Đằng sau cái chết của ứng dụng theo dõi bạn bè Zenly
Lo ngại Zenly sẽ cạnh tranh với Snapchat nếu tiếp tục phát triển, công ty mẹ Snap quyết định khai tử ứng dụng này.
Snap liên tục chèn ép và quyết định khai tử Zenly vì sợ bị cạnh tranh. Ảnh: RoW.
Hồi tháng 4, CEO Evan Spiegel của Snap đã viết một bức tâm thư gửi đến nhân viên Zenly, ứng dụng có thể cập nhật vị trí của bạn bè, người thân theo thời gian thực gây sốt tại Việt Nam và được hãng công nghệ mua lại vào năm 2017.
Trong email, ông khen ngợi Zenly vì công nghệ định vị, theo dõi người dùng độc đáo, đồng thời bày tỏ mong muốn trực tiếp quản lý Zenly. Tuy nhiên, tới đầu tháng 9, Snap tuyên bố ngừng hoạt động Zenly vĩnh viễn.
Sự lạnh lùng của Snap
Sự khai tử đột ngột này đã khiến toàn bộ nhân viên của nền tảng bàng hoàng. Theo Rest of World, một số cựu nhân viên cho biết điều gây phẫn nộ hơn cả là Spiegel không chịu bán Zenly mà chỉ muốn khai tử ứng dụng.
Điều này đồng nghĩa với việc hãng công nghệ vứt bỏ hàng triệu người dùng và sản phẩm được nghiên cứu, xây dựng cả một thập kỷ của họ. “Nguyên nhân rất đơn giản. Đó là vì Snap không muốn Zenly trở thành đối thủ đánh bại mình nếu nó tiếp tục phát triển trong tương lai”, một nhân viên giấu tên cho biết.
Snap đã mua lại Zenly nhưng sau đó lại khai tử ứng dụng vì sợ bị cạnh tranh. Ảnh: Business Insider.
Nói với Rest of World, một nhân viên khác nói rằng anh đã rất sốc khi nghe tin. Người này cho biết nhân viên trong công ty đã chuẩn bị cho việc cắt giảm nhân sự nhưng không ngờ toàn bộ công ty đều ngừng hoạt động. “Tôi không hiểu tại sao họ lại khai tử Zenly khi hoàn toàn có thể phát triển ứng dụng chỉ với nhân sự ít ỏi”, người này tỏ ra bức xúc.
Trong cuộc họp thông báo đóng cửa, Snap nói rằng các nhân viên cũ sẽ được nhận một gói bồi thường nghỉ việc rất hậu hĩnh. Nhưng trên thực tế, gói bồi thường Snap đưa ra chỉ cao hơn một chút so với yêu cầu bồi thường tối thiểu của luật lao động ở Pháp. “Các công ty công nghệ khác ở Pháp còn bồi thường nhiều tiền hơn”, một người nói.
Video đang HOT
Về phía Snap, các tài liệu nội bộ công ty cho thấy nếu bán Zenly, họ sợ ứng dụng sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm đối với Snapchat.
Trước đó, khi còn dưới trướng Snap, Zenly bị ép phải thực hiện chiến lược quảng cáo ở các nước mà Snap không phát triển mạnh hòng tránh bị cạnh tranh và gián tiếp mở rộng ảnh hưởng của Snap tại các quốc gia đó.
“Vì sợ bị Zenly cạnh tranh nên Snap chắc chắn sẽ không bán ứng dụng. Họ cho rằng thị trường của Zenly đang bị trùng lặp với những nơi mà họ muốn bành trướng sức ảnh hưởng”, một nhân viên giấu tên khẳng định.
Rạn nứt mối quan hệ giữa Zenly và Snap
Nhân viên cũ cho biết khi sự thành công của Zenly vượt quá cả kỳ vọng của Snap, hai bên đã xảy ra không ít mâu thuẫn trong quá trình làm việc. Mối quan hệ căng thẳng này càng được thể hiện rõ khi nhà đồng sáng lập Antoine Martin rời công ty hồi tháng 5.
Kể từ lúc đó, nội bộ nhân sự của Zenly bị cải tổ hoàn toàn. Điều này lại khiến các nhân viên của công ty ngày càng bất mãn vì những quản lý đến từ công ty mẹ Snap chẳng hiểu gì về sản phẩm hay cộng đồng của Zenly, thậm chí còn chưa từng sử dụng ứng dụng này.
Dưới trướng quản lý của Snap, Zenly đã bị thay máu nhân sự và chèn ép. Ảnh: Getty Images.
Thành lập từ năm 2011, Zenly là một ứng dụng cho phép người dùng xem vị trí của bạn bè. Nền tảng này đã được Snap thâu tóm vào năm 2017 với giá gần nửa tỷ USD nhằm học hỏi công nghệ định vị trên các mạng xã hội.
Nhưng điều tập đoàn không ngờ tới là lượng người dùng trên Zenly lại ngày một tăng, thậm chí còn lọt top 10 những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất toàn cầu hồi tháng 3, theo số liệu của Data.ai.
Thành công đến bất ngờ nhưng chỉ vài tháng sau, CEO Martin của công ty đã quyết định nghỉ việc. Nguồn tin nội bộ cho rằng nguyên nhân đến từ sự quản lý quá gắt gao của Snap, đặc biệt là sau khi Zenly bùng nổ trong đại dịch Covid-19.
