Đắng lòng cảnh thiếu nữ lớp trưởng bỗng nhiên mất trí
Quỳnh suốt 10 năm liền là học sinh giỏi, lớp 10 em là lớp trưởng của lớp chọn giỏi nhất khối, thế nhưng giờ đây sinh mạng em đang bị đe dọa bởi bạo bệnh.
Bệnh tật tiếp nối tai ương
Cuối tháng 11, khi dư âm của trận lũ lịch sử đã không còn làm bận lòng người dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thì người dân ở xóm Phan Xá, xã Xuân Thủy lại xót xa khi nghe tin cô bé Lê Thị Thanh Quỳnh (sinh năm 1994) lại phải về nhà vì hết tiền chữa bệnh.
Trước đó, vào giữa tháng 8/2010, sau mùa hè đi học ở trường rất bình thường thì Thanh Quỳnh bỗng nhiên có thay đổi về sức khỏe, dù ở nhà hay đi học thì em đều cảm thấy uể oải, thường xuyên bị sốt, đau đầu.
Lo lắng cho con, mẹ Quỳnh là cô Nguyễn Thị Hương Lý đã đưa Quỳnh xuống bệnh viện Cuba – Đồng Hới để khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Quỳnh bị bệnh viêm màng não. Trên cơ sở đó, bác sĩ cho thuốc uống, nhưng cũng từ đấy, Quỳnh mất dần nhận thức, thậm chí em còn không biết lúc nào cần đi tiểu tiện.
Lê Thanh Quỳnh bên anh trai và bố mẹ.
2 ngày sau, khi các bạn đang nô nức chuẩn bị khai giảng năm học mới thì người nhà thuê xe và y tá đưa Quỳnh đi vào bệnh viện Trung ương ở Huế. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mà gia đình em đã rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính lẫn sức khỏe, khi trước đó mẹ Quỳnh vừa phẫu thuật u thanh quản. Mọi sinh hoạt trong gia đình dựa vào đồng lương ít ỏi của bố là 1,2 triệu đồng/tháng, nhưng bố của Quỳnh là bác Lê Thanh Xuân đã phải nghỉ việc 4 tháng trời để chăm lo cho hai mẹ con.
Thiếu thốn nên gia đình em huy động họ hàng, làng xóm để có tiền cho con đi chữa bệnh. Đến thời điểm này, chú Xuân cho biết, không chỉ sổ đỏ của gia đình, mà của chú, bác ruột cũng đã được mang đi thế chấp để vay tiền ngân hàng chữa bệnh cho Quỳnh. Quỳnh cũng chính thức phải bảo lưu kết quả học tập lớp 10 để chữa bệnh.
Trong ánh mắt đầy bất an và xót xa, bố của Quỳnh kể: “Đợt điều trị đầu tiên ở bệnh viện Trung Ương Huế, em nó bị hôn mê tới 10 ngày, khi tỉnh dậy thì không nhận ra ai trong gia đình nữa. Mẹ gọi thì có nhìn mẹ nhưng không nhận biết gì hết cả. Nhà tôi như đứng tim”.
Sau lần điều trị thứ 2, bệnh tình của Quỳnh càng trở nên rối loạn, khi em liên tục la hét, vùng vẫy, ăn vào là nôn. Phải một thời gian sau Quỳnh mới được trấn tĩnh lại. “Tôi nhớ là đó là thời điểm mà cả nhà như bừng tỉnh sau một thời gian dài bị hoảng loạn, khi con bé biết nói nhớ bạn, nhớ thầy cô, rồi nói chuyện bằng tiếng Anh với bác sĩ như trước đây nó vẫn nói với bạn bè”- bố Quỳnh nhớ lại.
Tuy nhiên, mới đây nhất, Quỳnh lại phải nhập viện vì nhịp tim, thở bình thường nhưng cả ngày em chỉ nằm im thin thít không biết làm bất kỳ một việc gì kể cả ăn uống, vệ sinh cá nhân.Gia đình đã đưa em vào bệnh viện Trung Ương ở Huế, nhưng điều trị được hai tuần thì đành phải đưa về nhà vì hết tiền, hơn nữa, bác sĩ ở bệnh viện này cũng ngỏ ý nên đưa đến các bệnh viện lớn ở Hà Nội hoặc TP HCM mới có điều kiện chữa trị tốt nhất cho Quỳnh.
Video đang HOT
Quỳnh và anh trai, hai anh em rất yêu thương nhau. Cậu bé gần như khóc khi kể sinh nhật năm nay của em gái đã không tặng được quà cho em.
Nỗi khát khao của cô bé học giỏi
Tại huyện Lệ Thủy, Quỳnh được nhiều người biết đến không phải vì bệnh tật mà bởi em là một cô bé thông minh, học giỏi. 10 năm liền, Quỳnh đạt danh hiệu học sinh giỏi, em nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học lớp 11, Quỳnh cũng từng giành huy chương vàng cờ vua U16 của tỉnh Quảng Bình.
