Đang làm rõ tin báo cá sấu xuất hiện trên sông Ông Đốc
Chiều ngày 1/3, cơ quan chức năng địa phương xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết, đang làm rõ vụ người dân báo tin phát hiện cá sấu xuất hiện trên sông Ông Đốc.
Chiều ngày 1/3, lãnh đạo UBND xã Phong Lạc ( huyện Trần Văn Thời) xác nhận, xã có tiếp nhận tin trình báo của người dân về việc thấy cá sấu nổi trên sông Ông Đốc vào sáng ngày hôm qua (28/2).
Theo tin báo của người dân, họ thấy con vật giống cá sấu xuất hiện ở sông Ông Đốc đoạn thuộc ấp Công Bình (xã Phong Lạc) nên rất lo lắng.
Cá sấu từng bị người dân bắt được trong vuông tôm. (Ảnh minh họa)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Hướng – Chủ tịch UBND xã Phong Lạc cho hay, ngay sau tiếp nhận tin báo của dân, UBND xã đã báo lên huyện và cử người xuống địa bàn để nắm tình hình, điều tra làm rõ.
“Cho đến chiều nay (1/3) vẫn chưa có cơ sở chứng minh là có cá sấu xuất hiện trên sông Ông Đốc. Tuy nhiên, lực lượng địa phương vẫn đang theo dõi để phòng ngừa cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn, cũng như tránh gây hoang mang lo lắng trong dân”, ông Hướng nói.
Được biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng từng xảy ra nhiều trường hợp người dân phát hiện và bắt được cá sấu trong các vuông nuôi tôm của dân.
H.H
Video đang HOT
Theo Dantri
Cà Mau: Dân vùng ngọt hóa Trần Văn Thời điêu đứng vì ngập 1 tháng
Nhiều diện tích rau màu bị hư hại, sản xuất lúa không thuận lợi, lộ ngập khiến đi việc lại khó khăn, đó là tình trạng tại vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thời gian gần đây do ngập úng gây ra.
Theo người dân địa phương, hơn 1 tháng nay họ phải chịu cảnh sống chung với ngập úng, gây ra nhiều thiệt hại, nhất là hoạt động sản xuất rau màu, lúa. Nguyên nhân chính là do những đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, cộng với triều cương lên. Mặc dù hiện nay mưa đã giảm nhưng việc khắc phục rất khó khăn, mực nước ở các con kênh, con sông cũng bằng so với mực nước ruộng khiến cho việc bơm tát không thể thực hiện.
Ghi nhận tại các ấp Rạch Ruộng, Đòn Dong, Kinh Ngang của xã Khánh Lộc (Trần Văn Thời), hầu như các bờ ruộng, luống rau màu của bà con đều chìm trong biển nước, nước ngập mênh mông từ ruộng này sang ruộng khác.
Nước ngập tràn bờ ở xã Khánh Lộc (Ảnh: Chúc Ly).
Ông Nguyễn Minh Thành (ngụ ấp Kinh Ngang, xã Khánh Lộc), ngao ngán nói: "Vụ rau màu này mấy năm trước thu về được khoảng 20 triệu đồng, còn nay coi như thất trắng. Từ đầu năm đến giờ đã làm 3 vụ nhưng đều hư hết. Nước ngập thế này thì không thể nào cứu nổi rau màu, ngập từ nhà này sang nhà khác, mênh mông như vậy làm sao bơm nước ra được".
Số dưa leo hư hỏng của gia đình ông Thành (Ảnh: Chúc Ly).
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Tuấn - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Kinh Ngang, thông tin: "Toàn ấp có hơn 100 hội viên nông dân, sản xuất chủ yếu là lúa và rau màu. Trong đó có gần 29ha rau màu, khoảng 80% số diện tích trog đo đã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt".
Người dân xã Khánh Lộc ngao ngán vì nước ngập, để cứu rau màu tốn nhiều chi phí bơm tác (Ảnh: Chúc Ly).
"Thời điểm này những năm trước trong cũng có ngập nhưng không đến nổi như năm nay. Nước ngập cả lộ, không thể bơm tát ra ngoài được vì nước quá nhiều. Đối vơi vụ đông xuân sắp tới, chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến lịch gieo sạ, nếu nước không rút thì bắt buộc phải đem máy vào bơm nước ra, chi phí sẽ rất lớn. Đây có thể xem là trận ngập nặng nhất trong vòng 5 năm qua" - ông Tuấn chia sẻ.
