Đắng lòng khi chẳng nhờ cậy được con gái khi tuổi già
Mỗi lúc nghe câu ca: “Có con mà gả chồng gần. Có bát rau cần nó cũng mang cho” mà lòng tôi xót xa. Kiểu này chẳng thể trông mong vào vợ chồng nó, thôi đành 2 thân già nương tựa nhau.
Cứ tưởng con gái lấy chồng gần sẽ được nhờ vả lúc trái nắng trở trời, vậy mà lấy chồng gần con cũng như lấy chồng xa
Tôi cũng là một phụ nữ lấy chồng xa. Nhà tôi và nhà chồng ở hai đầu đất nước. Nhưng chắc vì duyên số, tôi và ông nhà vẫn quen và yêu nhau. Tính tới nay sau 27 năm lấy chồng, số lần tôi về thăm nhà đẻ cũng chưa vượt quá đầu ngón tay.
Rút kinh nghiệm triệt để từ bản thân, khi con gái ở tuổi cặp kê, tôi đã tỉ tê: “ Lấy chồng gần được mẹ đỡ đần mọi bề, thoắt cái sang mẹ, thế mới sướng thân con ạ”.
Tôi hay kể cho con nghe nghìn lẻ nỗi khổ và tủi thân khi lấy chồng xa. Cũng may, 26 tuổi nên con cũng chín chắn và thấu hiểu sự đời. Tôi mừng khi thấy con có tình cảm với những chàng trai ở cùng thành phố.
Bản thân tôi cũng đã để ý kỹ tới các chàng trai đang dòm ngó con gái mình. Tôi thấy có anh chàng nhà ở khu tập thể kế bên cũng khá cao ráo, thông minh. Tôi đã tự nguyện làm bà Nguyệt se mối lương duyên cho con.
Tôi khấp khởi hy vọng tình yêu giữa chúng nảy nở để con gái được lấy chồng gần bởi vì tôi ao ước “Có con mà gả chồng gần. Có bát rau cần nó cũng mang cho” nữa. Tôi rất ưng ý vì có chàng rể gần chưa biết là nó giàu hay nghèo.
Nhưng giấc mộng muốn con gái lấy chồng gần trong tôi gần như sụp đổ. Sau ngày con gái đi lấy chồng khiến tôi vỡ ra nhiều điều tệ hại. Con người xã hội thật chẳng giống với con người gia đình. Con rể của tôi bắt đầu bộc lộ những đức tính xấu, trong đó có tính ưa dựa dẫm nhà vợ.
Chẳng hiểu nghĩ thế nào, con rể xui vợ qua nhà ngoại vay tiền của bố mẹ để ăn tiêu. Chúng đồng tình với nhau nên bày ra cả đống lý do chính đáng. Nếu không đáp ứng, vợ chồng tôi sẽ bị quy keo kiệt. Nhưng vay tiền để làm gì thì không nói, vợ chồng trẻ công ăn việc làm đàng hoàng, vay tiền tiêu pha khiến chúng tôi thêm bực tức.
Từ lúc con gái tôi sinh cháu, hàng ngày tôi còn phải sang nhà chúng làm ô sin “mất phí”. Nhiều ngày mệt mỏi, bệnh tiền đình lại trỗi dậy, tôi muốn ở nhà nghỉ ngơi. Ngay lập tức, tôi lại bị hai vợ chồng nó gọi sang giặt giũ. Nó kêu chỉ có nhờ vả bà ngoại thôi vì lương thấp không đủ tiền nuôi máy giặt.
Con gái còn rỉ tai tôi: “Bố mẹ nấu cơm nhà thì nấu luôn cho chúng con ăn. Con mà nấu thì chồng lại chê vụng về. Với lại đằng nào cũng chỉ thêm bát thêm đũa”. Con gái đã gợi ý thế nên tôi còn mặt mũi nào nỡ chối từ.
Thế là, tôi đi chợ nấu cơm hàng ngày cho con gái con rể sang ăn. Chúng cứ vô tư ăn uống ngày 2 bữa mà chẳng đưa cho vợ chồng già chúng tôi chút tiền đi chợ. Hình như chúng nghĩ tôi phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà chúng thì phải.
Có lúc tôi cũng bực mình lắm nên cho ăn uống đạm bạc. Nhưng được vài bữa lại thương con. Tôi cũng nghĩ tiền mình cho con cho cháu chứ có đi đâu mà thiệt. Tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt với vợ chồng chúng.
