Đang nghiên cứu trình Chính phủ việc bệnh viện tư thu phí điều trị Covid-19
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ông đã trao đổi rất cụ thể với Bộ Y tế về đề xuất thu phí bệnh nhân điều trị Covid-19 của các bệnh viện tư nhân mà TPHCM mới đây đề xuất.
Cụ thể, trao đổi với phóng viên Dân trí , Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Vừa rồi họp Chính phủ, tôi có trao đổi với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho quyết định”.
Ông Phớc cho biết, thời gian ban hành quy định cho phép bệnh viện tư nhân của TPHCM thu phí người bệnh Covid-19 sẽ tùy thuộc vào việc quyết định nói trên.
UBND TPHCM đề xuất cho phép các bệnh viện tư thu phí điều trị bệnh nhân Covid-19 (tự nguyện) (Ảnh Anh Tú).
Như vậy, đề xuất cho phép bệnh viện tư nhân ở TPHCM được phép thu phí đối với người điều trị Covid-19 khi họ có điều kiện và tự nguyện chi trả chi phí điều trị Covid-19 có thể được quyết định trong ít ngày.
Trước đó, ngày 23/7, UBND TPHCM có văn bản số 2828/UBND-KT gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc chi trả chi phí cho các cơ sở tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Các bệnh viện tư đã và đang tham gia phòng chống, khám và chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, họ không được hưởng nhiều ngân sách hoặc chi trả tiền từ ngân sách cho nhiều chi phí, trong khi áp lực đang ngày một lớn.
Video đang HOT
Theo báo cáo của UBND TPHCM, các cơ sở y tế tư nhân, hiện có rất nhiều bệnh nhân có điều kiện chi trả và sẵn sàng chi trả chi phí điều trị Covid-19 để được điều trị theo yêu cầu cũng như chia sẻ một phần ngân sách Nhà nước, để sử dụng Ngân sách cho các nội dung khác trong phòng chống dịch Covid-19. Các cơ sở y tế đề nghị cho phép cơ sở y tế tư nhân được thu giá dịch vụ khám, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trên cơ sở ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân và đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 5702/SYT-KHTC ngày 17/8/2021, UBND TPHCM kiến nghị liên Bộ Tài chính, Y tế xem xét.
Báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho các cơ sở y tế tư nhân được thực hiện dịch vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 theo yêu cầu và được thu giá dịch vụ tương ứng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân Covid-19, UBND TPHCM đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn mức chi trả cho các bệnh viện tư nhân khi thực hiện điều trị bệnh nhân Covid-19.,
Theo đề xuất UBND TPHCM, nhằm giải quyết kinh phí điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các cơ sở y tế tư nhân, đảm bảo nguồn lực tài chính, để họ tiếp tục công tác điều trị, giảm áp lực cho hệ thống y tế công lập, kịp thời cứu chữa cho người dân bị mắc Covid-19, trong thời gian chờ hai Bộ Y tế và Tài chính cho ý kiến, TPHCM đề xuất:
“Trong trường hợp bệnh nhân cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí điều trị (không sử dụng ngân sách Nhà nước), các cơ sở y tế tư nhân thực hiện cam kết tự nguyện của bệnh nhân để trang trải chi phí điều trị.
Theo UBND TPHCM, hiện khá nhiều bệnh viện tư nhân tại TPHCM tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 phải gồng mình để lo chi phí khám chữa, và điều trị bệnh nhân Covid-19 do phải đi vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tự chủ về chi trả lương cho bác sĩ, y tế.
Bên cạnh đó, bộ phận không nhỏ người mắc Covid-19 có điều kiện tài chính mong muốn được điều trị với điều kiện tốt hơn, sẵn sàng trả chi phí tốt hơn nhưng hiện vẫn ràng buộc chính sách.
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng nay 7/9, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết vẫn chưa nhận được văn bản nào từ các Bộ Y tế, Bộ Tài chính về đề xuất cho bệnh viện tư nhân được thu phí bệnh nhân điều trị Covid-19 mà họ đã đề xuất từ ngày 23/7.
