Đang ngủ, bất ngờ nhà bị nhấn chìm xuống sông
Sạt lở xảy ra tại khu vực đang thi công xây dựng công trình bờ kè chống sạt lở.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 3 giờ sáng 24-4, tại khu vực đang thi công bờ kè sông Ô Môn (thuộc khu vực Thới Lợi, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 11 căn nhà bị ảnh hưởng.
Theo ngành chức năng, khu vực sạt lở có dài 60 m, sâu vào bờ 5 m. Trong số 11 căn nhàcó nhiều căn nhà bị sụp đổ hoàn toàn, một trụ điện bị rơi xuống sông.
Hiện trường vụ sạt lở.
Theo người dân, trước đó vài ngày, người dân thấy nhiều vết nứt xuất hiện trên đường bê tông, vách tường trong nhà nhưng chỉ nghĩ do đơn vị thi công đóng cừ gây nứt. Hơn nữa, do thấy người của công ty xây dựng vẫn còn ở tại căn nhà thuê của dân (nằm trong 11 căn nhà bị sạt lở) nên người dân nghĩ vẫn an toàn.
Theo ông Nguyễn Văn Út Nở (61 tuổi) có nhà bị ảnh hưởng, khi ông đang ngủ thì bất ngờ nghe tiếng động lớn phía bờ sông, sau đó thì khu vực kè bằng bao cát cùng hàng cọc được đóng để bảo vệ bất ngờ sụp xuống sông và ăn sâu vào nhà.
Video đang HOT
Do không có cửa sau nên ông Nở phải phá vách tôn bên hông nhà để cho cả gia đình thoát thân. Sạt lở khiến căn nhà trước và tiệm làm tóc của con gái ông bị chìm xuống sông. Thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.
Ông Lê Việt Sĩ, Chủ tịch UBND quận Ô Môn cho biết, vụ sạt lở không làm ảnh hưởng thêm đến các hộ dân vì đã được hỗ trợ di dời năm 2018 mà chỉ ảnh hưởng đến trụ điện trung thế kéo qua sông Ô Môn làm khu vực này bị mất điện. Ngay lập tức, điện lực Ô Môn cùng các đơn vị liên quan sẽ tiến hành khắc phục, để cung cấp điện trở lại cho người dân.
Công trình thi công bờ kè sông Ô Môn.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quí Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết vụ sạt lở không ảnh hưởng về người. Hiện, cơ quan chức năng đang tìm phương án di dời một trụ điện trung thế ra khỏi khu vực sạt lở, các hộ dân đang di dời đồ đạc đến khu vực an toàn.
Khu vực sạt lở là nơi đang thi công dự án kè sông Ô Môn được Trung ương hỗ trợ đầu tư, đến nay đã thi công được khoảng 60%.
Theo ông Ninh sau vụ sạt lở trước, cơ quan chức năng đã cho lấp các hố xoáy dưới lòng sông bằng 8.000 khối cát và đóng cọc bên ngoài. Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì sao vẫn xảy ra sạt lở. Ngày mai (25-4), Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam sẽ đến khảo sát lòng sông, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
Được biết, khoảng 1 năm trước nơi đây cũng từng xảy ra vụ sạt sở và đang được thi công xây dựng kè.
HẢI DƯƠNG
Theo PLO
Lão nông U90 trở thành tỷ phú từ giống bưởi có cái tên mỹ miều
"Tui đã 88 tuổi rồi, nhưng nói về bưởi Thanh Kiều thì không ai trồng có năng suất và chất lượng hơn tui đâu nghe. Nhiều nông dân khắp nơi đã tới đây nhờ tui hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Thanh Kiều...", ông Trần Văn Trừ, tỷ phú trồng giống bưởi có cái tên mỹ miều ngụ khu vực Thới Hòa A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ tự tin nói.
