Đằng sau cánh cửa Nghị viện là một cuộc chiến khác của Donald Trump
Những lời cam kết đề án chính sách mà ông đưa ra trong khi tranh cử đang là con dao hai lưỡi. Nếu ông từ bỏ, sẽ bị cho là bội tín, nếu thực hiện sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất: đó là tiền.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã hứa sẽ cắt giảm thuế trong khi giữ nguyên việc Chính phủ không can thiệp vào chương trình Bảo hiểm và an sinh xã hội tự động lấy tiền từ ngân sách. Theo báo cáo ngày 4/11 từ hai tổ chức phi chính phủ Washington là Ủy ban ngân sách trách nhiệm Liên bang và Trung tâm chính sách thuế Urban-Brookings, dưới kế hoạch của Trump “nguồn chi ngân sách sẽ lớn gấp mười lần nguồn thu ngân sách”. Khoản mục lớn nhất trong chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia của chính quyền Donald Trump sẽ là trả lãi nợ công.
Bài toán nợ công cho thấy một vấn đề mà ông Trump phải đối mặt. Có thể Trump đã đánh bại Clinton và những người nghi ngờ ông trong bữa tiệc đêm ngày 8/11, nhưng chính quyền của ông không thể hóa giải sức nặng kinh tế. Thực tế là cắt giảm thuế sẽ làm tăng thâm hụt. Và một nền kinh tế trưởng thành như Mỹ không thể đột nhiên tăng trưởng ở mức 5% hoặc 6% mỗi năm như Trump đã hứa – đặc biệt nếu dân số trong độ tuổi lao động bị cắt giảm do chính sách trục xuất dân nhập cư bất hợp pháp.
Một lần nữa, có lẽ Trump sẽ không thể trung thành được với chính sách thuế của mình. Ngoài quyết tâm đưa nước Mỹ trở nên tuyệt vời hơn, ông cũng tỏ ra là có một vài ý tưởng “sắt đá” khác. Phong cách quản trị của ông – vốn đã được mài dũa từ hàng thập kỷ qua trong giới bất động sản – đó chính là luôn luôn linh hoạt, để cho nhân viên chủ động làm việc chi tiết.
“Tôi chưa bao giờ gắn chặt lấy một cách đàm phán hay một cách tiếp cận nào cả”, ông viết trong cuốn The Art of the Deal. “Phong cách chốt thương vụ của tôi khá đơn giản và thẳng thắn. Mục tiêu của tôi thường rất cao, và sau đó tôi chỉ việc duy trì động lực và tăng tốc và tăng tốc để đạt được điều mình muốn”.
Dự luật thuế mà ông đưa ra chính là ví dụ điển hình. Bề ngoài, đó là một “cuộc chè chén ngân sách say sưa”, nhưng đó chính là cách để Đảng Trà có thêm vị thế trên bàn đàm phán tại cuộc họp kín bên trong tòa nhà Quốc hội, mà chuyên gia nghiên cứu chính sách cấp cao tại Cowen Group – một công ty dịch vụ tài chính nhận định, có thể giúp giành được chính sách trọng cung cổ điển, to lớn.
Video đang HOT
Trump sẽ bước vào Nhà Trắng với lợi thế đa số phiếu của Nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Lưỡng viện. Tổng thống Obama cũng đã từng nắm đa số phiếu của Nghị sĩ Đảng Dân chủ tại Lưỡng viện trong 2 năm đầu tiên – thời điểm mà ông nỗ lực thúc đẩy nhiều dấu ấn như Đạo luật chăm sóc sức khỏe giá phải chăng hay còn được biết đến với tên Obamacare, Đạo luật Dodd-Frank Act và giải cứu General Motors và Chrysler.