Ngoài vấn đề thu phí bệnh nhân Covid-19 của bệnh viện tư nhân, TPHCM cũng đề xuất Bộ Tài chính cấp hỗ trợ 28.000 tỷ đồng để địa phương này hỗ trợ cho 4,7 triệu người lao động nghèo và 1,5 triệu hộ nghèo chịu tác động của đại dịch, đại diện Bộ Tài chính ngày 6/9 cho biết: Đã trình Thủ tướng đề xuất này, đồng thời đề nghị TPHCM chủ động sắp xếp ngân sách địa phương, có giải pháp huy động nguồn lực xã hội, nguồn tài chính hợp pháp khác để hỗ trợ người dân.
Lập phòng khám từ xa để tư vấn, điều trị người mắc COVID-19 tại nhà
Bộ Y tế vừa có văn bản số 7323/BYT-KCB gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc cho phép các bệnh viện lập phòng khám từ xa để tư vấn và điều trị người mắc COVID-19 tại nhà.
Thăm khám và điều trị cho F0 trên địa bàn Phường 6, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/TTXVN
Theo Bộ Y tế, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, số người nhập viện điều trị tăng cao, gây quá tải cho các bệnh viện, đồng thời số người bệnh F0 đang điều trị tại nhà rất lớn.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh tại các địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp thành lập phòng khám từ xa để tư vấn và điều trị cho người bệnh tại nhà qua sử dụng Telehealth trong điều trị COVID-19.
Để triển khai hoạt động này, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện xây dựng kế hoạch cụ thể của phòng khám về tổ chức nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất, quy chế hoạt động trình giám đốc các bệnh viện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
Bệnh viện phải bố trí nhân sự có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc tư vấn khám và hướng dẫn điều trị cho người bệnh, có lịch phân công trực thường xuyên 24/24h tại phòng khám.
Các bác sĩ cần sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện có như Zalo, Zoom, Viber, Messenger, ứng dụng sổ quản lý sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử... để hỗ trợ hiệu quả nhất cho người bệnh.
Đồng thời, các bệnh viện phải có số điện thoại được công khai trên các phương tiện truyền thông để người dân tiện liên hệ khi cần trợ giúp.
Theo Bộ Y tế, các bệnh viện có thể cho phép các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được phép kê đơn điện tử đúng chuyên khoa mình được cấp chứng chỉ hành nghề cho người bệnh mắc COVID-19 trong trường hợp khẩn cấp.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, các bệnh viện tuyến tỉnh có thể đề nghị Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy và các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ về chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức thực hiện phòng khám từ xa tư vấn và điều trị cho các ca F0 tại nhà trong quá trình hoạt động.
Trước đó, ngày 5/8, Bộ Y tế cũng đã có công văn về việc tăng cường sử dụng Telehealth trong điều trị COVID-19.
Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện điều trị COVID-19 thuộc phạm vi quản lý thực hiện nhiệm vụ được giao trong Đề án, ưu tiên triển khai ngay kết nối Telehealth giữa các khoa/phòng trong bệnh viện và giữa bệnh viện với bệnh viện.
Các bệnh viện được giao nhiệm vụ trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng khẩn trương thiết lập mạng lưới tư vấn, hội chẩn từ xa với các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 theo phạm vi phụ trách bằng các phương tiện thông tin thuận lợi nhất (mạng Viettel, VNPT, Zoom, Zalo, Viber, điện thoại...) để hướng dẫn phân loại tình trạng người bệnh, tư vấn cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, chuyển viện phù hợp, kịp thời.
Các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 tuyến dưới cần bố trí nhân lực, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền... và cử đầu mối liên hệ, kết nối ngay với các bệnh viện phụ trách vùng, quốc gia để được hướng dẫn, hội chẩn từ xa theo định kỳ và đột xuất.
TP.HCM lập thêm 2 bệnh viện điều trị Covid-19 Bệnh viện điều trị Covid-19 Từ Dũ được thành lập với quy mô 150 giường, 210 nhân viên chuyên môn; còn Bệnh viện điều trị Covid-19 Sài Gòn có 200 giường và 300 nhân viên. Chiều 2/8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký quyết định thành lập Bệnh viện điều trị Covid-19 Từ Dũ đặt tại 227 Cống Quỳnh, quận...