Đăng ký phương tiện ở huyện, xã: Bước cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính
Gần 10 ngày qua, lực lượng công an cấp huyện, xã trên toàn quốc triển khai thực hiện cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an.
Quy định mới từ ngày 21/5 này là chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của Bộ Công an nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện.
Người dân đến làm thủ tục cấp biển số xe máy tại Công an xã Vân Nội trong sáng 21/5/2022. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Thuận lợi, nhanh gọn, công khai, minh bạch
Chưa đầy 5 phút thực hiện thủ tục đăng ký xe máy tại Công an xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, anh Chu Hưng Việt, một người dân địa phương đã hoàn thành thủ tục. Vui vẻ cầm biển số phương tiện trong tay, anh Chu Hưng Việt cho hay, anh có biết Công an xã An Khánh từ ngày 21/5 thực hiện thu hồi, cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện xe máy theo quy định mới. Nhưng do “lo xa” về tính minh bạch trong thực hiện hoạt động này nên sau vài ngày trì hoãn, anh mới đến thực hiện.
“Tôi là một trong những người đầu tiên đến làm thủ tục. Có làm mới thấy cán bộ ở đây rất nhiệt tình. Các anh ấy xử lý rất nhanh chóng thủ tục đăng ký xe”, anh Chu Hưng Việt nói và cho biết, anh quan sát thấy hoạt động bấm biển và làm thủ tục được thực hiện công khai, minh bạch.
Không như anh Chu Hưng Việt, ông Đoàn Văn Thái, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại băn khoăn “liệu ở trụ sở công an xã thì trang thiết bị có đầy đủ” nên cũng sau vài ngày có quy định mới, ông Thái mới đến làm thủ tục cho phương tiện của mình. Thế nhưng khác với suy nghĩ, ông cũng như những người dân khác khi đến trụ sở công an xã được tiếp đón niềm nở, việc đăng ký xe diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.
Video đang HOT
Trao đổi về việc thực hiện cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện xe máy theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an, Thiếu tá Nguyễn Văn Việt, Trưởng Công an xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho hay: Mặc dù trụ sở công an xã còn chật chội, trang thiết bị chưa đầy đủ nhưng riêng khu vực tiếp dân đã được bố trí làm mới nội thất khang trang. Cảnh sát khu vực, quản lý hành chính sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đăng ký phương tiện vào giờ hành chính, nhiệm vụ quản lý khu vực sẽ tranh thủ làm sau giờ tan ca. “Công an xã An Thượng đã được tập huấn hai lớp và hiện nay cán bộ, chiến sỹ đã thuần thục trong mọi thao tác cấp biển số xe trên toàn địa bàn”, Thiếu tá Nguyễn Văn Việt cho biết thêm.
Thông tin việc thực hiện quy định mới này, Trung tá Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Công an xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng cho biết, cơ sở vật chất và con người phục vụ việc đăng ký xe máy và xe điện cho người dân trên địa bàn đã được Công an xã An Thượng chủ động chuẩn bị đầy đủ. Cán bộ công an xã thuần thục công tác từ cà số khung, số máy đến phân biệt giấy đăng ký xe giả để hoàn thành nhiệm vụ. Trong công tác tiếp dân, cán bộ, chiến sĩ luôn giữ tác phong niềm nở, thân thiện.
“Không có việc thiếu minh bạch trong việc bấm biển số. Hệ thống máy tính ở đây được kết nối, dựa trên hệ thống đường truyền của Bộ Công an. Một cách ngẫu nhiên, người nào đến trước sẽ bấm trước và đến sau sẽ bấm sau. Biển số phương tiện sẽ tương ứng với một lần bấm. Người dân không thể ấn hai lần và cũng không thể có quyền lựa chọn lại một biển khác khi người ta chọn được biển không mong muốn”, Trung tá Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.
Trung tá Đỗ Trường Quân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông và trật tự Công an huyện Hoài Đức cho biết, cán bộ chiến sỹ đã được tập huấn việc tra cứu, kết nối với hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia trong việc đăng ký phương tiện. Tại khu vực làm hồ sơ đều in sẵn biểu mẫu và có cán bộ ứng trực để sẵn sàng hỗ trợ người dân.
Người dân hài lòng
Anh Nguyễn Văn Hiếu, trú tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh (Hà Nội) là một trong những người đầu tiên thực hiện thủ tục đăng ký xe tại trụ sở Công an cấp xã. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Theo Phòng Cảnh sát giao thông ( Công an thành phố Hà Nội), bắt đầu từ ngày 21/5, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an về việc phân cấp đăng ký xe về 18 huyện, thị xã và 183 xã, thị trấn. Theo đó, phương tiện là ô tô sẽ được đăng ký tại trụ sở công an huyện và thị xã; phương tiện là xe máy sẽ được đăng ký tại trụ sở công an xã, thị trấn. Sau 1 tuần triển khai phân cấp đăng ký phương tiện về 18 huyện, thị xã và 183 xã, thị trấn, đã có 1.482 phương tiện được đăng ký mới thành công.