Chính vì thế, khi tình trạng bệnh tình và khó khăn của gia đình lan đi thì nhiều người đã không hỏi rơi nước mắt vì thương xót em. Từ các hội, nhóm trong xã đến trường lớp, cơ quan của bố đều góp tiền để hỗ trợ gia đình đưa em đi chữa bệnh. Thậm chí, trong một lần vào Huế, vì thương em quá, một chủ cửa hàng bán tạp hóa ở chợ Đông Ba (TP Huế) đã 2 lần cho em tổng cộng 2,5 triệu đồng để mua thuốc men.
Thế nhưng, sự hỗ trợ đó vẫn còn quá nhỏ so với những giá cả đắt đỏ của thuốc men, chi phí chữa bệnh. Bao nhiêu tiền vay mượn, chắt bóp của gia đình cũng vì thế mà cạn kiệt.
“Tôi ôm con về mà lòng đau như cắt, ngoài trừ những lúc không biết gì, nó là con bé ngoan, thích học và còn có cả một tương lai phía trước, thế mà giờ đây… Các cháu không biết, chứ đêm nào nó cũng thức chong chong đến 5h sáng, rồi ngủ có 30 phút, thỉnh thoảng cứ la hét nên lúc nào cũng phải có người trông chừng”- bố Quỳnh rơm rớm nước mắt khi vừa đỡ Quỳnh dậy, vừa bảo mẹ em chuẩn bị nước cho em tắm.
Hiện tại, Quỳnh đang được điều trị tại nhà với tình trạng bệnh nặng, bác sĩ cho biết em khó có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu không được tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Từ cân nặng 42kg, giờ đây em chỉ còn 32kg, cứ 10 ngày lại tái khám một lần ở bệnh viện huyện.
Bố em bảo: “Những lúc tỉnh, con bé lại đòi đi học, rồi kể chuyện bạn này thế nào, bạn kia ra sao. Gia đình tôi đang tính đến chuyện bán nhà, bán đất để mang Quỳnh vào bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM để chữa trị, nhưng chúng tôi là người ở quê, có bán cũng chẳng được bao nhiêu, chỉ lo lại phải giữa đường mà mang con bệnh nặng về, về rồi lại phải đi ở nhờ nhà người khác vì hết chốn dung thân”.
Hiện bệnh tình của em mỗi ngày một nặng, lâu lâu em mới tỉnh táo, còn lại gần như không biết gì.
Trong khoảng thời gian tỉnh táo khi trò chuyện với chúng tôi, những giọt nước mắt đã rơi trên má em khi mọi người nhắc đến tên thầy giáo, tên các bạn trong lớp. Rồi sau đó, Quỳnh lại chìm vào trạng thái mất kiểm soát, em nằm lờ đờ trên giường, với thân thể còm nhom da bọc xương, nhưng đôi mắt thì vẫn to tròn, trong sáng đến nao lòng.
Hiện gia đình em Quỳnh đang rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ em Quỳnh chữa bệnh, có thể liên hệ theo địa chỉ của gia đình em: bố Lê Thanh Xuân (0979 819 515, 052 6505 715), Phan Xá, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).
Thủy Nguyên – Khánh Linh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đắng lòng những đứa con mang hai giới tính
Nhiều đứa trẻ không may mắn sinh ra vốn là một bé gái nhưng sau đó lại "sở hữu" bộ phận sinh dục của nam hoặc ngược lại.
Hoảng hồn khi thấy con trai... tè ngồi
Cháu trai N. (Hà Nội) khi sinh ra là một cháu bé khỏe mạnh, mọi hoạt động vẫn bình thường. Niềm vui của bố mẹ cháu không kéo dài được bao lâu. Khi nhìn đứa con bụ bẫm đáng yêu, anh chị lại phải rơi nước mắt vì bộ phận sinh dục của cháu không giống con trai, cũng không giống con gái.
Bộ phận sinh dục không rõ ràng, "cậu bé" nhăn nheo nhưng lại không có tinh hoàn. Khi đi tiểu thì bé ngồi giống như các bé gái.
Sau khi tiến hành các xét nghiệm các bác sĩ cho biết N. bị chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, ngoại hình là nam nhưng trong cơ thể có buồng trứng và tử cung.
Sau đó các bác sĩ đã thiến hành làm phẫu thuật cắt tạo hình, đưa em trở về với tính thực của mình là một bé gái thực thụ.
Em N. đã được xác định lại giới tính nhưng căn bệnh tăng thượng thận bẩm sinh (bệnh lý về nội tiết) của em thì không thể chữa được. Em vẫn phải dùng thuốc suốt đời.
