Đảng phải nghe hết ý dân
Hiến pháp đã vừa được thông qua. Một câu hỏi được đặt ra là đất nước phải làm gì, làm thế nào để tiến cùng thời đại?
Với 97,59 % tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã chính thức thông qua Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Giây phút “lịch sử khi Quốc hội biểu quyết thông qua bản Hiến pháp sửa đổi sáng 28/11. Ảnh: Minh Thăng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu “Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học đã thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội đã đồng tình cao với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thông qua lần này. Dự thảo đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, của đại đa số các đại biểu Quốc hội. Đó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần làm chủ của nhân dân.Trong một số bộ phận, một số người và ngay cả một số đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác về một số điều, khoản trong Dự thảo. Những ý kiến còn khác so với Dự thảo đều sẽ được Quốc hội hết sức trân trọng, tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước.”
Vậy là, sau khoảng thời gian dài lấy ý kiến nhân dân và nhiều cuộc thảo luận ở nghị trường, cuối cùng, bản Hiến pháp đã được thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao. Nhưng quan trọng hơn là những việc cần làm tới đây để Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống.
Trước hết, người dân cần hiểu rằng có hai điều cơ bản nhất, quan trọng nhất về Hiến pháp của một đất nước.
Thứ nhất, lời cua Hiên Phap la lơi cua toan dân, cua dân tôc. Ngươi noi trong Hiên phap la dân, Hiên phap la cua toan dân. Nên nhớ rằng Hô Chi Minh muôn trưng câu dân y ngay từ Hiến pháp 1946.
Video đang HOT
Thứ hai, Hiên phap la Luât cao nhât cua đât nươc, không dưa vao, không lây căn cư, không lây gôc rê, không lây gia tri va quyên lưc tư bât cư luât lê nao. Ngươi ta noi răng Hiên Phap co gia tri va quyên lưc tư thân. Dâu co nươc nên văn minh cao, ma chi co Hiên Phap theo tâp tuc, chư không co Hiên Phap thanh văn.
Mỗi khi người dân góp ý kiến cho Hiến pháp hay Văn kiện của Đảng thì khẩu hiệu tạo đồng thuận quen thuộc là: “ý Đảng, lòng Dân”. Nhưng rõ ràng, sự đồng thuận chỉ đạt được khi nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng.
Đặc biệt, chỉ khi nào Hiến pháp hay Văn kiện phù hợp với thực tế đúng đắn, sáng tạo, phong phú, sâu sắc được xây dựng trên quan điểm “lòng Dân” thì mới thực sự đi vào cuộc sống.
Quốc gia muốn phát triển bền vững đòi hỏi có bản Hiến pháp xứng đáng, hay nói một cách mạnh mẽ hơn cần có bản Hiến pháp dân chủ thể hiện nhà nước pháp quyền. Đảng nâng cao vai trò, chất lượng và nội dung lãnh đạo của Đảng bằng việc lãnh đạo tạo dựng được quyền nhân dân ta thực sự là chủ và thực sự làm chủ, lãnh đạo tạo dựng được một nhà nước mạnh, có một bản Hiến pháp đích đáng là Hiến pháp dân chủ và một nhà nước có thực quyền.
Một câu hỏi được đặt ra đất nước ta phải làm gì, làm thế nào để tiến cùng thời đại. Ở các nước tiên tiến, thực sự dân chủ, Hiến pháp được bảo vệ bằng Tòa án Hiến pháp hoặc Tòa án tối cao.
Hiến pháp chỉ có thể áp dụng hữu hiệu trong thực tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, phải được xây dựng trên tư duy phân rõ trách nhiệm, quyền hạn và giám sát lẫn nhau của 3 cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước: Lập pháp; Hành pháp và Tư pháp.
Tiền bối Phan Chu Trinh có chủ trương: Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Rất hay, nhưng thiếu công cụ thực thi: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Nay có quyền lực Nhà nước rồi, có đủ điều kiện thực hiện “lộ trình” của cụ Phan. Nói lộ trình tức là nói thứ tự ưu tiên, phải từ dân trí trước vì “Dân nào thì Chính phủ” ấy!