Về cái tên "mỹ miều"-bưởi Thanh Kiều thì ông Trần Văn Trừ nói thật lòng cũng không rõ nguồn gốc từ đâu nhưng bản thân gia đình ông đã mua cây giống tại địa phương và trồng trên 30 năm qua. Ban đầu ông chỉ trồng giống bưởi hồng Thanh Kiều trên 1 công ( 1.000 mét vuông) đất. Thấy có hiệu quả kinh tế cao, bán được giá nên ông đã đầu tư trồng thêm 5 công đất nữa và kết quả rất khả quan.
Ông Trừ cho biết, loại bưởi Thanh Kiều có rất nhiều ưu điểm vượt trội như có thể vận chuyển nhiều ngày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, kể cả mẫu mã, màu sắc vẫn đẹp nên rất thuận tiện cho việc kinh doanh, xuất khẩu. Giống bưởi Thanh Kiều hợp đất Thới An nên phát triển rất mạnh, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc. Thời điểm thu hoạch bưởi Thanh Kiều rộ từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Mỗi cây bưởi Thanh Kiều của ông Trừ hiện cho từ 30 đến 40 trái; mỗi trái cân nặng từ 2 đến 3 kg. Giá bán bưởi Thanh Kiều luôn ổn định từ 30.000 đến 35.000 đồng/ký và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Bưởi chín có màu vàng, bên trong ruột có màu hồng rất bắt mắt; vị thơm ngon...
Bưởi Thanh Kiều cho trái quanh năm với điều kiện phải tưới nước đầy đủ trong mùa khô hạn. Bưởi trồng bằng cây chiết, sau 3 năm bắt đầu cho trái chiếng (quả bói)..Thường cây bưởi Thanh Kiều trưởng thành vào năm thứ 4 trở đi, năng suất từ 500 đến 600 ký trái/cây/năm. Hiện nay mỗi năm ông Trừ thu hoạch được xấp xỉ 10 tấn trái bưởi Thanh Kiều, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, ông lãi ròng hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn E, nông dân ngụ khu vưc Thới Hòa A, phường Thới An cho biết : " Thấy anh Trừ trồng bưởi Thanh Kiều quá trúng, tôi đến nhờ hướng dẫn kỹ thuật và mua 50 cây giống từ đây về trồng đã 3 năm qua. Dù mới cho trái chiếng, nhưng sau khi trừ hết chi phí, tôi cũng còn lãi trên 100.000.000 đồng/năm".
Ông E kể thêm: giống bưởi " đặc biệt" này chỉ có vùng Thới An mới phát triển tốt. Người trồng rất " mê" nó bởi trái to, ruột hồng hấp dẫn lại được giá nên không sợ bất trắc về khâu tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là TP. HCM, Hà Nội, bán qua Trung Quốc...
Theo chân lão nông Trần Văn Trừ tham quan vườn bưởi Thanh Kiều trái sai khắp vườn, chúng tôi rất trân trọng và ngưỡng mộ sự cần cù lao động của một nông dân đã chọn cho mình một loại đặc sản rất phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Ông Trừ ao ước: "Đây là loại bưởi quý, hiếm, chất lượng cao. Vì vậy các ngành chức năng cần có biện pháp bảo tồn, nhân giống cũng như bảo đảm thương hiệu độc quyền sản phẩm cho bưởi Thanh Kiều".
Lúc chia tay chúng tôi, ông Trừ còn bật mí thêm: Hôm nào rỗi rảnh, sẽ hướng dẫn chúng tôi tham quan cơ ngơi thứ 2 của ông gồm 5 công trồng cam xoàn và 5 công nhãn Idol chuẩn bị thu hoạch lứa đầu tiên, dự kiến sẽ mang về cho ông hàng trăm triệu đồng.
Theo Danviet
Nông nghiệp phía Nam thiệt hại nặng sau bão số 9 KTNT Mặc dù bão số 9 đã đi qua, nhưng gây thiệt hại về nông nghiệp vô cùng nặng nề cho một số tỉnh phía Nam. TP. HCM thiệt hại hơn 100ha rau lá và rau quả Hoàn lưu bão số 9 đã gây thiệt hại tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân TP.HCM, đặc biệt với các hộ trồng...