Đang ‘mất tích’, Jack Ma vẫn bị dân mạng Trung Quốc chỉ trích
Dù tỷ phú Trung Quốc đã biến mất trên mạng xã hội trong hơn 2 tháng, ông vẫn nhận nhiều chỉ trích về các phát biểu trước đây của mình.
Những ngày đầu tháng 1, câu hỏi “ Jack Ma đang ở đâu” bỗng xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Tỷ phú Trung Quốc đã không có mặt trên sóng truyền hình, dừng tương tác trên mạng xã hội gần 2 tháng nay.
Sự biến mất của Jack Ma gây ra nhiều đồn đoán, đặc biệt là khi công ty Ant Group do ông sáng lập bị hủy IPO vào tháng 11 vì mâu thuẫn với chính sách tài chính của Trung Quốc.
“Biến mất” trên truyền hình, mạng xã hội tới hội nghị
Những đồn đoán về sự biến mất của Jack Ma xuất hiện sau khi thông tin về tập cuối cùng của chương trình thực tế “Người hùng kinh doanh châu Phi” được tiết lộ. Jack Ma là một trong những giám khảo được yêu thích nhất của chương trình.
Financial Times cho biết nhiều thí sinh muốn được gặp và giới thiệu trực tiếp với tỷ phú Trung Quốc về dự án của mình, với hi vọng nhận được đầu tư từ quỹ của ông. Dù vậy, trong tập cuối, được ghi hình từ tháng 11, Jack Ma đã bị thay bằng bà Lucy Peng, một nhân vật quan trọng khác của Alibaba và Ant Group
Hình ảnh của Jack Ma trên website chương trình đã bị thay bằng bà Lucy Peng, một nhân vật quan trọng khác của Alibaba.
Không chỉ bị thay thế trong tập cuối, hình ảnh của Jack Ma cũng bị thay thế bằng ảnh bà Peng. Đoạn video giới thiệu về tập cuối cũng không nhắc gì đến vị tỷ phú Trung Quốc, người đã theo chương trình từ năm ngoái. Theo người phát ngôn của Alibaba, ông không thể tham dự chương trình này do “xung đột lịch trình”.
Trên Weibo, một người dùng chỉ ra rằng Jack Ma cũng không xuất hiện tại Hội nghị thương mại Thượng Hải – Chiết Giang, sự kiện mà ông góp mặt hàng năm. Chiết Giang là quê hương của Jack Ma, và ông cũng là một trong những đại diện ưu tú nhất của tỉnh này.
Trên mạng xã hội, Jack Ma cũng “im tiếng” kể từ ngày 17/10, một tuần trước khi ông đưa ra bài phát biểu chỉ trích hệ thống quản lý tài chính tại Trung Quốc. Bài đăng gần nhất của ông trên Weibo nói về cuộc gặp với hơn 100 hiệu trưởng Trung Quốc để bàn về giáo dục.
Jack Ma không xuất hiện tại Hội nghị thương mại Thượng Hải – Chiết Giang, dù ông đã có mặt mọi năm trước.
Trong khi đó, bài đăng gần nhất của Jack Ma trên Twitter là từ 10/10, nói về sự hợp tác với Hoàng tử William của Vương quốc Anh để chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Dù không lên mạng, Jack Ma vẫn bị chỉ trích
Trên các mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, gần đây cũng xuất hiện nhiều bài viết thắc mắc Jack Ma đang ở đâu. “Mã Vân đang ở đâu thế” hay “Mã Vân bị hạn chế xuất cảnh” là những từ khóa xuất hiện khi gõ từ Mã Vân (tên thật của Jack Ma) trên Weibo. Dù vậy, chủ đề về tỷ phú Trung Quốc không mấy thịnh hành.
Theo một nhà tư vấn đang làm việc tại Trung Quốc, khả năng cao là Jack Ma đang bị hạn chế xuất hiện trên truyền thông hoặc mạng xã hội.
Sóng gió đến với Jack Ma sau bài phát biểu chỉ trích hệ thống ngân hàng Trung Quốc vào tháng 10/2020.