Video đang HOT
Là bố mẹ vợ, vợ chồng tôi luôn ý thức đối tốt với các con, đặc biệt là con rể. Vậy mà, con rể tôi ngày một sinh hư. Ngoài giờ đi làm về, nó suốt ngày tụ tập rượu chè với bạn. Hơi men vào rồi thì chửi tứ tung. Nhiều lần nó còn đẩy cửa vào nhà bố mẹ vợ để lèm bèm.
Lúc tỉnh, nó lại sang nhà khoác lác với bố vợ. Nó nói chuyện trước bề trên mà cợt nhả như phải vai bằng lứa. Vợ chồng tôi thương con gái nên cũng đành phải nhịn thằng rể cùn.
Mang tiếng có con gái gả chồng gần mà lúc ốm đau vợ chồng tôi nào có được nhờ vả. Lúc trời lạnh, đầu và lưng tôi đau ê ẩm. Tôi bảo con gái đấm lưng cho mẹ. Nó trả lời ráo hoảnh: “Mẹ bảo bố đi. Con còn chơi với cháu”.
Tôi ốm đến không nuốt được cơm. Phải bắt tội ông nhà tôi dậy sớm đi chợ nấu ăn và lóc cóc chăm sóc. Vậy mà những ngày ấy, vợ chồng con gái vẫn vô tư đi chơi xa cuối tuần, quên cả hỏi han mẹ một câu. Mà kể cả không đi chơi, thấy bố mẹ ốm, nó vẫn bế con sang nhà để bố phải cơm hầu canh hạ từ A-Z.
Vợ chồng già mà vẫn phải hầu con từ A-Z. Kiểu này chẳng thể trông mong vào con gái lúc tuổi già.
Nhiều lúc thấy con gái nhà người ta tình cảm với bố mẹ mà tôi thấy thèm. Chẳng thế mà ông nhà tôi cũng vẫn bảo: Có mỗi một thằng con rể mà phát ngán. Con với cái sống chẳng biết tới bố mẹ là gì, chỉ biết mỗi bản thân nó thôi.
Tôi chẳng biết con gái tôi vô tâm quá hay lấy chồng gần nên quen thói dựa dẫm nhà ngoại nhiều sinh hư. Nhiều lúc, tôi mệt mỏi với cô con gái kiêm hàng xóm cùng khu tập thể của mình quá.
Mỗi lúc nghe câu ca: “Có con mà gả chồng gần. Có bát rau cần nó cũng mang cho” mà lòng tôi xót xa quá. Kiểu này chẳng thể trông mong vào vợ chồng nó lúc tuổi già đâu. Thôi đành 2 thân già nương cậy nhau thôi.
Theo VNE
Tỷ phú mù lòa tìm chỗ nương thân lúc tuổi già
Tôi đã ngỡ, khi các con biết về bệnh tình của tôi, chúng sẽ xót thương tôi thật nhiều và làm mọi cách để tôi quên đi bất hạnh sắp đến nhưng tôi đã nhầm. Các con của tôi, chúng chỉ vội vàng lo nghĩ cho lợi ích của mình, chúng sợ hãi đùn đẩy cho nhau trách nhiệm làm con của mình. Và tôi, một người có tới 2 đứa con, bỗng cảm thấy mình là một người cô độc trên cõi đời này...
Bao nhiêu yêu thương tôi dành cho các con, những hi sinh của tôi, những kì vọng của tôi... tất cả chẳng là gì đối với chúng. Có lẽ chúng không coi tôi là mẹ.
Tôi năm nay 62 tuổi, rất khỏe mạnh duy chỉ có điều, tôi chỉ có thể nhìn thấy mọi thứ trong khoảng 6 tháng nữa và sau đó, tôi sẽ bị mù hoàn toàn. Tôi đề nghị được làm phẫu thuật nhưng bác sĩ nói, bệnh của tôi không thể chữa được, việc thực hiện phẫu thuật không có ý nghĩa gì cả.
Vì thế, tôi chỉ có thể bất lực ngồi chờ ngày bóng tối ập đến cuộc đời mình mà không có cách nào tự giúp được cho mình. Mắt tôi bắt đầu yếu từ khoảng hơn 1 năm trước. Mới đầu, tôi nghĩ đó là do tuổi già. Tôi tự mua thuốc bổ mắt về uống và hạn chế để mắt phải làm việc nhiều.
Nhưng rồi, sau vài lần đột nhiên không nhìn thấy gì, tôi quyết định đi khám và nhận được kết quả từ bác sĩ rằng tôi sẽ nhanh chóng bị mất đi thị lực của mình. Bác sĩ nói tôi cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận chuyện này khi nó tới thực sự.