Đối với Trump, ông có thể giành được một bàn thắng nhanh chóng và dễ dàng bằng cơ sở hạ tầng. Lưỡng viện đã tuyên bố kế hoạch để móc nối kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng vào cắt giảm thuế doanh nghiệp liên bang (hiện đang là 35%). Theo đó, các công ty có thể bị buộc phải chuyển lợi nhuận ở nước ngoài về nước với một mức thuế thấp tạm thời, có thể thấp hơn 10%. Phần doanh thu thuế tăng lên được cam kết sẽ được dùng cho cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, một số vấn đề khác thì khó khăn hơn. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và lãnh đạo Đảng Cộng hòa Mitch McConnell vẫn thờ ơ với Trump, mặc dù Ryan đã ngay lập tức công nhận Trump tại Quốc hội. Tại Thượng viện, Elizabeth Warren và Bernie Sanders được cho là sẽ gây trở ngại cho Trump bằng vô số những mánh khóe nghị trường như cản trở thông qua đạo luật mới. Cắt giảm thuế, chương trình bảo vệ sức khỏe và nhập cư chỉ là 3 lĩnh vực mà Quốc hội lấy làm ví dụ. Và một số Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ đang có thiên hướng chống lại ứng viên mà Trump đưa ra cho vị trí tại Tòa án tối cao, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng hòa phản đối lại lựa chọn của ông Obama, Merrick Garland.
Trump không cần Quốc hội thông qua tất cả nghị trình của ông. Ông hứa sẽ xóa bỏ di sản của ông Obama, trong đó có những thứ mà ông gọi là thủ đoạn chính trị để bảo vệ dân nhập cư bất hợp pháp và cam kết chống lại biến đổi khí hậu.
Nhưng đến lúc thu hồi lại những quy định mà chính quyền Obama đã thực hiện, Trump sẽ không thể hy vọng rảnh tay. Không một tổng thống nào có thể tháo gỡ quy định đơn phương, Jason Grumet – chủ tịch trung tâm chính sách lưỡng đảng – nhận định: “Ông ấy có thể bắt đầu đưa ra Thông báo về việc xây dựng luật như đã đề xuất (NPRM), nhưng nó sẽ không huy hoàng như ông hy vọng”.
Chủ trương thương mại tự do sẽ tiếp tục ở thế phòng ngự trong 4 năm tới. Rufus Yerxa – chủ tịch Hội đồng Ngoại thương quốc gia cho biết những người ủng hộ hiệp định thương mại như TPP cần phải tìm một biện pháp hiệu quả hơn để nói lên lợi ích của thương mại tự do. “Chúng ta không thể quên rằng 40 triệu người Mỹ đã có việc làm nhờ thương mại tự do”, Myron Briliant – phó chủ tịch phòng thương mại Mỹ – cho biết.
Bởi lẽ Trump đã phỉ báng Washington, ông sẽ không thể hy vọng được gì nhiều từ họ khi gặp khó khăn. Chiến lược dân túy cổ điển tập trung vào vấn đề của quần chúng nhân dân mà Trump là chuyên gia của việc đó, tuy nhiên nó có đem lại cho ông chiến thắng tại Washington hay không, điều đó còn phải xem xét.
Đối tượng ủng hộ chính trong chiến dịch tranh cử của Trump là người da trắng, đặc biệt là những người không có bằng đại học. Cơn giận giữ của đám người này khó có thể xây dựng một mối liên kết. “Những người đi bỏ phiếu cho Trump là những người nản chí và bị vỡ mộng về nước Mỹ”, Jam Walner – giám đốc nghiên cứu tại Heritage Foundation bảo thủ – cho biết. “Câu hỏi đặt ra là, bạn làm thế nào để đưa những người này ngồi lại với nhau, cùng bàn bạc về tương lai phía trước”.