Trong số đó, có 626 trường hợp là ô tô làm thủ tục đăng ký với 446 trường hợp đăng ký mới, 102 trường hợp sang tên, thu hồi 10 trường hợp, cấp đổi biển số, đăng ký 18 trường hợp và chuyển đến 50 trường hợp. Trong 856 trường hợp làm thủ tục đăng ký mô tô, có 640 trường hợp là đăng ký mới, sang tên 93 trường hợp, thu hồi 11 trường hợp, cấp đổi biển số, đăng ký 98 trường hợp và chuyển đến 14 trường hợp.
Trước mắt, người dân đều rất hài lòng với chủ trương, kế hoạch của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội trong việc phân cấp đăng ký phương tiện. Quy định mới này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân trong việc đi lại, không mất thời gian chờ đợi làm thủ tục và đặc biệt là được lực lượng công an cấp cơ sở tạo điều kiện tối đa, phục vụ lợi ích, nhu cầu của công dân.
Phòng Cảnh sát giao thông hiện vẫn tiếp tục duy trì 5 số điện thoại đường dây nóng để người dân có thắc mắc có thể liên hệ, hoặc cán bộ làm nhiệm vụ gặp khó khăn trong quá trình xử lý sẽ trực tiếp giải đáp, hướng dẫn.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc phân cấp công tác đăng ký xe cho công an cấp huyện, cấp xã theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an là chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của Bộ Công an. Việc này nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, ngành Công an đã tập huấn cho hơn 13 nghìn cán bộ về nghiệp vụ, quy trình công tác. Cùng với đó là rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực. Ngành Công an cũng tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo hỗ trợ, bố trí địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi để lắp đặt trang thiết bị, kho lưu trữ hồ sơ, nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký xe cho các đơn vị Công an cấp xã chưa có trụ sở độc lập.
Thúc đẩy đưa doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số Việt Nam
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 tỉnh, thành ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 tỉnh, thành đã ban hành chương trình, đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm.
Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu.
Tìm hiểu về chương trình chuyển đổi số. Ảnh: TA
Trao đổi tại hội thảo chuyên đề "Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số" mới đây, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Song song đó, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Để thực hiện chương trình chuyển đổi số, theo lãnh đạo Cục Tin học hóa cho rằng, các bộ ngành, địa phương thực hiện 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022, trong đó có các việc tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số; Xây dựng và ban hành kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số; thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội...
Từ kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 40 tỉnh thành thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, muốn chuyển đổi số thành công cần hội đủ hai điều kiện: Trước tiên là cam kết của lãnh đạo và tiếp theo là bố trí ngân sách.
Hiện FPT đang cùng các tỉnh, thành triển khai bốn nhiệm vụ trọng yếu thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại một hiệu ứng rõ ràng về tăng trưởng GRDP, tăng trưởng các chỉ số cải cách hành chính, cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Ông Trương Gia Bình cũng cho, chuyển đổi số là cơ hội nhưng cũng mang nhiều thách thức. Báo cáo gần nhất của World Bank về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn. Đó là mô hình phân cấp cụ thể, theo đó 63 tỉnh thành đang phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
Còn theo ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài với sự tham gia của ba chủ thể gồm chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Ở mỗi giai đoạn vai trò của các chủ thể sẽ khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đầu của chuyển đổi số, khi chuyển đổi nhận thức, đặt nền tảng cho chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo rất quan trọng. Nhưng với giai đoạn triển khai, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn.
"Còn khi chúng ta có một hệ thống, tạo được niềm tin thì người sử dụng giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tồn tại của các hệ thống, vào hiệu quả chuyển đổi số", ông Nguyễn Quang Thành nhận định.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức, do đó người đóng vai trò quan trọng nhất là lãnh đạo, lãnh đạo chính là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai. Khi chuyển đổi số đã định hình thì vai trò quan trọng hơn cả là cộng đồng thụ hưởng.
TP Hồ Chí Minh tăng hiệu quả trong công tác cải cách hành chính Để tạo ra những bước chuyển đột phá trong cải cách hành chính (CCHC), TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, được người dân, doanh nghiệp (DN) đánh giá cao. Người dân chờ làm TTHC tại phường Tăng Nhơn Phú B, thành...