Đằng sau bữa tiệc liên hoan ‘mừng bỏ việc’ hoành tráng của người trẻ
Cạnh tranh khốc liệt về học tập và thăng tiến, làm việc quá sức chỉ nhận về mức lương không xứng đáng, nhiều người trẻ Trung Quốc bắt đầu vỡ mộng và bỏ việc.
Tấm thiệp chúc mừng “bạn đã thoát khỏi đắng cay”
Vào ngày Liang từ chức khỏi công việc tại một ngân hàng ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), bạn bè đã tổ chức một bữa tiệc để chúc mừng anh. Mọi người đánh cồng chiêng và trống, vui vẻ như nghi lễ kết hôn truyền thống. Xung quanh họ treo đèn lồng và biểu ngữ “song hỷ” thường thấy trong các đám cưới, trong khi bàn tràn ngập thức ăn.
Liang (ở giữa) và bạn bè tổ chức tiệc từ chức vào tháng 5/2023 sau khi nghỉ việc.
Bạn của Liang, những người cũng đã nghỉ việc, cài một bông hoa lên ngực có dòng chữ: “Chúng ta cuối cùng cũng chấm dứt công việc này rồi!”.
Mọi người dự tiệc đều nhận được thiệp mời với nội dung: “Mong các bạn ăn uống ngon, thoát khỏi đắng cay càng sớm càng tốt”.
Điều này có vẻ kỳ lạ khi người trẻ ăn mừng việc rời bỏ một công việc ổn định với mức lương đáng ghen tị, đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao kỷ lục.
“Tôi rơi vào guồng máy móc, lặp đi lặp lại. Nó tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tôi”, Liang nói với CNN. Hầu hết những người tham gia xu hướng này đều ở độ tuổi 20, với nhiều lý do khác nhau để nghỉ việc, từ lương thấp đến kiệt sức.
Theo trang mạng Maimai (tương đương với LinkedIn), trong số 1.554 nhân viên Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau được khảo sát từ tháng 1 đến tháng 10/2022, 28% đã từ chức ngay trong năm đó. Con số này tăng gấp đôi đối với những người có ý định bỏ cuộc nhưng chưa thực hiện được.
Bánh ngọt trong bữa tiệc mừng bỏ việc của Liang. Tấm biển ghi: ‘Tôi bỏ cuộc!’
Video đang HOT
Tại Mỹ, một phong trào tương tự, được mệnh danh là “Cuộc bỏ việc vĩ đại” ( Great Resignation) diễn ra trong 2 năm qua, với gần 50 triệu người được ghi nhận đã rời bỏ công việc. Trong khi hiện tượng này đang giảm dần ở phương Tây, dường như nó mới chỉ bắt đầu ở Trung Quốc.
Sự vỡ mộng rất cao ở những người trẻ làm việc quá sức, những người suốt đời cạnh tranh với nhau về học tập và thăng tiến trong công ty, chỉ để nhận được rất ít sự hài lòng.
Các chuyên gia cho rằng xu hướng này có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề về kinh tế của đất nước, khi tỷ lệ sinh giảm và lực lượng lao động thu hẹp.
Thị trường không phù hợp: Cung – cầu bất xứng
Nhiều trẻ em ở Trung Quốc bắt đầu “cuộc đua” giáo dục từ khi còn nhỏ, nhiều giờ học thêm sau lớp chính khóa và các kỳ thi áp lực cao mà đỉnh điểm là kỳ thi đầu vào đại học “ gaokao”.
Nancy Qian, giáo sư kinh tế tại Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern (Mỹ), cho biết: “Tôi nghĩ mọi người ở phương Tây, những người bên ngoài Trung Quốc, không hiểu việc trở thành một đứa trẻ ở đó khó khăn như thế nào. Giới trẻ đang phải đối mặt với rất nhiều thất vọng, kiệt sức và oán giận vì phải làm việc quá sức”.
Người trẻ được động viên rằng những “hy sinh” ở hiện tại sẽ rộng mở tương lai sau này. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với thực tế về tỷ lệ thất nghiệp chưa từng có và mức lương trì trệ do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và văn hóa làm việc quá sức.
Người trẻ tham dự hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào tháng 8/2022.
