức hợp Bhojshala-Kamal Maula thế kỷ 13 ở miền Trung Madhya Pradesh đã trở thành địa điểm mới nhất cho một cuộc khảo sát khoa học của ASI.
Hành động này diễn ra sau phán quyết của Tòa án tối cao Madhya Pradesh, trong đó yêu cầu ASI tiến hành khảo sát cơ sở vì khu phức hợp này đang bị người Hindu và người Hồi giáo phản đối.
Hay Qutub Minar, một tháp nhỏ thế kỷ 13 và là Di sản Thế giới của UNESCO ở New Delhi cũng là một chủ đề tranh cãi.
Giữa lúc xảy ra vụ việc ở Sambhal, một nhóm người theo đạo Hindu ở tiểu bang Rajasthan ở phía Tây Bắc nước này đã đệ đơn lên tòa án, cho rằng Ajmer Sharif Dargah, địa điểm linh thiêng của người Hồi giáo Sufi, được xây dựng một ngôi đền Hindu.
Video đang HOT
Đằng sau là động cơ chính trị?
Năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành đền Ram ở Ayodhya, một khu vực linh thiêng đối với người theo đạo Hindu, được xây dựng trên địa điểm của nhà thờ Hồi giáo Babri. Nhà thờ Hồi giáo này đã bị những người theo đạo Hindu cực đoan phá hủy vào năm 1992.
Lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường nhà thờ Hồi giáo Shahi Jama Masjid đang xảy ra tranh chấp
Trường hợp ngôi đền ở Ayodhya được coi là lời kêu gọi của người theo đạo Hindu về việc phá bỏ ngày càng nhiều nhà thờ Hồi giáo trên khắp đất nước để nhường chỗ cho các ngôi đền Hindu.
Các đảng phái đối lập cho rằng có động cơ chính trị đằng sau các tranh chấp này, thay vì các cuộc điều tra lịch sử thực sự.
Ông Shazia Ilmi, người phát ngôn quốc gia của đảng cầm quyền Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cho rằng, việc khơi dậy các tranh chấp giữa đền thờ và nhà thờ Hồi giáo đi ngược lại với kế hoạch “Phát triển Ấn Độ 2047″ – một cam kết đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế phát triển toàn diện vào đúng kỷ niệm 100 năm độc lập.
“Chúng ta không thể quay lại quá khứ mà phải bước tiếp để có sự hòa hợp và phát triển. Ví như đền thờ Ajmer hiện đang đón tiếp hàng nghìn tín đồ đến thăm mỗi ngày, bất kể tôn giáo nào”, ông Ilmi cho biết.
Xung đột giáo phái gia tăng khi người dân Liban di dời ồ ạt
Cuộc tấ.n côn.g quân sự của Israel trên các khu vực đa số là người Hồi giáo dòng Shiite ở Liban đã làm hơn một triệu người phải sơ tán tới các khu vực người Hồi giáo dòng Sunni và Cơ đốc giáo, từ đó làm gia tăng căng thẳng tôn giáo, đ.e dọ.a ổn định của Liban.
Nỗi lo khi đón người di dời
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Reuters, Marjayoun, một thị trấn mà dân cư đa số là người Cơ Đốc giáo ở miền Nam Liban, đã mở cửa các trường học và một nhà thờ vào tháng trước để cung cấp chỗ ở cho hàng chục người chạy trốn khỏi các cuộc né.m bo.m của Israel vào các làng mạc của người Hồi giáo. Động thái này cho thấy tinh thần hỗ trợ vượt qua ranh giới tôn giáo ở Liban.
Tuy nhiên, một số người dân cảm thấy không thoải mái, lo lắng rằng những người tìm nơi ẩn náu có thể có cả những người liên quan tới Hezbollah. Nhưng họ biết rằng những người đang chạy trốn khỏi cuộc tấ.n côn.g lan rộng của Israel không có nơi nào để đi.
Marjayoun đã tránh được phần lớn các cuộc tấ.n côn.g của Israel trong năm qua. Nhưng người dân ở đây sớm cảm thấy rằng chiến tranh đã đến.
Vào ngày 6/10, hai người đã chế.t ở ngoại ô Marjayoun do Israel tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái nhắm vào một người đàn ông Hồi giáo dòng Shitte đi xe máy.
Ngày hôm đó, một người di tản tìm cách trú ẩn tại giáo phận Marjayoun đã n.ổ sún.g chỉ thiên và đ.e dọ.a nhân viên sau khi bị yêu cầu chuyển đến một địa điểm khác.
Tinh thần hiếu khách của Marjayoun nhanh chóng tan biến.
Ông Philip Okla, linh mục của Nhà thờ Chính thống giáo Marjayoun, nói: "Không nên tự gây rắc rối cho mình". Ông cho biết một số cư dân sợ rằng những người di tản sẽ thu hút bạo lực.
Sau khi người dân địa phương kêu gọi người di tản rời đi, hàng chục người đã rời khỏi làng.
Người dân Liban theo rất nhiều tôn giáo khác nhau và đại diện chính trị được chia theo đường lối tôn giáo. Chính chia rẽ tôn giáo đã thổi bùng cuộc nội chiến tàn khốc từ năm 1975 đến 1990, khiến khoảng 150.000 người chế.t.
Cuộc tấ.n côn.g quân sự của Israel trên các khu vực đa số là người Hồi giáo dòng Shiite ở Liban đã làm hơn một triệu người phải sơ tán tới các khu vực người Hồi giáo dòng Sunni và Cơ đốc giáo, từ đó đẩy căng thẳng tôn giáo lên hàng đầu, đ.e dọ.a sự ổn định của Liban.
