Đắng lòng mẹ già 20 năm xích con ở chân giường
Gần 20 năm nuôi con điên dại, người mẹ già lưng còng, mắt lòa nay đã gần đất xa trời chỉ đau đáu một ước nguyện “được đưa con vào trại tâm thần” để sống hết đoạn đường đời còn lại.
Đang giữa lúc tuổi đời đầy tươi đẹp, chàng trai Vũ Minh Sơn (sinh 1967, quân nhân xuất ngũ) đã bất ngờ bị biến chứng mắc bệnh tâm thần khiến mẹ già khóc cạn nước mắt. Cảnh nghèo, không được chữa trị đến nơi đến chốn, bệnh tình chàng quân nhân mỗi lúc một trầm trọng. Gần 20 năm nuôi con điên dại, người mẹ già nay đã gần đất xa trời chỉ đau đáu một ước nguyện ” được đưa con vào trại tâm thần” để sống hết đoạn đường đời còn lại.
Mong cho con được vào trại tâm thần
Trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong lô B81 phường Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng, quân nhân Vũ Minh Sơn, sinh 1967 (số 12 B81 phường Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng) hiện đang sống lay lắt cùng mẹ già ngoài 80 tuổi, lưng còng, mắt lòa.
Cả gian nhà chỉ có một chiếc giường gỗ nhỏ để cụ Vũ Thị Nhạn (sinh 1934) nằm. Phía sát tường, ngay gần cửa sổ, cụ Nhạn đặt một chiếc đệm mỏng cho anh Sơn nằm. Thấy khách lạ đến, anh Sơn thò đầu ra khỏi chăn, ngồi dậy ngơ ngác nhìn cười ngây ngô. Cụ Nhạn chậm rãi, chống gậy bước gần con trai nói “Có khách đến chơi!”. Thấy người lạ đến đầy nhà, anh Sơn nhoẻn cười, đôi mắt ngây dại như một đứa trẻ.
Rời khỏi chiếc đệm, anh vịn vào tường đứng dậy lê từng bước chân về phía sau nhà đi vệ sinh. Nhìn từng bước chân lê dài trên đất, cổ chân bị chai cứng, thâm tím do bị xích lâu ngày, ai nấy không khỏi xót thương. Một người hang xóm tay bưng hai bát cơm trắng vừa nhanh nhẹn bước tới đặt phần cơm trưa xuống mặt tủ kệ, miệng hỏi anh Sơn “Ăn cơm được chưa nào?”. Xua tay ra chiều chưa muốn ăn, anh Sợn giọng líu chặt đáp ” Mới ăn xong, chưa đói!” rồi lại lẩm nhẩm những câu vô nghĩa.
Quân nhân Vũ Minh Sơn ngây dại như một đứa trẻ
Bác Nguyễn Duy Thăng, SN 1950 cùng lô (khu dân cư-PV) với nhà cụ Nhạn cho biết: Cả lô dân cư này, không ai không biết tình cảnh thương tâm của cụ Nhạn và con trai. Hoàn cảnh cụ rất đáng thương. Sinh được 4 người con trai, cả 4 người đều là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Riêng anh Vũ Minh Sơn, SN 1967, nhập ngũ năm 1987, đóng quân ở biên giới phía Bắc, thuộc Trung đoàn 772 Đặc khu Quảng Ninh, đến năm 1989 thì xuất ngũ về địa phương. Sau khi trở về nhà, từ một cựu quân nhân khỏe mạnh, hiền lành, hoạt bát, ngày ngày đạp xích lô nuôi mẹ, Sơn bỗng trở nên ngây dại. Lắm lúc thần kinh không bình thường, Sơn bỏ nhà lang thang đi khắp đầu đường, xó chợ, đói rách ai cho gì thì ăn đó.