“Tôi nghĩ ông ấy bị buộc phải im tiếng. Đây là tình huống khá đặc biệt, liên quan nhiều hơn tới quy mô của Ant và sự nhạy cảm của các quy định về tài chính”, Duncan Clark, Chủ tịch công ty tư vấn công nghệ BDA China, có trụ sở tại Bắc Kinh nói với CNN .
Ông Clark cho rằng chính quyền Trung Quốc muốn góc nhìn của mình về vụ việc Ant Group phủ sóng truyền thông, và Jack Ma hay các lãnh đạo của Ant Group cũng biết rõ phản đối quyết định này sẽ không có lợi.
“Dù vậy, cũng phải nói là sự im lặng này thật đáng ngạc nhiên”, ông Clark nhận xét.
Trong khi Jack Ma chưa xuất hiện trở lại, hình ảnh của ông đối với công chúng đang dần xấu đi. Nhiều bình luận về bài viết của ông trên Weibo vào tháng 10 chỉ trích cách ông sử dụng từ ngữ để mô tả học sinh Trung Quốc.
Sự cố của một nhân viên nền tảng Pinduoduo mới qua đời vì làm việc kiệt sức càng khiến làn sóng chỉ trích hướng tới nhà sáng lập Alibaba. Trong quá khứ, Jack Ma từng nhiều lần lên tiếng ủng hộ văn hóa làm việc 996, cống hiến hết mình cho công việc.
“Còn trẻ mà không làm theo lịch 996 thì bao giờ mới làm? Các bạn nghĩ không phải làm việc vất vả mới là cái đáng khoe à? Nếu không đầu tư thời gian, năng lượng nhiều hơn người khác, làm sao có thể đạt được thành công”, Jack Ma nói trong một cuộc họp của Alibaba vào tháng 4/2019, khi ông vẫn còn giữ cương vị CEO công ty này.
Năm 2019, Jack Ma từng bị phản đối vì cổ vũ văn hóa làm việc 996.
Chỉ trong 1 ngày, có thêm hàng trăm bình luận về văn hóa này trong bài viết cũ của Jack Ma.
“996 tốt thật đấy nhỉ. Nó khiến người ta mệt mỏi và đột tử luôn”, một người dùng bình luận.
“Đừng có đạo đức giả. 996 chỉ tốt cho doanh nghiệp của ông thôi, và đe dọa cuộc sống của người khác” là một bình luận khác.
Đầu năm 2019, một nhóm lập trình viên Trung Quốc đã khởi tạo kho lưu trữ mang tên 996.ICU trên GitHub nhằm chỉ trích lịch trình làm việc không hợp lý của các công ty công nghệ trong nước, bao gồm cả Youzan và JD.com. Không lâu sau, các chủ đề về 996 đã thổi bùng lên làn sóng tranh luận trên khắp Trung Quốc.
Ngoài Jack Ma, nhà sáng lập JD Richard Liu Qiangdong cũng từng chia sẻ ông “không coi những kẻ lười biếng là anh em”, và kêu gọi mọi nhân viên cùng mình cống hiến.
Theo Luật Lao động Trung Quốc, nhân viên được phép kéo dài thời gian làm việc lên đến 3 giờ vì những lý do đặc biệt, tuy nhiên, nhân viên không được phép làm thêm quá 36 giờ/tháng.
Ai có thể thay thế Jack Ma?
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2019, Jack Ma đã chọn được người thay thế mình lãnh đạo Alibaba. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cái tên khác có thể đảm nhận vị trí này.
Tháng 9/2019, Jack Ma chính thức "nghỉ hưu" và không còn giữ vai trò quản lý với Alibaba. Ông rời khỏi vị trí chủ tịch Alibaba trong dịp tập đoàn này tròn 20 tuổi, còn bản thân Jack Ma 55 tuổi. Khi nghỉ hưu, Jack Ma sở hữu khối tài sản lên đến 41,8 tỷ USD, là người giàu nhất Trung Quốc, theo Bloomberg Billionares Index .
Không còn gánh nặng lãnh đạo Alibaba, Jack Ma cho biết ông sẽ tập trung vào các hoạt động từ thiện và giáo dục. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định Jack Ma vẫn còn ảnh hưởng rất lớn với công ty do mình sáng lập. Ông vẫn nắm 6,22% cổ phần của Alibaba, là thành viên của "Đối tác Alibaba", nhóm lãnh đạo có quyền và lợi ích cao nhất đối với công ty này.