Tâm lý thù địch ngày càng tăng khi Israel liên tiếp tấ.n côn.g các tòa nhà chứa các gia đình di tản, làm dấy lên lo ngại rằng việc tiếp đón họ có thể khiến chủ nhà trở thành mục tiêu.
Ông Okla nói: "Bây giờ, các hàng rào đang được dựng lên và nỗi sợ đang gia tăng vì không ai biết chúng ta đang đi đâu".
Cấu trúc mong manh
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Sidon, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Các tay sún.g Liban liên kết với các nhóm tôn giáo đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến kéo dài 15 năm. Cuộc xung đột kết thúc với việc giải giáp tất cả ngoại trừ Hezbollah - nhóm đã giữ vũ khí để chống Israel ở phía Nam.
Israel rút lui vào năm 2000 nhưng Hezbollah vẫn giữ vũ khí. Lực lượng này đã chiến đấu chống Israel vào năm 2006 và đã sử dụng vũ khí chống các đối thủ chính trị trong nước ở Liban vào năm 2008.
Hezbollah đã trở thành một lực lượng khu vực, chiến đấu ở Syria để giúp dập tắt một cuộc nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi duy trì quyền phủ quyết đối với quyết định trong Liban, bao gồm cả quyết định liên quan bầu tổng thống. Vị trí này đã bị bỏ trống kể từ năm 2022.
Các nhà lãnh đạo Liban - bao gồm Thủ tướng lâm thời Najib Mikati - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình dân sự. Ngay cả những đối thủ của Hezbollah cũng kêu gọi những người ủng hộ không kích động căng thẳng.
Nhưng trên thực tế, những căng thẳng đó là có thật, nhất là xung quanh các trường học đã chào đón những người di tản ở Beirut. Các thành viên của các đảng liên minh với Hezbollah đã kiểm soát việc ai đến và đi và những gì vào một số trường học đó.
Các tuyến đường chính chỉ tắc nghẽn vào giờ cao điểm nay đã chật cứng ngày đêm vì xe của những người di tản, gây áp lực lên cơ sở hạ tầng đã đổ nát của thành phố này.
Ở vùng ngoại ô Beirut là Boutchay, người dân bị kích động đã ngăn một xe tải dỡ một container vì nghi ngờ nó có thể chứa vũ khí của Hezbollah.
Nghị sĩ người Druze, ông Wael Abu Faour cho rằng các chính trị gia từ mọi phía cần phải nỗ lực đảm bảo đoàn kết quốc gia. Ông nói: "Beirut có thể bùng nổ vì những người di tản, vì mâu thuẫn, vì tranh chấp về tài sản".
Khi được hỏi về rủi ro căng thẳng tôn giáo, Giám đốc cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc Filippo Grandi nhận xét rằng Liban là một quốc gia mong manh. Ông nói: "Bất kỳ cú sốc nào cũng có thể thực sự khiến đất nước này tụt hậu... và có thể gây ra những vấn đề lớn".
Cuộc khủng hoảng khiến người dân phải di dời hàng loạt cũng đặt ra một thách thức cho Hezbollah, vốn từng tự hào về việc cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cộng đồng của mình, nhưng đang đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng.
Một quan chức Liban cho rằng lập trường mềm mỏng hơn của Hezbollah về một lệnh ngừng bắ.n ở Liban một phần là do áp lực vì người dân di dời hàng loạt.
Trong chuyến thăm một trường học đang tiếp nhận người di tản vào tuần trước, một nghị sĩ thuộc phòng trào Hezbollah là Ali Moqdad khẳng định những người ủng hộ Hezbollah sẵn sàng cho những điều kiện khắc nghiệt nhất và hoàn cảnh khó khăn nhất. Ông nói: "Thảm họa này đã đưa chúng ta lại gần nhau hơn".
Tuy nhiên, Neamat Harb, một phụ nữ Hồi giáo dòng Shiite đã chạy trốn khỏi thị trấn phía Nam Harouf cùng với gia đình, nói rằng việc sống trong trường học rất mệt mỏi và mọi người ở đó cần nhiều hỗ trợ hơn từ Hezbollah và chính phủ.
Trong khi đó, số người phải di dời ở Liban chắc chắn sẽ nhiều lên. Ngày 17/10, quân đội Israel đã kêu gọi người dân rời khỏi một số khu vực mà nước này cho là thành trì của Hezbollah ở miền Đông và miền Nam Liban kèm cảnh báo các lực lượng Israel sẽ lại nhắm mục tiêu vào những khu vực này. Các thông báo sơ tán được đưa ra đối với người dân tại các khu vực cụ thể của tỉnh Bekaa ở miền Đông và thành phố Tyre ở miền Nam. Cả hai khu vực này thường xuyên bị máy bay chiến đấu của Israel tấ.n côn.g.
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, người phát ngôn quân đội Israel Avichay Adraee nhấn mạnh: "Cảnh báo khẩn cấp tới người dân ở khu vực Bekaa, đặc biệt là những người sống trong tòa nhà được đán.h dấu trên bản đồ ở khu vực Tamnine. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sẽ nhắm mục tiêu đến các cơ sở mà họ cho là liên quan Hezbollah gần khu vực này trong tương lai gần".
Sau đó, người phát ngôn Adraee đã đăng 2 khuyến cáo kêu gọi sơ tán khác đối với người dân ở các khu vực Saraain al-Tahta và Safri lân cận, cũng thuộc khu vực Bekaa. Quân đội Israel còn ban hành lệnh sơ tán đối với người dân khu vực Al-Hawsh gần thành phố Tyre.
Israel né.m bo.m nhà thờ Hồi giáo và trường học tại Dải Gaza Ít nhất 24 người đã thiệ.t mạn.g và 93 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo và một trường học ở Dải Gaza sáng sớm 6/10. Hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin, cuộc không kích của Israel nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo và một trường học đang được...