Dường như cậu ta chẳng còn nhận biết được bất cứ điều gì xung quanh, nhiều lúc bất chợt cười điên dại, lúc la hét… khiến ai nấy đều xót thương. Tội nhất, bà cụ đã già nhưng vẫn phải còng lưng ngày ngày chống gậy đi xin về nuôi con dại. Tiếng là có mấy anh em nhưng chúng nó ai cũng khó khăn cả nên không nhờ cậy được gì.
Video đang HOT
Suốt mấy chục năm, Vũ Minh Sơn phải sống với chiếc xích trong góc nhà
Mây lần Sơn bỏ đi, cả lô lại tất tả chia nhau đi tìm. Vì thế, khi tìm được về, gia đình đã phải dùng biện pháp xích chân Sơn vào một dây cáp, cột vào tường nhà để không cho đi lang thang nữa. Và cũng từ đây, cuộc sống của Sơn gắn với chiếc xích sắt và 3 chiếc khóa còng vào cổ chân, quanh quẩn trong 4 bức tường góc nhà ẩm thấp, chật chội và thiếu ánh sáng. “Một con người chứ có phải con vật đâu mà cứ xích mãi như thế được”. – Ông Thăng xót xa chia sẻ.
Sống nhờ tình làng xóm
Trước tình cảnh thương tâm của mẹ con cụ Nhạn, ông Thăng tốt bụng dành thời gian lặn lội khắp nơi từ phường cho đến Bộ Chỉ huy quân sự Tp Hải Phòng làm các thủ tục cần thiết cho Sơn với mong muốn Sơn được hưởng chế độ chính sách cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể, cộng đồng và đặc biệt được đi chữa bệnh.
Tay run run cầm bát cơm đút cho Sơn ăn, cụ Nhạn thều thào: “Tôi bằng này tuổi rồi, hoàn cảnh mẹ già con dại, kinh tế khó khăn, chỉ mong muốn một điều chính quyền hãy tạo điều kiện cho con tôi được đi bệnh viện chữa trị. Tôi sợ sức khỏe không còn, trí nhớ kém, ra đường cũng phải có người dắt thì làm sao chăm sóc được con mình. Nó tâm thần thế, nhỡ có chuyện gì xảy ra thì tôi biết làm sao”. Theo lời người hàng xóm cận kề, cụ Nhạn mắt lòa thế nhưng vẫn cố chống gậy ra chợ nhặt nhanh rau ế, đồ ăn thừa về làm thức ăn cho hai mẹ con.
Thấy hoàn cảnh cụ thương tâm, mấy hộ trong xóm đã chủ động trong mỗi bữa cơm đều nấu dư ra phần cho mẹ con cụ Nhạn. Cứ thế, ngày nọ sang tháng kia, bao năm nay, mẹ con cụ Nhạn đã được cả xóm cưu mang sống qua ngày. Những lúc trái gió trở trời, cụ Nhạn ốm, cả xóm lại thay phiên nhau qua dọn dẹp, chăm nom cụ và anh Sơn. Không chỉ bữa ăn, ngay cả quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cụ Nhạn cũng đều do hang xóm quyên góp mang tới.
Cụ Nhạn đau lòng một ước nguyện ” được đưa con vào trại tâm thần”
” Giờ chỉ mong sao, các cấp chính quyền nghĩ cho hoàn cảnh bà cụ mà đưa anh Sơn đi chữa trị. Riêng phần cụ Nhạn, cả xóm tôi sẵn sàng cùng nhau đùm bọc cụ”, ông Thăng nói.
Trao đổi với báo chí, ông Tạ Trung Lương – Bí thư đảng ủy phường Cát Bi cho biết ” Hoàn cảnh gia đình cụ Nhạn là một trường hợp đặc biệt của phường với mẹ già con tâm thần. Vừa qua (năm 2012), chính quyền phường đã phối hợp cùng Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ kinh phí tu sửa lại toàn bộ căn nhà cấp 4 đã xuống cấp, lụt lội và dột nát cho bà cụ nhằm đảm bảo chỗ ở. Riêng về phần anh Sơn, chính quyền phường sẽ khẩn trương vào cuộc xem xét hoàn tất các thủ tục trong thời gian sớm nhất để đưa anh Sơn đi chữa bệnh.”.
