Đang mang bầu nhưng chị dâu vẫn trang điểm đậm, mặc váy ôm sát người và tuyên bố hùng hồn khiến mẹ tôi giận tái mặt
Thấy chị dâu bị mắng, tôi cũng thương nhưng thôi cũng kệ. Ai đời có bầu lại ăn diện diêm dúa kiểu đấy thì ai mà bênh vực cho nổi.
Chị dâu tôi theo chủ nghĩa của cái đẹp. Nghĩa là làm gì, đi đâu cũng phải đẹp, kể cả đi đổ rác. Mỗi ngày chị ấy dậy rất sớm nhưng lúc nào cũng phải chạy như bay, lật đật vì trễ giờ làm. Mà nguyên nhân cũng chỉ vì: “Nay son màu gì? Mặc váy nào? Đánh phấn mắt màu gì cho hợp tông? Giày nào mới vừa đẹp vừa hợp thời tiết…?”.
Đến mức anh tôi nhiều khi lắc đầu ngán ngẩm, bỏ chị tự đi một mình dù cả hai làm chung công ty. Có khi anh ấy còn thở dài, than thở hồi yêu chị vì thấy chị lúc nào cũng chỉn chu, sạch sẽ, quyến rũ. Giờ anh chán đến tận cổ mỗi khi phải đợi chị làm đẹp trước khi ra khỏi nhà.
Về nhà tôi làm dâu 1 năm nay nhưng chưa bao giờ chị dâu vào bếp nấu được một bữa cơm vì sợ hỏng móng tay. Hôm nào mẹ tôi bệnh là cả nhà ăn cơm tiệm hoặc mua lẩu về ăn. Cũng may tôi và bố đều dễ tính nên tặc lưỡi cho qua chuyện chứ gặp nhà nào khó khăn thì chị dâu tôi chắc chẳng ở nổi.
Hiện tại chị ấy đang mang bầu được 5 tháng, bụng đã bắt đầu nhô lên cao, tròn lẳn. Vì lần đầu tiên có cháu nên cả nhà tôi, ai cũng phấn khích mong đợi. Nhưng chị dâu lại không hề nghĩ như thế. Chị ấy vẫn mang cái tư tưởng có bầu nhưng cũng phải thật xinh đẹp. Thế là chị ấy chi một núi tiền để mua son phấn cho người mang thai. Rồi váy bầu cũng phải thật quyến rũ. Thôi thì nhà tôi cũng kệ, chỉ cần tinh thần chị ấy luôn khỏe khắn, thoải mái là được rồi.
Chị dâu tôi theo chủ nghĩa của cái đẹp. Nghĩa là làm gì, đi đâu cũng phải đẹp, kể cả đi đổ rác. (Ảnh minh họa)
Nào ngờ hôm qua, khi cả nhà chuẩn bị đi đám cưới thì chị dâu từ trên lầu đi xuống. Chị ấy mặc một cái váy ôm sát người, vạt váy dài chấm đất, thậm chí còn dùng đai buộc bụng để bụng trông tròn trịa hơn. Chị còn mang đôi giày cao gót, tay vịn cầu thang, tay xách tà váy đi xuống rồi hùng hồn tuyên bố phải thật đẹp, thật quyến rũ để ai cũng phải ngước nhìn.
Khỏi phải nói, mẹ tôi giận đến tái mặt. Đợi chị xuống lầu, mẹ tôi mắng ngay và yêu cầu chị trở về đúng vị trí là một người con dâu, một bà bầu trong nhà. Chị dâu tôi trước giờ chưa từng thấy mẹ chồng hung dữ như thế nên sợ xanh mặt, khóc nức nở và đi thay váy áo khác, xóa lớp trang điểm dày cộm trên mặt đi.
Video đang HOT
Mẹ tôi vốn cũng chẳng muốn nói nhưng thấy chị ấy mặc váy quá dài, mang giày cao gót nên vừa giận vừa sợ cho đứa bé trong bụng. Sáng nay tôi thấy chị dâu đã để mặc mộc và mặc áo rộng hơn nhưng chẳng biết sẽ kéo dài được bao lâu. Tôi có nên góp ý với anh trai để anh ấy biết cách dạy lại vợ trong cách ăn mặc không cả nhà?