Khi ấy, tôi bị sốc nhưng tôi vẫn giữ bí mật chuyện này vì tôi không tin bệnh của tôi không chưa được. Tôi tuyệt đối không nói gì với 2 con của mình cả. Tôi không muốn chúng phải lo lắng.
Tôi có 2 người con. 1 trai, 1 gái. Chồng tôi mất đột ngột trong một tai nạn giao thông khi các con còn rất nhỏ. Tôi ở vậy nuôi con chứ không đi thêm bước nữa. Tôi không muốn bọn trẻ phải gọi một người không có máu mủ ruột thịt gì với mình là bố và tôi cũng sợ, tôi lấy nhầm người không tốt thì con tôi sẽ khổ.
Tôi cũng mồ côi bố từ nhỏ, sống với dượng nên tôi hiểu rõ nỗi khổ sở của một đứa trẻ khi sống trong nhà mình mà luôn cảm thấy rằng mình như một người ngoài cuộc, nhất là khi con chung của mẹ tôi với dượng ra đời.
Đời tôi đã khổ, tôi không muốn con cái tôi cũng phải chịu khổ như tôi. Nhiều người nói tôi dại khi bỏ phí cả tuổi xuân để lo cho con nhưng tôi không thấy như vậy là khổ, là lãng phí. Hơn nữa, việc nuôi con của tôi chắc chắn dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều người mẹ đơn thân khác vì tôi có tài chính vững vàng.
Chồng tôi vốn là một người giàu có. Khi anh mất, số tiền anh để lại cho mẹ con tôi nhiều tới mức tôi có thể sống thoải mái, đời con tôi cũng có thể sống thoải mái mà không phải bận tâm đến chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, chuyện này chỉ mình tôi biết.
Thực tế, không có ai biết rằng tôi là một người giàu có bởi tôi sống một cuộc sống hết sức bình thường, thậm chí có lúc còn có phần thiếu thốn. Tôi làm vậy cũng vì các con của mình. Tôi rất sợ một mình tôi nuôi dạy con cái, để các con sống trong cảnh giàu sang, không phải lo nghĩ thì các con sẽ khó lòng mà trưởng thành và khó lòng biết được giá trị của đồng tiền.
Chuyện công tử, tiểu thư nhà giàu sa ngã, ăn chơi không điểm dừng đã trở thành chuyện quá quen thuộc trên mặt báo. Tôi không muốn con cái mình trở thành những người như vậy nên tôi để các con mình sống trong một gia đình có mức sống trung bình. Tôi mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ để sống. Tiền sinh hoạt của 3 mẹ con tôi đều từ cửa hàng tạp hóa đó mà ra.
Chỉ những lúc cần kíp lắm, tôi mới dùng đến tiền của chồng. Tôi dự tính, khi các con tôi đã nên người, đã trưởng thành, tôi sẽ chia đều cho 2 đứa để chúng có vốn làm ăn và để các con được hưởng phúc từ người bố đã mất của mình.
Con trai lớn của tôi tên Hùng. Cháu đã lấy vợ và 2 vợ chồng cháu ở cùng tôi. Con gái tôi tên Lan, hiện làm việc tại một ngân hàng. 2 con đều trưởng thành, có việc làm ổn định, tôi mừng lắm. Chồng tôi dưới suối vàng hẳn cũng rất yên lòng.
Tôi vẫn duy trì cửa hàng tạp hóa để có đồng ra đồng vào cho gia đình. Số tiền chồng tôi để lại, tôi cũng đã chia đều và dự định sẽ đưa cho 2 con vào dịp sinh nhật thằng Hùng. Tuy nhiên, dự định chưa thực hiện được thì tôi lại phát hiện ra mình bị bệnh.
Giữ bí mật với con, tôi đi khám ở những bệnh viện hàng đầu mong tìm ra giải pháp cho bệnh của mình. Trong nước không được, tôi ra cả nước ngoài. Nhưng ở đâu tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự nhau.
Lòng tôi rối bời. Mặc dù đã sống hơn 60 năm trên đời nhưng bỗng dưng nhận được tin mình sẽ bị mù, tôi vẫn không thể giữ được bình tĩnh. Nếu tôi bị mù, tôi sẽ chẳng nhìn thấy gì ngoài bóng tối. Nếu tôi bị mù, bỗng dưng tôi sẽ trở thành gánh nặng cho con cái mình.