Khơi thông nguyên khí phát triển của đất nước: vẫn là cái biên của sự phát triển khi lãnh đạo quyết định luyện đan đến huyệt nào? Hạn điền, trung điền hay thượng điền? Phải chăng triển khai đầu tiên là đầu tư vào “hạnh phúc của con người” ?
Ước mơ cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người đều phải dựa vào hạ tầng cơ sở, nền tảng đạo đức, tài lực, và hệ thống giá đỡ luật pháp và phân bố tài nguyên phải hợp lý.
Nguyên khí đi từ cái gốc của vấn đề là tìm được người hiền tài và đặt đúng vị trí của nó. Chất lượng cuộc sống phải bắt đầu từ việc hiểu “quyền con người” cùng bậc với con người ở tất cả các nước đang phát triển có nền văn minh tiến bộ của hành tinh này. Ở đó môi trường sống sẽ tự động lọc, khích lệ và thăng hoa sở trường của tất cả những ai yêu mến mảnh đất Việt Nam thân thương, nghèo khó hình chữ S này.
Ngày xưa, Tư Mã Thiên có nói đại ý như sau: “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu, còn kẻ sỹ dốc sức vì tri kỷ.”
Ngày nay, suy rộng ra, nếu Đảng với Dân là tri kỷ thì Đảng phải nghe hết ý Dân và Dân sẽ dốc lòng theo Đảng.
Chạnh nhớ đến Chinh Phu Ngâm: “Long chang y thiêp”. Thiêp co y, Chang co long, sẽ cùng tạo ra sự đồng thuận xã hội cao nhất.
Theo Tô Văn Trường (Vietnamnet)
Xác định rõ trách nhiệm quản lý đất đai
Hôm qua, 29-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với 448 ĐBQH tán thành (89,96% tổng số ĐBQH). Cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phá sản (sửa đổi) và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012; về chất vấn và trả lời chất vấn...
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Đất đai
Thông qua dự Luật Đất đai
Trước khi bấm nút thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai, tiếp thu ý kiến đề nghị làm rõ hơn vai trò đại diện của Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác trong cơ chế Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai; Luật đã quy định: Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. HĐND các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. Chính phủ, UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.
Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cũng được làm rõ. Cụ thể là để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm... Bên cạnh đó, các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất cũng đã được liệt kê ngay trong Luật. Chính phủ được giao quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cưỡng chế để áp dụng thống nhất trong cả nước - vì đây là vấn đề phức tạp và có liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Luật Đất đai (sửa đổi) chính thức có hiệu lực thi hành từ 1-7-2014.
Rà soát đề phòng án oan sai
Chiều 29-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Theo đó, Quốc hội nhận định, việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT còn nhiều hạn chế như còn trên 30% dân số chưa tham gia BHYT, chất lượng KCB BHYT ở tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, chậm khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên; chưa đẩy mạnh cải cách thủ tục trong quản lý BHYT và KCB. Đặc biệt, chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trùng thẻ, lạm dụng quỹ BHYT và sự chênh lệch giá thuốc giữa các địa phương; quyền lợi của người có thẻ BHYT chưa được công khai, minh bạch; còn một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế vi phạm y đức, vi phạm pháp luật... Nhằm đạt được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế toàn dân, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu bảo đảm đến năm 2015, đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020, đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT.
Tại nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử ở tất cả các cấp, bảo đảm phán quyết của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác giám đốc, kiểm tra, rà soát các vụ án hình sự đã xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức án tù từ 20 năm, chung thân đến tử hình, có đơn kêu oan kéo dài nhằm phát hiện án oan, sai để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Theo ANTD
Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua Với 89,9% đại biểu Quốc hội tán thành, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố:"Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi". Sáng 29/11, Quốc hội có 448 trong số 473 đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đất đai, đạt gần 89,9%, có 20 đại biểu không tán thành, 5 đại biểu không...