Đối với trường hợp của em N. được phát hiện từ rất sớm nên đã có can thiệp kịp thời ít ảnh hưởng đến cuộc sống của em. Có rất nhiều bệnh nhân bị mơ hồ về giới tính, đến khi dậy thì, trưởng thành mới phát hiện ra những dị tật của mình.
Cháu P.T.L (15 tuổi, quê Hà Nam) vốn là một cô gái nhưng L. có một giọng nói ồm ồm như đàn ông. Khi lớn, "cô bé" phát triển như "cậu bé", vẻ ngoài giống con trai như cơ bắp vạm vỡ, nhiều lông, ria mép... Khi đó gia đình em hốt hoảng đưa em đi bệnh viện. Tại đây các bác sĩ đã phát hiện em là một dạng "nam giả nữ". Khi siêu âm trong ổ bụng của em có cả buồng trứng và tinh hoàn. Vì vốn mang hình dáng và tính cách của nữ nên các bác sĩ đưa em về nữ giới.
Mỗi năm có từ 30 - 50 cháu đến khám vì mơ hồ giới tính
Cũng giống trường hợp của L., có những bệnh nhân vốn là nam giới với tính cách mạnh mẽ, khi phát hiện mình là một nữ giả nam nhiều người đã sốc. Trường hợp một bệnh nhân đã được bệnh viện phẫu thuật để đưa về giới tính thực khi tuổi đã lớn.
Bệnh nhân này thân hình vạm vỡ, cơ quan sinh dục giống nam nhưng lỗ niệu đạo nằm dưới gốc "cậu nhỏ" nên khi đi tiểu lại phải ngồi. Anh đã lấy hết can đảm đi khám và phát hiện mình là một nữ giả nam. Anh mang bộ nhiễm sắc thể 46XX với đầy đủ tử cung và buồng trứng, "cô bé" phát triển thành "cậu bé". Bi kịch nếu anh được đưa về là nữ thực nên các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, đặt tinh hoàn giả...
Mỗi năm có 30 - 50 ca bệnh đến khám
Theo PGS, TS Nguyễn Thị Hoàn (nguyên trưởng khoa Chuyển hóa Nội tiết và di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương) mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận từ 30 đến 50 cháu có biểu hiện mơ hồ về giới tính. Trong 500 cháu đến khám thì có khoảng hơn 200 cháu được đưa về đúng giới tính.
Giới tính con người được quyết định bởi nhiễm sắc thể ngay trong thời kỳ phôi thai. Bộ nhiễm sắc thể là 46XX sẽ quyết định tuyến sinh dục là buồng trứng và cơ quan sinh dục trong, hình dáng là nữ tính. Bộ nhiễm sắc thể 46XY sẽ quyết định tuyến sinh dục là tinh hoàn và cơ quan sinh dục trong, hình dáng nam tính.
Thời kỳ trong bụng mẹ, quá trình rối loạn biệt hoá giới tính sinh dục ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục và sinh sản. Những đứa trẻ là nam bị thiếu gen biệt hoá dẫn đến cơ quan sinh dục phát triển dở dang. Còn đối với nữ thì khi phát triển tuyến sinh dục bị loạn sản nên cũng dở dang về giới tính.
PGS Hoàn cho biết việc điều trị không đặt cấp bách ngay sau sinh vì tuyến sinh dục còn lại có thể phát triển. Đối với những đứa trẻ như em N, gặp trong trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh cần phẫu thuật ngay trong năm đầu sau sinh để khi đi nhà trẻ không ai biết được bệnh của cháu, không ảnh hưởng đến tâm lý.
Việc điều trị cũng tùy từng trường hợp cụ thể để can thiệp. Ngoài 10 tuổi cần cắt bỏ tinh hoàn và chuyển về nữ, chu kỳ kinh nguyệt giả, đứa trẻ sẽ tự tin hơn. Chuyển về giới đúng và sớm đứa trẻ sẽ không ảnh hưởng về sức khỏe, khi trưởng thành vẫn sinh sản được bình thường.
PGS Hoàn nhấn mạnh, ảnh hưởng của việc điều trị xác đinh giới tình tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, nên đưa con đến bệnh viện khám sớm khi có biểu hiện bộ phận sinh dục không rõ ràng sau sinh.
Theo Bee
2 người đàn bà góa nổi tiếng vì... nghèo Sự nghèo đói, khổ sở của hai người đàn bà đã khiến cho họ trở nên nổi tiếng. Dù họ chẳng muốn vậy. Chồng chết, chẳng để lại gì ngoài đứa con thơ. Ngày giỗ, chị Hiền ở xã Đức Giang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) chỉ biết đưa con sang nhà bà nội để thắp hương, vì chị chẳng thể lập được...