Đang mùa dịch cúm A/H1N1, bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này chưa?
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Từ 1/6 đến nay, bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã ghi nhận 16 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1. Bộ Y tế cho biết, cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao và lan nhanh trên diện rộng.
Trong điều kiện bình thường, virus gây bệnh có thể tồn tại từ 24 – 48 giờ trên các bề mặt đồ dùng như tay vịn cầu thang, bàn ghế… và từ 8 – 12 giờ trên quần áo, 5 phút trên lòng bàn tay. Trong môi trường nước, virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại lên đến 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C.
Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các vật dụng chứa nước bọt hay dịch tiết của người bệnh. Không chỉ tấn công vào các tế bào của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, người dân cần chủ động nắm bắt dấu hiệu nhận biết bệnh để phát hiện sớm, từ đó phòng tránh lây lan và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết cúm A/H1N1:
- Sốt cao đột ngột (trên 38 độ C).
- Ho khan kèm theo biểu hiện đau họng.
- Sổ mũi, chảy nước mũi.
Video đang HOT
- Người mệt mỏi, đau nhức cơ khắp người.
- Đau đầu.
- Có thể kèm theo tình trạng chảy nước mắt, mắt đỏ.
Cúm A/H1N1 có biểu hiện giống với triệu chứng cúm thông thường, chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm dịch mũi họng tại các cơ sở y tế. Do đó, người dân nên tránh chủ quan và thực hiện kiểm tra khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus. Đặc biệt, nếu những biểu hiện trên xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ nhiễm cúm cần khẩn trương khám và kiểm tra.
Một số khuyến cáo phòng bệnh:
Virus cúm có thể tổn tại lâu trong môi trường, do đó, người dân cần chủ động thực hiện những điều sau để phòng tránh bệnh:
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các bề mặt có thể chứa virus.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người.
- Giữ nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhằm giảm nguy cơ nhiễm virus.
- Theo dõi sức khỏe của bản thân, chú ý đặc biệt tới những biểu hiện cúm và thực hiện khám kịp thời.
- Khi xác định đã nhiễm cúm, nên cách ly và báo cho cơ quan làm việc, học tập và các cơ sở y tế địa phương.
Theo Helino
Bệnh viện Từ Dũ đã khống chế được ổ dịch cúm A/H1N1
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho biết như vậy tại cuộc làm việc với Sở Y tế sáng nay 4-6 tại bệnh viện.
Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế, kiểm tra tình hình diệt khuẩn tại khu vực Nội soi ở lầu 5 - Ảnh: HỒNG PHƯƠNG
Sáng nay 4-6, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế, đã đến bệnh viện Từ Dũ kiểm tra công tác xử lý, phòng dịch cúm A/H1N1.
BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó giám đốc bệnh viện, cho biết sau khi phát hiện dịch cúm A/H1N1, bệnh viện đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và bệnh viện Bệnh nhiệt đới xử lý tình huống nhanh chóng.
Cụ thể, 17 bệnh nhân và 6 nhân viên y tế được cho uống thuốc Tamiflu. Các trường hợp sốt có chỉ định được xuất viện được theo dõi, cách ly tại địa phương. Tất cả bệnh nhân đều được hướng dẫn cách phòng tránh dịch lây lan cộng đồng.
37 trường hợp có lịch phẫu thuật trong thời gian xảy ra và xử lý ổ dịch được dời lịch toàn bộ.
Bệnh viện cũng đã tiến hành khử khuẩn khu vực ổ dịch liên tục đến trưa hôm nay.
"Cho tới thời điểm 7h sáng nay, tại khu vực lầu 5 - Nội soi, chỉ còn 5 bệnh nhân, trong đó có 1 bệnh nhân sốt. Tuy nhiên, tới sáng nay bệnh nhân cũng đã hết sốt. Điều đó chứng tỏ, hiện tại bệnh viện đã tạm thời khống chế được dịch bệnh" - BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi thông tin.
Nhân viên vệ sinh liên tục lau chùi, khử khuẩn tại các phòng trống - Ảnh: HỒNG PHƯƠNG
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Hưng đánh giá cao việc xử lý tình huống khi có dịch tại bệnh viện. Bệnh viện đã phát hiện sớm và phối hợp tốt với bệnh viện Nhiệt Đới ngăn dịch lây lan.
"Để phòng chống dịch cúm A/H1N1, đề nghị trung tâm Y tế dự phòng tiếp tục giám sát, theo dõi và xử lý ngay những trường hợp nghi ngờ.
Bệnh viện cần rà soát lại các quy định, quy trình về vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện là cấp thiết. Đặc biệt, bệnh viện cần bố trí nhân viên y tế thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân, thân nhân rửa tay ngừa khuẩn", ông Hưng yêu cầu.
Cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Trong năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo dịch ở cấp độ 6, cấp độ cao nhất và là đại dịch trên quy mô toàn cầu. Cho tới cuối tháng 7-2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả năm châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một ngàn trường hợp tử vong.
Theo tuoitre.vn
Ổ dịch cúm A/H1N1 lớn chưa từng có trong bệnh viện Đến chiều 3-6, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết đã có thêm 5 nhân viên y tế của bệnh viện bị nhiễm cúm A/H1N1, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 28 ca. Trong 28 ca này, có 8 nhân viên của khoa nội soi và 20 bệnh nhân. Các bệnh nhân chưa xuất viện tại một phòng của khoa nội...