Cảm giác vỡ mộng đó càng tăng cao bởi điều mà các chuyên gia cho là sự không phù hợp giữa trình độ học vấn và kỹ năng của mọi người cũng như công việc hiện có.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, nước này đã xây dựng hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tuyển sinh đại học tăng gần gấp đôi chỉ sau 10 năm lên 57,8% vào năm 2021.
Tuy nhiên, Yao Lu, giáo sư xã hội học tại Đại học Columbia (Mỹ), phát hiện trong nghiên cứu của mình một tỷ lệ đáng kể nhân viên “không đủ tiêu chuẩn” cho công việc hiện tại của họ, nghĩa là vị trí của họ không yêu cầu những kỹ năng và kiến thức học được ở trường.
“Họ đang làm những công việc có thể tương đối ổn định, có thể được trả lương khá cao, nhưng đó là những công việc thường không cần bằng đại học”, chẳng hạn như vai trò hành chính tại các văn phòng quận địa phương và tài xế giao đồ ăn.
Sự không phù hợp trong thị trường lao động có thể là một vấn đề dài hạn. Trong nhiều năm, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm, đồng nghĩa với việc có ít trẻ sơ sinh hơn và nhóm người trưởng thành trong độ tuổi lao động ngày càng thu hẹp lại. Trong khi đó, dân số già nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về quỹ hưu trí, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ phúc lợi khác ngày càng tăng.
Một số chuyên gia nhận định, xu hướng nghỉ việc cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh. Những người trẻ tuổi được giải phóng khỏi những giờ làm việc mệt mỏi có thể có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các mối quan hệ và lập gia đình. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, họ có thể trì hoãn thêm quá trình đó do “mất thu nhập và cảm xúc chán nản”.
Tuy vậy, “bất cứ điều gì đẩy tỷ lệ sinh xuống thấp hơn nữa đều là mối lo ngại nghiêm trọng cho tương lai của Trung Quốc”, theo nhận định của GS Nancy Qian.
Đôi bạn thân 30 tuổi quyết về quê làm nông dân: Lương thấp nhưng vui
Đối với nhiều bạn trẻ việc có thể bám trụ lại thành phố sau đại học là điều không hề dễ dàng.
Bởi thực tế chi phí sinh hoạt ở thành phố vô cùng đắt đỏ nhưng mức lương mới ra trường lại khá khiêm tốn. Tuy nhiên, hiện tại có không ít người sau cả thập kỷ làm việc tại thành phố lại mong muốn "bỏ phố về quê". Thậm chí, lao động có trình đồ cử nhân, thạc sĩ còn lựa chọn làm công việc nông dân để có cuộc sống thảnh thơi, không phải đau đầu cạnh tranh trong công việc. Như trường hợp của cặp bạn thân dưới đây chính là ví dụ.
Đôi bạn thân lựa chọn "bỏ phố về quê" làm nông dân trồng dưa hấu. (Ảnh: Sohu)
Cụ thể, thông tin đăng tải trên Star Video cho hay, Đậu Đậu là một nữ thạc sĩ 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Hồ Nam. Cô nàng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại công ty sản xuất game. Tuy nhiên, cô đã cùng bạn thân thời đại học của mình về vùng nông thôn Tế Nam thuê một nhà kính để trồng dưa hấu. Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Trước khi có quyết định này, Đậu Đậu đã từng nhảy việc 3 lần chỉ trong 5 năm bởi cô cảm thấy quá nhàm chán với công việc hiện tại. Sau mỗi lần nghỉ việc cô đều mong muốn tìm được công việc phù hợp hơn nhưng mọi chuyện đều xoay quanh một vòng luẩn quẩn như cũ. Mặc dù mức lương cao nhưng khối lượng công việc rất nhiều. Hơn nữa các công việc cứ lặp đi lặp lại khiến cô cảm thấy vô cùng nhàm chán.
Công việc làm nông khiến cô gái cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn. (Ảnh: Sohu)
Hiện tại trang trại trồng dưa của họ đã đi vào hoạt động ổn định. (Ảnh: Sohu)
Chính vì thế vào tháng 10/2022, Đậu Đậu đã lựa chọn "bỏ phố về quê". Quyết định này của cô nàng còn có sự ủng hộ và đồng hành của San San, người bạn cùng phòng từ thời đại học của Đậu Đậu. Cả hai quyết định về quê của San San để bắt đầu hành trình tìm lại niềm vui cho chính mình.