Người thay thế Jack Ma trên cương vị chủ tịch Alibaba là Daniel Zhang, trước đó là CEO của công ty này. Ông Zhang, 48 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố Thượng Hải. Ông làm trong ngành tài chính khi bắt đầu sự nghiệp, sau đó từng làm việc tại công ty Shanda Interactive và PwC trước khi gia nhập Alibaba.
Ông Zhang đã làm việc tại Alibaba 11 năm trước khi được Jack Ma lựa chọn là người thay thế mình vào năm 2018. Ông được đề cử chức vụ CEO vào năm 2015, và trước đó là Giám đốc vận hành (COO) của Alibaba.
Trong khi Jack Ma vừa là lãnh đạo, vừa nổi bật trong vai trò người đại diện cho Alibaba thì ông Daniel Zhang được đánh giá là trầm tính, kín đáo hơn. Bloomberg cho biết cha của một nhân viên Alibaba từng nhầm ông Zhang là lao công tại công ty này.
Daniel Zhang là người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ngày mua sắm 11/11. Ông cùng các cộng sự đã đi thuyết phục các đối tác để giảm giá, sau đó quản lý toàn bộ ngày Độc thân đầu tiên năm 2009. Ngày 11/11 giờ đây trở thành dịp giảm giá, mua sắm tốt nhất năm của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc.
Ant Group, công ty tách ra từ Alibaba là chủ sở hữu nền tảng thanh toán Alipay, cùng hàng loạt dịch vụ tài chính khác. Jack Ma vẫn là một trong những cổ đông chính của công ty này, nhưng không đóng vai trò lãnh đạo trực tiếp. Lãnh đạo cao nhất của công ty này là Eric Jing, và CEO là Simon Hu. Những người này đều là nhân vật gắn bó lâu năm tại Alibaba. CEO Simon Hu được bổ nhiệm cuối năm 2019 trong đợt thay đổi lãnh đạo của Ant Group.
Ông Simon Hu gia nhập Alibaba từ năm 2005. Trước khi gia nhập Ant, ông là giám đốc mảng điện toán đám mây của Alibaba. Ông Hu thay thế ông Eric Jing làm chủ tịch Ant từ năm 2018, nhưng khi đó vẫn giữ chức CEO của ngân hàng MYBank. Tới cuối năm 2019, ông mới thay Eric Jing để làm CEO của Ant Group.
Một lãnh đạo khác cũng được chú ý của Alibaba là bà Lucy Peng. Bà Peng chính là người thay thế Jack Ma trong tập cuối cùng show truyền hình "Người hùng kinh doanh châu Phi". Jack Ma không xuất hiện trong tập này, được ghi hình vào cuối tháng 11, dù trước đó ông là một trong những giám khảo được yêu thích nhất của chương trình
Bà Peng từng là một giảng viên đại học, trước khi từ bỏ nghề giáo và trở thành một trong những nhân viên đầu tiên của Alibaba vào năm 1999. Bà trở thành CEO của Alipay vào năm 2010, sau đó là một trong những nhà sáng lập Ant Financial Services, tiền thân của Ant Group. .
Là một trong những nhân viên đầu tiên của Alibaba, bà Peng cũng kinh qua nhiều vị trí quan trọng của tập đoàn này. Bà Peng trở thành giám đốc nhân sự trước khi nhận vị trí ở Alipay, sau đó giữ chức CEO của Ant cho tới năm 2016. Năm 2018, bà trở thành CEO của Lazada, công ty được Alibaba mua lại. Hiện bà Peng là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, với tài khoản hơn 1 tỷ USD.
WSJ tiết lộ mục tiêu chính đằng sau đòn trừng phạt Jack Ma: 'Kho báu' dữ liệu tín dụng nửa tỷ người của Ant Chính quyền Trung Quốc đang muốn yêu cầu Ant phải chia sẻ "kho báu" dữ liệu tín dụng của nửa tỷ người. Theo tờ WSJ, nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực khiến Jack Ma làm một điều mà vị tỷ phú đã khăng khăng từ chối từ lâu: Chia sẻ kho dữ liệu khổng lồ về tín dụng tiêu dùng. Trong...