(Theo CafeF)
Donald Trump vừa bổ nhiệm cố vấn trưởng là người có tư tưởng cực hữu, tôn sùng dân da trắng và phản đối nữ quyền
Ông Steve Bannon vốn là một người có tư tưởng cực hữu và ít được biết đến nhưng kể từ khi được bổ nhiệm làm chiến lược gia trưởng và là cố vấn cấp cao của tỷ phú mới đắc cử tổng thống Donald Trump thì người đàn ông này đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng nhất trong Nhà Trắng dưới thời kỳ mới.
Trước khi được tỷ phú Trump thuê vào tháng 8 để vận động tranh cử, ông Bannon vốn là một giám đốc điều hành của tờ Breitbart News. Tờ báo điện tử này có truyền thống với những câu chuyện giật gân và gây tranh cãi, rất nhiều trong số đó chỉ trích thẳng thừng người Do Thái, phụ nữ cũng như mang quan điểm phân biệt chủng tộc.
Với vị trí chiến lược gia trưởng và cố vấn cấp cao, ông Bannon có địa vị ngang hàng với Chủ tịch đảng Cộng hòa Reince Priebus, người cũng vừa được bổ nhiệm làm chánh văn phòng Nhà Trắng.
Vốn từng là người điều hành tờ Breitbart nên quan điểm của trang tin điện tử này thể hiện rõ ý chí của ông Bannon. Tờ báo này đã tích cực đăng tải những thông tin ủng hộ Donald Trump trong cuộc tranh cử. Số liệu của ComScore cho thấy Breitbart có hơn 17 triệu độc giả mỗi tháng với hàng loạt bài viết ủng hộ ông Trump cũng như công kích các đối thủ của vị ứng cử viên này.
Theo nhiều chuyên gia, tờ Breitbart có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào cánh hữu, những người có tư tưởng tôn sùng dân da trắng và không thích hiện tượng nữ quyền trỗi dậy. Vào tháng 7/2016, chính ông Bannon cũng thừa nhận tờ Breitbart có quan điểm nền tảng của cánh hữu.
Những nghiên cứu về các bài viết của tờ Breitbart cho thấy quan điểm đáng ngại về tính phân biệt chủng tộc. Một bài viết tháng 5/2016 mô tả chuyên gia Bill Kristol, người thường xuyên chỉ trích ông Trump, là một "kẻ phản bội người Do Thái".
Trong khi đó, tờ báo điện tử này cũng thường xuyên nhấn mạnh các vụ phạm tội của người da đen. Năm ngoái, sau khi một phóng viên và quay phim tại Virginia bị một đồng nghiệp da đen bắn chể, tờ Breitbart đã mô tả sự việc như một cuộc "thanh trừng sắc tộc".
Động thái bổ nhiệm ông Bannon vào vị trí cấp cao Nhà Trắng của ông Trump đã khiến rất nhiều người kinh ngạc cũng như phẫn nộ.
Trung tâm Southern Poverty Law Center nhận định ông Bannon là người đứng đằng sau cho quan điểm tôn sùng người da trắng của tờ Breitbart trong khi tổ chức Anti Defamation League phản đối quyết định trên của tỷ phú Trump.
Thống đốc bang Ohio, ông John Kasich cũng cho rằng ông Trump vừa bổ nhiệm một người có quan điểm phân biệt chủng tộc, bài Do Thái làm tham mưu trưởng và điều này thật đáng thất vọng.
Phía Đảng Dân chủ đang thể hiện mối lo ngại về việc những thành phần cực hữu như tờ Breitbart sẽ ảnh hưởng đến tỷ phú Trump khi ông lên nắm quyền. Trong một bài phát biểu vào tháng 8/2016, bà Hillary Clinton đã từng chỉ trích tư tưởng cực hữu ngày nay là "sự trỗi dậy của tư tưởng phân biệt chủng tộc".
(Theo Thời Đại)
Thủ tướng Singapore thất vọng vì TPP bị dừng Ông Lý Hiển Long nói rằng việc ông Trump phản đối TPP trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ "đã khá nổi tiếng"... Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khó có thể được thông qua dưới thời chính quyền...