Mẹ chồng nhất quyết không cho cháu về ngoại với lý lẽ "nhập gia tùy tục", cơn cuồng nộ của nàng dâu vốn hiền lành khiến bà xấu hổ nhận sai
Chẳng đôi co, chẳng giải thích nhiều, Hảo chỉ nói đúng một câu khiến mẹ chồng cứng họng. Sau đó, cô mặc bà giận dữ mà bế con về ngoại chơi.
Hảo và Minh lấy nhau được hơn 1 năm và đã sinh bé gái được tròn 5 tháng.
Sau khi cưới, vợ chồng Hảo về sống chung với bố mẹ chồng. Gia đình nhà Minh vốn có nề nếp gia phong, trên bảo dưới phải nghe không được phép cãi lời.
Ngày mới lấy Minh, Hảo dường như bị sốc văn hóa giữa hai gia đình. Bởi nhà mẹ đẻ của Hảo cũng có nề nếp, nhưng mọi người đối xử với nhau rất thoải mái, không ngột thở như khi cô ở nhà chồng.
Bố mẹ Minh khó tính đến mức đi đứng của Hảo đều phải điều chỉnh cho phù hợp. Ngôn ngữ xưng hô luôn là "một điều dạ, hai điều vâng". Cho tới việc chi tiêu đi chợ nấu ăn cũng phải thông qua mẹ chồng... Đương nhiên điều này khiến Hảo rất khó chịu. Nhưng nghe lời mẹ đẻ dặn dò trước lúc đi lấy chồng rằng phải nín nhịn để nhà cửa êm ấm, nên cô cũng biết điều, chưa cãi lại bố mẹ chồng lần nào.
Sống chung với mẹ chồng khó tính khiến Hảo phải chịu ấm ức nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Cho đến một hôm, Hảo nói với chồng muốn về mẹ đẻ chơi 1 vài tuần. Bởi suốt thời gian mang bầu và ở cữ, cô không được về ngoại. Mẹ đẻ có lên thăm nom nhưng cũng ngại mẹ Minh nói ra nói vào nên ở với cô có 5 ngày là lại về.
Thấy Hảo nói như vậy, Minh cũng đồng ý. Nhưng anh dặn rằng: " Em về thì cứ về nhưng trước khi đi em nhớ xin phép bố mẹ nhé". Hảo vâng dạ, tất nhiên là cô sẽ xin phép bố mẹ chồng rồi. Sống ở nhà Minh hơn 1 năm, cô cũng thừa hiểu được mẹ chồng sẽ khó chịu ra mặt khi có điều gì làm trái ý bà.
Buổi trưa hôm đó, khi cả nhà đang ăn cơm. Hảo lên tiếng: "Bố mẹ ơi con xin phép cuối tuần này đưa cháu về ngoại chơi 1 tuần ạ. Bởi lâu rồi con cũng không về thăm bố mẹ con, với ông bà cũng mong cháu gái ạ".
Bố chồng Hảo thì không nói năng gì, nhưng mẹ chồng cô ngưng gắp thức ăn, quay sang hỏi cô: " Đang yên đang lành về làm gì. Cuối tuần này mẹ còn đi họp CLB hội làm thơ". Hảo nhẹ nhàng đáp lại: "Như con đã trình bày ở trên rồi ạ, lâu rồi con chưa về, với nữa ông bà ngoại cũng mong cháu. Con cũng chỉ ở nhà gần 1 tháng nữa là phải đi làm lại rồi. Tranh thủ dịp này con muốn đưa cháu về chơi, mấy nữa sợ bận bịu lại không về được".
Mẹ chồng Hảo không nói gì nữa, tiếp tục gắp thức ăn khiến Hảo nghĩ rằng bà đã đồng ý. Nghĩ mình được về ngoại, Hảo háo hức nên đã đi ra ngoài mua sắm 1 ít đồ về biếu bố mẹ. Cô cũng không quên mua cho cả bố mẹ chồng.
Hảo thẳng thắng đáp trả lại khiến mẹ chồng cứng họng. (Ảnh minh họa)
Nhưng chẳng hiểu sao đến sáng thứ 7 khi Hảo đang gọi taxi để mẹ con về ngoại thì mẹ chồng đùng đùng nổi giận, nói là cô về quê mà không xin phép.