Nước ngập khiến việc gieo sạ vụ lúa đông xuân tới đây gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Chúc Ly).
Theo nhiều nông dân trồng lúa tại địa phương, nếu tình hình nước ngập không giảm thì có thể năm nay lịch gieo sạ lúa đông xuân có thể bị dời lại, gây nhiều khó khăn trong sản xuất.
Ông Huỳnh Thanh Nhàn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Lộc, cho biết: Hiện tại rau màu của một số hộ đang chuẩn bị thu hoạch nhưng do nước quá nhiều nên gây ngập úng. Bà con cũng đã chủ động be chắn bờ, để bơm nước ra nhưng không có hiệu quả, khiến diện tích thiệt hại là rất lớn.
Nhiều diện tích rau màu trong huyện Trần Văn Thời bị thiệt hại dù nông dân đã cố be chắn bờ bao (Ảnh: Chúc Ly).
Theo Phòng NNPTNT huyện Trần Văn Thời, hiện nay, đơn vị đang tiến hành xây dựng lại lịch thời vụ mới cho vụ lúa đông xuân tại địa phương. Theo dự báo khí tượng thuỷ văn thì mùa mưa năm nay kéo dài và mùa khô đến rất muộn, theo đó phòng cũng khuyến cáo bà con có thời gian bơm tát, gieo sạ cho phù hợp. ồng thời, thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện, thi công nạo vét chống tràn một số tuyến bức xúc. Trong trường hợp không đủ kinh phí sẽ làm bờ quai chống tràn tạm thời, phục vụ sản xuất vụ lúa đông xuân cho bà con được thuận lợi.
Trong tháng 10, tuy chưa có số liệu về tổng số tiền thiệt hại nhưng ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đã làm ngập 55ha lúa Đông Xuân mới gieo sạ, thiệt hại 25ha rau màu. Trong đó, xã Khánh Lộc 18ha, xã Trần Hợi bị thiệt hại 7ha. Ngoài ra, có 303 căn nhà bị ngập; 12 điểm trường bị ngập; một số tuyến lộ trên địa bàn huyện bị ngập nước, khoảng 36.500m, chủ yếu những đoạn cống thoát nước, sụp, lún, tập trung ở xã Khánh Bình Tây và Khánh Hải.
Vườn chuối của bà Nguyễn Thị Hiến (ấp Kinh Ngang, xã Khánh Lộc) bị thiệt hại, chuối hư hỏng bán mất giá (Ảnh: Chúc Ly).
Ông Sử Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin: Thời gian qua do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, kết hợp với triều cường do nước biển dâng gây thiệt hại gần 10.000ha lúa, rau màu cho 9.000 hộ dân trên địa bàn. Các cửa cống xả nước không kịp, hệ thống trạm bơm chưa đầy đủ, gây ngập úng diện rộng trên địa bàn. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ nạo vét kênh mương để khơi thông dòng chảy, đồng thời mở tất cả các cống để tiêu thoát nước.
Cũng theo ông Minh, về mức thiệt hại các xã đã thực hiện đúng theo trình tự thủ tục, nhưng thiệt hại đó không rơi vào 19 loại thiên tai trong quyết định 44 của Thủ tướng chính phủ ban hành. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của tỉnh đã kiến nghị hỗ trợ loại thiên tai khác. Được biết, Ban đề nghị TƯ xác nhận loại thiên tai khác nhằm hỗ trợ về kinh phí, giống cho bà con.
"Mưa kéo dài, ngập úng hiện nay đã ảnh hưởng rất lợn đến tình trạng gieo sạ vụ lúa tới. Để đề phòng tình trạng thừa nước đầu vụ, thiếu nước cuối vụ, vừa qua UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NNPTNT phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để khoanh từng ô gieo sạ" - ông Minh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Hi hữu: Dùng tiếng chim lạ để 'đấu' tiếng chim yến Sau đó hộ ông Đức, Văn Tuấn, Thanh Tuấn đã về lắp loa âm thanh phát ra các tiếng chim đại bàng, chim heo, chim cú mèo, tắc kè với lý do để... đuổi chim lạ. Ông Lê Văn Minh là một giáo viên tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, Bến Tre. Khoảng hai năm trước, ông Minh mua một căn nhà...