Theo M.Lý
Những người cùng quẫn đi tìm đến cái chết bằng cách nhảy sông tại Hải Phòng
rong một khoảnh khắc bất chợt rơi vào bế tắc, nhiều người nghĩ ngay đến cái chết. Họ nghĩ chết là để giải thoát, chết là hết, sống trên đời chỉ là cõi tạm.
Cầu Niệm nơi xảy ra không ít vụ tự tử
Nhưng sau những cái chết đó là nỗi đau, sự day dứt khôn nguôi của những người đang sống. Liên tiếp trong một tuần, riêng trên địa bàn Hải Phòng đã xảy ra 4 vụ nhảy sông tự tử khiến 4 người bỏ mạng, một người may mắn được cứu sống. Mỗi người là một số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng chọn chung một cách để tìm về cái chết. Đó là nỗi đau của những cái chết trôi.
Giận con, trách vợ, tự giết mình
Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn nhưng qua nhiều năm tích cóp, tằn tiện vợ chồng anh Bùi Văn Ch. và chị Phạm Thị Nh., cùng sinh năm 1966 ở thôn Thượng Trang, xã Bát Trang, (An Lão-Hải Phòng) cũng thay căn nhà ọp ẹp, liêu xiêu bằng ngôi nhà mới vào đầu năm 2013. Chân tay tuy nấm đất, quần áo ám mồ hôi nhưng hai vợ chồng họ cũng chẳng nề hà lao động nuôi hai đứa con, một trai, một gái khôn lớn.
Cha mẹ sinh con trời sinh tính, sinh một đứa con ra đã khó, nuôi dạy một đứa con nên người còn khó gấp vạn lần. Ai là cha mẹ đều hiểu được điều đó. Dĩ nhiên, anh Ch. chị Nh cũng biết vậy. Ngày ngày khi mặt trời còn chưa mọc, hai vợ chồng lại chằng chịt xe chuối vào nội thành bán. Mỗi xe chuối lời lãi được trăm ngàn đồng coi như là một thành công lớn. Người ta buôn đất, bán cát vợ chồng anh buôn thúng bán bưng dẫu sao lo đủ cho cuộc sống gia đình.
Vợ chồng anh nghĩ vậy nhưng con cái thì không, đặc biệt là cô con gái thứ 2 - cũng là cô con út. Người con trai lớn đi làm ăn xa, ở nhà chỉ có cô gái út là nỗi vui của vợ chồng họ mỗi khi bước chân về nhà. Nhưng chừng một tháng nay, đang học cấp 3 cô con gái đột nhiên bỏ học rồi "tễnh" theo tiếng gọi của tình yêu. Không ai hiểu con bằng cha mẹ. Anh chị biết cái tuổi của con gái nếu chẳng may vướng vào tình yêu thì dễ gặp tai hại, học hành dở dang, bi kịch bẽ bàng. Khuyên răn mãi con gái vẫn bỏ ngoài tai, hai vợ chồng bỗng dưng chán nản. Chán nản cũng đúng, đó là tâm trạng của bất kỳ ai khi đành bất lực trước một khó khăn nào đó. Nhưng chọn giải pháp như hai vợ chồng họ làm thì thật đáng trách.
Khuyên con không thành họ nói thẳng với con gái: "Không dạy được con, bố mẹ thà chết còn hơn". Đôi vợ chồng ấy nghĩ, mình khổ cực như thế, nhọc nhằn như thế tất cả cũng vì tương lai của con. Giờ nó bỏ học theo trai, can không được thì sống làm gì. Chết là hết. Chết là còn nhìn thấy đứa con gái ương bướng bỏ trốn theo trai. Chết là không còn nghe thấy lời ra tiếng vào dị nghị của bà con lối xóm. Một buổi tối họ dắt tay nhau đi và vĩnh viễn không bao giờ về.