Đậu Đậu cho biết khoản đầu tư ban đầu để sửa chữa nhà kính và mua cây giống dưa hấu hết gần 50.000 nhân dân tệ (khoảng 170 triệu đồng). Cả hai cũng dự tính tất cả các chi phí sau khi hoàn thiện mô hình này sẽ trên dưới 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu đồng). Bố mẹ San San sau khi biết quyết định của con gái cũng cảm thấy vô cùng khó hiểu. Tuy nhiên họ cũng ủng hộ và sẵn sàng trở thành nông dân giúp đỡ hai cô gái trồng trọt.
Cả hai quyết định thuê một nhà kính để cải tạo và trồng dưa hấu. (Ảnh: Sohu)
Chi phí cải tạo, mua giống cây trồng và nguyên vật liệu đến khi hoàn thiện khoảng 340 triệu đồng. (Ảnh: Sohu)
Trong khi đó, cha mẹ Đậu Đậu chưa hề biết quyết định "bỏ phố về quê" của con gái. "Họ vẫn nghĩ tôi đang làm việc cho công ty game. Tôi định chờ dưa chín sẽ gửi dưa cho cha mẹ ăn thử, lúc đó, tôi sẽ thông báo luôn", Đậu Đậu chia sẻ với Star Video.
Mặc dù công việc hiện tại khá vất vả nhưng với Đậu Đậu cô cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Từ khi bắt đầu công việc này cô đã không còn tình trạng mất ngủ. Đầu óc cũng trở nên nhẹ nhàng và bớt căng thẳng hơn. Cô cũng cảm thấy việc ăn uống của mình ngon miệng hơn. Thậm chí Đậu Đậu còn tăng tới 5kg sau khi về quê trồng dưa hấu chỉ trong 3 tháng. Tuy nhiên, thu nhập hiện tại của cô nàng chỉ bằng 1/10 so với trước kia. Dẫu vậy nhưng Đậu Đậu vẫn cảm thấy thoải mái bởi có thể dành nhiều thời gian ưu tiên cho sức khỏe của mình.
Nhìn thành quả của mình khiến hai cô gái cảm thấy vô cùng hạnh phúc. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện của hai cô bạn thân Đậu Đậu và San San đã nhanh chóng gây bão khắp mạng xã hội Trung Quốc. Một số ý kiến ủng hộ quyết định của hai cô nàng cho rằng hiện tại giới trẻ phải chịu áp lực quá lớn từ cuộc sống. Nếu có thể học cách buông bỏ, quan tâm đến đời sống tinh thần sẽ ngày càng trở nên hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có không ít quan điểm cho rằng hành động của hai cô gái chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ cho người thân, phí phạm công sức học hành.
Những trái dưa hấu của họ phát triển rất tốt. (Ảnh: Sohu)
Chia sẻ về vấn đề này, Đậu Đậu cho biết cô không khuyến khích người khác làm theo bởi mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng. Bản thân cô chưa lập gia đình, có thể thoải mái đi đây đi đó, làm những điều mình thích. Ngược lại với những người đã có gia đình cần cân đo đong đếm nhiều vấn đề hơn.
"Hoàn cảnh của họ khác với tôi. Tôi còn trẻ, độc thân nên tôi có thể đi bất cứ đâu, làm mọi điều tôi muốn", Đậu Đậu chia sẻ với Star Video.
Mặc dù thu nhập thấp hơn nhưng công việc này đem đến cho hai cô gái nhiều niềm vui. (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh đó nhiều người cũng dành lời khen cho lựa chọn táo bạo của Đậu Đậu. Dù hiện tại không ít người chán nản với công việc nhưng không giám bứt phá bản thân ra khỏi vòng an toàn. Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Bỏ công việc văn phòng lương cao, cô gái về quê làm trưởng thôn Một cô gái tại Trung Quốc đã quyết định từ bỏ công việc văn phòng lương chục triệu đồng về quê làm trưởng thôn. Được biết cô bạn trên có tên là Trương Quế Phương, sinh năm 1997, người Hà Nam, Trung Quốc. Trước khi về làng, cô tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Thiên Tân. Năm 2019, sau khi ra trường, cô...