Đang ngủ trên giường, bé trai 2 tuổi bị rắn hổ mang cắn nguy kịch
Bé trai 2 tuổi ở Tuyên Quang được gia đình đưa vào viện cấp cứu sau 22 giờ bị rắn hổ mang cắn.
Tình trạng của trẻ rất nguy kịch, co giật từng cơn, hôn mê, chân trái tím đen…
Trưa 25/7, bé trai 2 tuổi, ở Kiến Thiết, Yên Sơn, Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
Theo lời kể của gia đình, trưa hôm qua (ngày 24/7), trẻ đang nằm ngủ trên giường bỗng dưng khóc thét lên. Một con rắn hổ mang đã lẻn lên giường và cắn vào ngón chân cái bên chân trái của trẻ. Gia đình đã đánh chết con rắn và vứt ra vườn.
Bàn chân trẻ bị tím đen sau 22 giờ bị rắn hổ mang cắn (Ảnh: BV).
Thấy trẻ vẫn chơi và ăn uống bình thường, gia đình đã đi lấy thảo dược (không rõ nguồn gốc) về đắp vào đùi cho trẻ để chữa rắn cắn. Qua một đêm ngủ dậy, chân trẻ tím đen, trẻ sốt cao, co giật, nên gia đình đã đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.
Tại khoa Nhi, trẻ được các y bác sĩ cấp cứu ngay lập tức. Tiên lượng tình trạng của trẻ rất nặng, các bác sĩ đã hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cũng như vận chuyển – chuyển tuyến an toàn nhất cho trẻ.
Tiên lượng tình trạng của trẻ rất nguy kịch (Ảnh: B.V).
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị rắn cắn, đặc biệt là khi bị rắn độc cắn, trẻ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Trong lúc chờ đợi xe đưa đi cấp cứu, các gia đình cần lưu ý một số điểm sau:
- Cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống, cố gắng hạn chế cử động.
- Điều chỉnh tư thế để giữ vùng bị rắn cắn thấp hơn tim, ngay cả trong lúc trẻ được vận chuyển đến bệnh viện.
- Nếu có thể, bạn hãy rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng và nước.
- Tháo bỏ đồng hồ, đồ trang sức (nếu có) và nới lỏng quần áo để giảm khó chịu trong trường hợp trẻ bị sưng tấy.
- Bạn có thể quấn băng gạc sạch lên vết thương để làm chậm sự di chuyển của nọc độc trong cơ thể. Tuy nhiên, không băng quá chặt để đảm bảo máu lưu thông bình thường.
- Ngoài ra, nếu bạn là người phát hiện trẻ bị rắn cắn hãy cố gắng ghi nhớ một số thông tin như thời điểm bị cắn, kích thước, màu sắc, đặc điểm của con rắn (nếu có thể), các phản ứng đầu tiên của nạn nhân… để cung cấp cho bác sĩ. Điều này nhằm hỗ trợ việc điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Không hút nọc độc từ vết cắn.
- Không rạch vết thương bằng dao.
- Không cố đuổi theo để bắt, giết con rắn.
- Không cầm máu bằng garo.
- Không chườm đá, đắp lá cây hoặc bôi bất cứ thuốc gì lên vết thương.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- Không cho trẻ uống rượu hoặc đồ uống chứa caffeine để giảm đau.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số lượng rắn độc tại Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là rắn hổ mang. Rắn hổ mang là loài đáng sợ nhất do có thể gây hoại tử ngay lập tức bộ phận bị cắn.
Ngày nay, rắn hổ mang sinh sống xen kẽ với con người, đặc biệt tại các khu dân cư. Do môi trường sinh sống tự nhiên bị thu hẹp nên chúng buộc phải thích nghi.
“Khả năng thích nghi của rắn hổ mang là rất tốt. Chúng có thể tồn tại trong mọi ngóc ngách, từ đống gỗ, đống gạch đến đống rác. Thức ăn của rắn hổ mang vô cùng quen thuộc như trứng, gà con, cóc, chuột và bọ”, BS Nguyên cho biết.