Không thống kê hết bao nhiêu người đã tự vẫn trên sông Lạch Tray
14h45 ngày 24/10, anh Nguyễn Văn Hường, sinh 1964, ở Ứng Hòa, Hà Nội, thuyền phó tàu BG-0006 đang bốc hàng xuống bãi than bên bờ sông Lạch Tray (thuộc tổ 14 phường Bắc Sơn, Kiến An) thì phát hiện 2 xác người buộc tay vào nhau, nổi ngay dưới mũi tàu nên trình báo CAP Bắc Sơn... Họ không ai khác chính là đôi vợ chồng giận con mà tìm đến cái chết.
Bi kịch gia đình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ nhảy sông tự tử ở Hải Phòng. Cầu Rào, cây cầu nổi tiếng TP Hải Phòng bắc qua sông Lạch Tray luôn là một nỗi ám ảnh. Không biết bao nhiêu vụ nhảy sông tự tử khiến người dân thành phố bàng hoàng.
Con cái đã trưởng thành, bi kịch gia đình bao năm dồn ép lại dần lớn, nên anh Nguyễn Hữu Thanh (49 tuổi, trú tại số ngõ 333A, đường Văn Cao, phường Đằng Lâm, quận Hải An) chỉ biết tìm vui trong rượu. Sức chịu đựng của con người đến đâu còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Chẳng biết giữa anh Thanh và vợ con có những khúc mắc gì, nghiêm trọng đến đâu nhưng chúng tôi nghĩ thắt được thì ắt mở được, tuyệt nhiên không bài toán nào không có lời giải đáp, có chăng chỉ chưa tìm ra cách giải hay nhất. Cũng chẳng rõ, giữa vợ chồng, con cái họ đã mấy lần ngồi lại với nhau để giải quyết mâu thuẫn. Có thể có và cũng có thể chưa khi nào tất cả những thành viên trong gia đình có thiện chí để cùng nhau gỡ nút thắt. Bởi thế cho nên bi kịch cứ đắp đầy theo năm tháng.
Ngày 31/10, sau khi nhắn tin nhắn về nhà, anh Nguyễn Hữu Thanh leo lên lan can cầu Rào nhảy xuống sông Lạch Tray tự vẫn. Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày, thi thể anh Thanh mới được tìm thấy. Có người bảo anh Thanh bị con chửi, vợ đuổi đánh nên nhảy sông. Người thì bảo vì mâu thuẫn nhỏ trong gia đình, anh uống say rồi tự tìm đến cái chết. Dù bất kỳ một lý do gì, thì những cái chết như thế thật vô cùng đau đớn. Người chết trong uất ức còn "vết sẹo" của người sống chẳng bao giờ lành.
Tìm đến cái chết bởi những lý do lãng xẹt
Có người nhảy sông chết do không còn tin vào tình yêu, có người chết để chứng minh cho sự chung thủy. Hai nguyên nhân này đều chung một kết quả cuối cùng là... cái chết. Hẳn là người phụ nữ ở huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng biết được kết quả cuối cùng của mình khi nhảy cầu Bính xuống sông Cấm để tự vẫn là gì. Từ ngày thông xe sau khi sửa chữa cho đến nay là tròn 1 năm, nhưng cầu Bính cũng đã chứng kiến nhiều vụ tự tử nhưng lạ thay rất nhiều người được cứu sống.
Cách đây mấy tháng, vào tháng 3/2013, những người dân đi qua cầu Bính (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) thấy 1 nam thanh niên còn trẻ đi bộ trên cầu Bính với dáng vẻ thất thần. Bất ngờ, người thanh niên này trèo qua lan can cầu, lao xuống sông Cấm. Rất may, thanh niên này đã được một tàu đánh cá của người dân cùng các chiến sỹ hải quân tàu HQ 551, thuộc Hải đội 4, ở gần đó cứu vớt kịp thời, đưa đi bệnh viện cấp cứu. Thanh niên này được xác định là Bùi Văn H. (SN 1988, trú tại xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng).