Lúc đó Hảo mới ngớ người, cô nói: " Chẳng phải hôm thứ 5 khi cả nhà đang ăn cơm con đã hỏi ý kiến bố mẹ rồi mà ạ?". Nhưng mẹ chồng đáp lại luôn: "Cô xin phép nhưng tôi đã đồng ý chưa?".
Liếc xuống hành lý của Hảo mang về nhà mẹ đẻ, bà mẹ chồng tiếp tục: "Về nhà bố mẹ đẻ chơi có 1 tuần mà còn mang nhiều thứ thế kia. Hay cô dấm dúi mang của nhà này về làm giàu đằng ngoại".
Câu nói ấy của mẹ chồng khiến Hảo tức anh ách, cô đáp trả lại: "Một túi là quần áo của con và cháu, 1 túi là bỉm là sữa, còn có mỗi cái túi nhỏ kia là hai hộp bánh Trung Thu con mua mang về biếu bố mẹ con, chứ con lấy gì của nhà mẹ mà mẹ nói thế ạ. Bánh Trung Thu con cũng mua cho 2 nhà như nhau".
Thấy Hảo nói thế, mẹ chồng bĩu môi. Bà vẫn tỏ ra không hài lòng bảo: " Nhưng tôi nói rồi, không về là không về. Ở đâu cũng phải có nề nếp, bố mẹ chồng chưa đồng ý, con dâu đã tự ý bỏ về ngoại. Nhập gia thì phải tùy tục, chứ đây không phải là cái chợ mà cô thích đi thì đi, thích ở thì ở".
Đến nước này Hảo chẳng nhịn được nữa, cơn uất ức của cô đã dâng lên đến cổ rồi. Hảo quay lại bảo mẹ chồng: "Con về bố mẹ đẻ con chơi đáng nhẽ ra không phải xin phép mẹ mà chỉ là thông báo thôi. Con lấy chồng chứ có phải đi tù đâu mà muốn đi đâu cũng phải được mẹ đồng ý mới cho đi?
Mẹ cũng có con gái, mỗi tuần mẹ mong em ấy về thăm mẹ thế nào thì bố mẹ con cũng như vậy đó. Anh Minh và con cũng có con gái, sau này nó lấy chồng rồi biền biệt không về thì hỏi chúng con có yên lòng được không? Mà hai nhà cách xa nhau hàng trăm cây số đã đành, đây chỉ có 30km thôi mẹ ạ. Suốt một năm qua ở nhà mẹ, số lần con về quê cũng chỉ được đếm trên 5 đầu ngón tay. Lúc đó thì con nhịn nhục, nhưng giờ con có con rồi, con hiểu được cảm giác bố mẹ mong ngóng con cái là thế nào.
Đáng nhẽ ra con còn phải yêu cầu anh Minh đưa con về nhà đàng hoàng. Nhưng cũng vì thông cảm cho công việc của anh ấy. Con chỉ muốn nói thế thôi mong bố mẹ hiểu. Bằng không thì con xin phép về ngoại ở thẳng".
Mẹ chồng Hảo nghe nói thì giận điếng người nhưng bà chưa biết mắng gì. Hảo nói xong thì xe taxi cũng vừa tới, cô ôm con cùng hành lý đi thẳng ra xe mặc mẹ chồng đứng chết chân không nói thêm được câu nào.
Hảo biết bà giận nhưng cô không muốn nhịn. Bởi chịu đựng điều gì thì có thể được nhưng đây là điều cơ bản nhất của 1 đứa con gái đi lấy chồng nên Hảo nhất quyết không nhún nhường.
Đi chơi cùng bạn gái mới, tôi thương cảm nhìn người phụ nữ mang bầu đang bốc dỡ hàng, để rồi sau đó phải rụng rời chân tay khi cô ấy ngẩng mặt lên Tôi rụng rời chân tay, xe máy loạng choạng suýt gây ra tai nạn. Dựng xe vào lề đường, tôi lao nhanh đến chỗ người phụ nữ mang bầu kia. Cuối tuần vừa rồi tôi và bạn gái mới đi dạo phố. Trong lúc dừng chờ đèn đỏ thì tầm mắt tôi để ý thấy một người phụ nữ mang bầu đang làm...