Bên cạnh việc nêu cao ý thức cảnh giác, BS Nguyên lưu ý người dân cần kiểm tra kỹ lưỡng môi trường sinh hoạt và làm việc. Điều này giúp hạn chế tình huống nguy hiểm xảy ra.
Đang hân hoan trong 'vũ điệu' giao phối, cặp đôi rắn hổ mang bị kẻ thù bất ngờ tập kích
Là loài động vật săn mồi đáng sợ, tuy nhiên rắn hổ mang lại vô cùng mỏng manh trong quá trình giao phối.
Nhiều loài động vật lanh lợi đã biết lợi dụng điểm này để hạ bệ chúng.
Ông Piet Blignaut, một người đã về hưu tuổi 70, trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi đã may mắn chứng kiến cảnh tượng cực kỳ thú vị nơi đây khi một gia đình chim mỏ sừng (hornbill) dám đối đầu với loài rắn cực độc để có thể kiếm miếng ăn về cho đàn con.
Blignaut cho biết, trong cuộc đời của mình đã chứng kiến đủ chuyện phi thường. Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi kinh ngạc đã khiến người đàn ông tưởng như không thể lay động đã phải thốt lên một tiếng "Wow" đầy phấn khích.
Mọi chuyện bắt đầu khi ông Blignaut phát hiện một đàn chim mỏ sừng đang đi bộ trên mặt đất dọc theo tuyến đường H1-4 để kiếm mồi.
Chim mỏ sừng có vẻ đẹp thanh lịch và duyên dáng khi sà và lượn từ tổ của chúng trên ngọn cây cao. Chim mỏ sừng ở Sarawak là một số loài chim lớn nhất trong rừng nhiệt đới và nhìn từ xa có thể giống một con thiên nga với chiếc mỏ khổng lồ.
Bất chợt, đàn chim dán mắt tập trung vào một thứ gì đó từ đằng xa. Khi đoàn khách đến gần hơn, phải sử dụng đến ống nhòm ông Blignaut mới nhìn thấy hai con rắn hổ mang lớn đang giao phối từ đằng xa mà không hề biết rằng hiểm nguy đang rình rập.
Rắn hổ mang Ai Cập là loài rắn lớn với chiều dài lên đến 2,4 m và có nọc độc thần kinh chết người. Chính vì vậy, chúng được mệnh danh là loài rắn lớn nhất ở châu Phi. Nó được tìm thấy trong hầu hết Bắc Phi trên sa mạc Sahara, và ở một phần của Tây và Đông Phi. Màu sắc có thể thay đổi rất nhiều, từ nâu sang đồng đỏ đến gần như hoàn toàn đen.
Dù có kích thước lớn nhưng tính cách của loài rắn này có phần nhút nhát. Tuy vậy, chúng sẵn sàng tấn công các mối đe dọa bằng nọc độc nếu bị dồn vào đường cùng.
Cũng giống như các loài rắn khác, khi đến mùa sinh sản, rắn đực sẽ tiết ra một mùi hương đặc trưng để quyến rũ con cái. Nếu được chấp thuận, rắn đực và rắn cái sẽ cùng nhau thi triển điệu múa "quan hệ" cực kỳ độc đáo, uốn lượn vào nhau.
Tuy nhiên, yếu điểm chết người của loài rắn đó là thời gian giao phối của chúng có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ. Lúc này, với sự tính toán cẩn thận, con chim mỏ sừng đã quyết định tấn công và có được bữa ăn thịnh soạn.
Rắn hổ mang hai đuôi và bí mật 'kinh dị' đằng sau Tham ăn thịt đồng loại và cái kết. Rắn hổ mang chúa là loại rắn độc có kích thước lớn nhất, có tên khoa học "Ophiophagus hannah" mang ý nghĩa "loài chuyên ăn thịt rắn" theo tiếng Hy Lạp. Không phải ngẫu nhiên chúng có có tên gọi như vậy bởi thực tế món ăn yêu thích của rắn hổ mang chúa chính...