Một mình tự ổn định tinh thần, tôi tìm đến những nơi có người mù sống, nghe họ chia sẻ kinh nghiệm, nói chuyện cùng họ và khi về nhà, tôi tự luyện tập đi lại trong nhà mình bằng cách bịt mắt và cố gắng ghi nhớ vào trong đầu mọi vị trí, mọi ngã rẽ, mọi cách sắp xếp đồ đạc.
Trong đầu tôi nghĩ, nếu không thể chữa được và chắc chắn tôi sẽ bị mù thì thay bằng ngồi đau khổ than thở cả ngày, tôi sẽ tự mình thích ứng trước với cuộc sống không ánh sáng, để các con tôi sẽ bớt đi được phần nào sự vất vả khi chăm sóc tôi.
Tôi thông báo cho các con biết về bệnh tình của mình khi tâm trạng đã ổn định. Tôi rất sợ khi biết về việc tôi sắp bị mù, các con sẽ buồn và phải lo lắng nhưng thật buồn vì những lo sợ ấy của tôi trở thành thừa thãi.
2 con tôi nói: "Mẹ cứ nghỉ ngơi. Con sẽ nhờ bạn hỏi bác sĩ để đưa mẹ đi khám lại xem thế nào". Nghe những lời ấy, ngỡ con lo lắng cho mình, tôi rất vui. Nhưng rồi, vào đêm khuya hôm ấy, tôi nghe thấy tiếng 2 con mình thì thào nói chuyện với nhau trong nhà bếp khi tôi trở dậy đi vệ sinh.
Chúng đang cãi nhau, dù là nói rất nhỏ. Chúng đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ cho nhau. Con gái tôi nói: "Anh là con trai, đương nhiên anh phải lo cho mẹ. Em sau này đi lấy chồng là trở thành con nhà người ta, làm sao mang theo một bà mẹ mù lòa đến nhà chồng được?".
Tôi nghe thằng Hùng gằn giọng: "Con trai thì phải lo hết cho mẹ à? Mày cũng là con. Mày cũng có trách nhiệm chăm mẹ. Nếu không, mày phải đưa tiền cho anh. Anh và mày sẽ để mẹ vào viện dưỡng lão, hàng tháng chỉ gửi tiền vào thôi, không phải chăm sóc gì hết".
Nghe những lời ấy từ chính 2 con của mình, tôi không dám tin vào tai mình. Bao nhiêu yêu thương tôi dành cho các con, những hi sinh của tôi, những kì vọng của tôi... tất cả chẳng là gì đối với chúng. Có lẽ chúng không coi tôi là mẹ. Chúng chỉ coi tôi là một gánh nặng, một bà mẹ hơn 60 tuổi sắp bị mù mang về phiền phức cho chúng.
Tôi vô cùng đau lòng và tức giận. Sau khi suy nghĩ kĩ, tôi quyết định không chia số tiền chồng tôi để lại cho hai con nữa. Chúng là những đứa con bất hiếu và vì thế, chúng sẽ không nhận được một đồng nào từ tôi.
Tôi bắt đầu tính đến chuyện tìm một gia đình khác cho mình. Toàn bộ số tiền kia, tôi sẽ giao cả cho họ, chỉ cần họ chăm sóc và yêu thương tôi như một người thân trong gia đình. Tôi ước họ có thể coi tôi như mẹ của họ.
Một gia đình mà cả vợ cả chồng đã đều không còn bố mẹ nữa là tốt nhất vì như thế, tôi trở thành mẹ của họ sẽ dễ dàng hơn và họ cũng sẽ dễ dàng yêu thương tôi hơn. Còn 2 đứa con của tôi, tôi sẽ coi như tôi chưa từng có chúng trên đời.
Chúng đã không coi tôi là mẹ thì tôi cũng không cần chúng là con của mình nữa. Tôi sẽ không làm phiền đến chúng và sống nốt quãng đời còn lại theo cách của mình.
Thực lòng tôi mong sẽ có người nhận tôi làm mẹ và cho tôi được sống trong tình yêu thương nốt quãng đời còn lại của mình dù tôi biết, ý định này của tôi có phần hoang đường và kì quái. Thế nhưng, khi khao khát được yêu thương, người ta đâu cần phải bận tâm đến những điều đó.
Theo VNE
Ăn cá một lần mỗi tuần giúp cải thiện trí nhớ Ăn bất kỳ loại cá nào một lần trong tuần cũng có thể cải thiện sức khỏe của não, bất kể hàm lượng axit béo omega-3 trong loại cá đó bao nhiêu. Ảnh: Health. Trước đây, các chuyên gia đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của axit béo omega-3 có trong cá, các loại hạt và một số loại dầu. Chúng...