Gian nan tìm thi thể người thân nhảy cầu
Được biết, trước đó không lâu, H. đã uống thuốc sâu tự tử nhưng cũng đã được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời ở Bệnh viện huyện Thủy Nguyên. Đến sáng 5/3, H. trốn bệnh viện ra nhảy cầu Bính tự vẫn nhưng vẫn bất thành. Nguyên nhân khiến chàng trai trẻ tìm đến cái chết do H. mâu thuẫn tình cảm với bạn gái. Một nguyên nhân xưa như trái đất của những bạn trẻ sống tiêu cực, thiếu bản lĩnh trong một xã hội hiện đại.
Nhắc lại vụ việc cũ thấy đau lòng và khi nói vụ việc mới lại càng thấy đau lòng hơn. Ngày 27/10, cũng trên cây cầu Bính, cây cầu dây văng dài trên 1000 mét lại xảy ra một vụ nhảy cầu. Nhân vật chính muốn chết là một cô gái trẻ nghe nói cũng ở huyện Thủy Nguyên. Cô gái đứng một mình trên cầu khá lâu rồi bất ngờ gieo mình xuống sông trước sự bàng hoàng của nhiều người. Thân thể vừa chạm mặt nước thì cũng là lúc một chiếc tàu cá đi tới. Những thuyền viên của tàu không ngại lao xuống vớt cô gái, một ca nô của CSGT kịp thời hỗ trợ. Cô gái được đưa lên bờ an toàn. Có người giận dữ cho cô gái mấy cái bạt tai, có người mắng mỏ sao mà dại dột thế. Cô gái trẻ chỉ biết khóc nấc không nói được lời nào. Theo thông tin của một số người dân thì cô gái trẻ vừa chia tay với người yêu.
Cũng trên con sông Lạch Tray nước cuồn cuộn chảy. Dòng nước vồn vã ấy trong chưa đầy một tuần đã cuốn mạng sống của 4 người trong đó có anh Đào Kim Cường (20 tuổi) ở phường Nghĩa xá, quận Lê Chân. Thông tin được biết, khoảng 22 giờ tối ngày 25/10 anh Cường đang đi chơi cùng nhóm bạn qua cầu Niệm bất thình lình gieo mình xuống dòng sông đang chảy xiết. Một người bạn của Cường cho biết, hành động đó diễn ra quá nhanh, không ai kịp ngăn cản. Sau khi tìm dọc bờ sông không có kết quả, nhóm bạn đã báo cho gia đình anh Cường để tiến hành tìm kiếm. Nhiều ngày tìm kiếm thi thể nạn nhân Cường mới được tìm thấy. Nguyên nhân Cường nhảy sông mãi là một bí ẩn cho đến hôm nay chưa thể lý giải.
Cầu Niệm bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân với quận Kiến An, TP Hải Phòng. Cũng không ai thống kê được những vụ tử tử ở cây cầu này từ trước đến nay. Chỉ biết, sau những vụ nhảy cầu tự tử là tiếng khóc rên riết bên bờ sông trong suốt những ngày tìm xác nạn nhân.
Theo Dantri
Vợ vác gậy đuổi, chồng nhảy cầu tự tử Thấy chồng đi uống rượu về, người vợ bức xúc quay ra mắng rồi cầm gậy đuổi. Lên xe máy bỏ chạy đến cầu Rào, người chồng gần 50 tuổi bỏ lại xe rồi lao mình xuống dòng nước chảy xiết. Nhiều người dân đứng trên cầu Rào chứng kiến việc tìm kiếm ông Nguyễn Văn T. Khoảng hơn 12 giờ ngày 31/10,...