Sự rời đi của Martin chính là khởi nguồn cho chuỗi những sự kiện thay máu nhân sự sau này. Các nhân sự chủ chốt của Zenly đều bị giới hạn quyền lãnh đạo, Rest of World nhận định. Trong khi đó, các giám đốc được Snap cử sang lại liên tục bành trướng quyền lực và được làm việc trực tiếp tại trụ sở.
Chia sẻ với Rest of World, các nhân viên cho rằng làm việc dưới trướng Snap khiến họ căng thẳng và những quản lý của tập đoàn mẹ còn chẳng quan tâm gì đến sản phẩm hay công việc kinh doanh của Zenly. “Là CEO nhưng Spiegel còn chẳng hiểu gì về Zenly”, một người nói.
Trong lá đơn gửi lên tòa án, Snap tuyên bố rằng lý do đóng cửa Zenly là vì ứng dụng này không tạo ra lợi nhuận.
Trên thực tế, hồi tháng 5, CEO Spiegel nói rằng ông ủng hộ việc đầu tư vào mảng phát triển sản phẩm để thu được thành quả về lâu về dài. Nhưng với tình hình kinh doanh ảm đạm của Snap, có vẻ chiến lược đầu tư lâu dài của công ty đã trở nên không mấy khả thi.
Bên cạnh đó, Snap còn viện cớ ngừng hoạt động Zenly vì tốc độ tăng trưởng chậm chạp của nền tảng. Nhưng nói với Rest of World, sau khi cựu CEO Martin từ chức, Snap đã cắt giảm chi phí giúp phát triển người dùng trả phí trên Zenly.
Công ty không hỗ trợ các hình thức marketing từ người nổi tiếng, mua quảng cáo trên các ứng dụng khác… khiến người dùng trên Zenly tăng trưởng rất chậm.
Loạt lỗi trên iPhone vừa được Apple xác nhận, người dùng cần cập nhật iOS ngay
Đây là bản cập nhật quan trọng và người dùng được khuyến cáo cài đặt càng sớm càng tốt.
Trong tuần vừa qua, Apple đã phải liên tục thừa nhận lỗi xuất hiện trên iPhone. Trong đó có trường hợp iPhone 14 Pro gặp lỗi khiến máy và bị rung và phát tiếng kêu kỳ lạ khi truy cập camera của các ứng dụng bên thứ ba như TikTok, Snapchat, Instagram,...
Hầu hết trường hợp xảy ra với iPhone 14 Pro và 14 Pro Max đã cập nhật lên iOS 16.0.1, trong khi các model chạy iOS 16 cài sẵn trong máy lại ít gặp sự cố này hơn. Apple đã lên tiếng xác nhận lỗi hứa hẹn sẽ tung ra các bản cập nhật sửa lỗi sớm.
Sau loạt sự cố khiến không ít người dùng phàn nàn, Apple mới đây đã phát hành iOS 16.0.2
Sau loạt sự cố khiến không ít người dùng phàn nàn, Apple mới đây đã phát hành iOS 16.0.2. Bản cập nhật sửa lỗi rung máy ảnh iPhone 14 Pro phát sinh trong các ứng dụng máy ảnh bên thứ ba và các bản sửa lỗi cửa sổ bật lên cho tính năng sao chép/dán.
Theo Apple Insider, iOS 16.0.2 xuất hiện chưa đầy một tuần sau bản cập nhật iOS 16.0.1. Bản cập nhật mới có sẵn cho tất cả thiết bị tương thích với iOS 16.
Bản cập nhật còn khắc phục hai lỗi quan trọng. Một lỗi khiến yêu cầu quyền dán xuất hiện mỗi khi người dùng cố gắng dán từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Một lỗi khác khiến người dùng một số mẫu iPhone X, XR và iPhone 11 đã thay màn hình không phản hồi sau khi cập nhật lên iOS 16.
iOS 16.0.2 là bản cập nhật quan trọng và người dùng được khuyến cáo cài đặt càng sớm càng tốt
Dưới đây là ghi chú chi tiết của Apple trong bản cập nhật này:
- Bản cập nhật này cung cấp các phần sửa lỗi và cập nhật bảo mật quan trọng cho iPhone của bạn
- Sửa lỗi camera có thể rung và làm ảnh bị mờ khi chụp bằng một số ứng dụng của bên thứ ba trên iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max
- Sửa lỗi màn hình có thể xuất hiện màu đen trong quá trình thiết bị thiết lập
- Khắc phục tình trạng clipboard liên tục gửi lời nhắc gây phiền toái
- Khắc phục lỗi VoiceOver có thể không khả dụng sau khi khởi động lại
- Khắc phục sự cố màn hình cảm ứng không phản hồi trên một số dòng máy iPhone X, iPhone XR và iPhone 11 sau khi được thay thế
Người dùng có thể cập nhật iOS 16.0.2 trên thiết bị của mình bằng cách vào ứng dụng Cài đặt> Cài đặt chung> Cập nhật phần mềm và chọn tùy chọn cập nhật phần mềm khi nó xuất hiện.
Nên cẩn trọng khi nhảy vào thị trường tiền số lúc này Thị trường tiền số lao dốc khiến nhiều người tận dụng cơ hội 'bắt đáy', song những người chơi mới cần cẩn trọng khi nhảy vào giai đoạn này. Thị trường tiền số đang giảm mạnh so với tuần trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi những nhà đầu tư cũ ngậm bồ hòn làm ngọt thì những người mới...