Đăng ký kết hôn với người đã chết
Pascale đã mất hơn 20 tháng chờ đợi hồi âm trong tuyệt vọng, cuối cùng nỗ lực và tình yêu của cô đã được đền đáp.
Cô Pascale, sống tại thị trấn St Omer miền Bắc nước Pháp, vừa được cấp phép kết hôn với vị hôn phu Michael đã qua đời năm 2012. Giấy phép được đích thân Tổng thống Pháp phê duyệt sau những nỗ lực không mệt mỏi của người phụ nữ này, nhằm được kết duyên vợ chồng với người đàn ông của đời mình.
Pascale và Michael đã ở bên nhau 6 năm rưỡi và đang chuẩn bị cho một hôn lễ hạnh phúc vào tháng 6/2012. Tuy nhiên, tai họa đã giáng xuống khi Michael bất ngờ qua đời vì một cơn đau tim chỉ một tháng trước hôn lễ. Sau đó, mọi chuyện đã phải hoãn lại nhưng Pascale cho biết: “Mặc dù anh ấy đã không còn nhưng Michael luôn là người đàn ông duy nhất của đời tôi”.
Pascale đã mất 20 tháng chờ đợi để được kết hôn với vị hôn phu quá cố.
Video đang HOT
Cô bắt đầu thực hiện ý định đăng ký kết hôn với vị hôn phu quá cố bằng một đạo luật được rất ít người biết đến, đó là: “Công dân Pháp có quyền kết hôn với người đã chết, trong một số trường hợp đặc biệt”.
Sau đó, người phụ nữ tội nghiệp đã gửi 4 lá thư lên nhà cầm quyền nước này, với hy vọng chứng minh rằng, tình yêu sâu sắc của mình dành cho Michael chính là “trường hợp đặc biệt” mà pháp luật đề cập tới.
Pascale đã mất hơn 20 tháng chờ đợi hồi âm trong tuyệt vọng, cuối cùng nỗ lực và tình yêu của cô đã được đền đáp. “Tôi chỉ viết những từ ngữ đơn giản nhất, nhưng bằng cả trái tim. Và thật kỳ diệu, cuối cùng Tổng thống đã chấp nhận”, Pascale nói trong vui sướng.
Dù cho trong đám cưới, cô sẽ chỉ được ôm di ảnh của chồng và ngay sau khi làm cô dâu, cô sẽ trở thành góa phụ nhưng Pascale không hối hận với những gì đã quyết định. “Tôi sẽ là vợ của anh ấy và sẽ mang tên anh ấy”, góa phụ hạnh phúc nói với The Local.
Đạo luật đặc biệt này lần đầu ra đời năm 1959 khi một con đập vỡ tại miền nước Pháp đã giết chết 420 người. Một phụ nữ đang mang thai đã mất chồng chưa cưới đề xuất với Tổng thống Pháp, khi đó là ông Charles de Gaulle, ra một đạo luật cho phép họ được kết hôn và đứa trẻ được quyền có cha. Tuy nhiên, trong đạo luật này, người còn sống phải chứng minh được rằng hai vợ chồng đã lên kế hoạch kết hôn trước khi tai nạn xảy ra. Ra đời khá lâu nhưng đạo luật này ít được người dân biết tới.
Theo Ngôi sao
Đẻ con từ tinh trùng của người chồng đã chết
Hai bé trai sinh đôi (tại Hà Nội) vừa chào đời nặng 2,4 kg và 2,6 kg là kết quả của ca thụ tinh trong ống nghiệm vô cùng hy hữu: tinh trùng của người bố được bảo quản sau 3 năm lấy từ tử thi.
ảnh minh họa
Tiến sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - người thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đặc biệt này kể lại: "Năm 2010, theo đề nghị của một người phụ nữ, tôi trực tiếp lấy một bên tinh hoàn của một nam giới 30 tuổi (ở Hà Nội) là chồng của chị này đã tử vong do tại nạn giao thông. Tinh hoàn được lưu trữ, bảo quản tại ngân hàng mô-tinh trùng của bệnh viện. Trong suốt ba năm qua, vợ của nạn nhân thường xuyên ghé thăm và chúng tôi cũng kiểm tra chất lượng tinh hoàn (vì tinh hoàn được chia nhỏ, bảo quản nguyên mô) thấy vẫn rất tốt. Mãn tang chồng, người vợ đề nghị được sinh con từ tinh trùng của chồng được bảo quản", tiến sĩ Vệ cho biết.
Tiến sĩ Vương Văn Vệ đã lấy tinh trùng từ mô tinh hoàn, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Và vô cùng kỳ diệu, tinh trùng được lưu giữ sau 3 năm vẫn đảm bảo "chất lượng" hình thành phôi và phôi phát triển tốt. Hai phôi được bác sĩ cấy vào tử cung vợ của người đã mất. Chị đã mang bầu và sinh đôi hai bé trai kháu khỉnh được hơn một tháng.
Theo tiến sĩ Vương Văn Vệ, đây là ca đặc biệt hy hữu, lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa từng gặp tại nhiều quốc gia. "Chúng tôi thực hiện lấy và bảo quản tinh trùng từ tử thi là có cơ sở khoa học. Bình thường, tinh trùng có thể sống được 20-30 giờ. Tất nhiên trong cơ thể đã chết, tinh trùng có nguy cơ bị phân hủy, biến đổi, nhiễm độc. Nhưng với trường hợp này tôi vẫn cho rằng, các mô phôi vẫn đảm bảo nên đã thực hiện theo nguyện vọng của vợ người đã mất", tiến sĩ Vệ cho biết.
Theo tiến sĩ Vương Văn Vệ: "Hiện tại một số trường hợp có người chồng bị hôn mê cũng đề nghị chúng tôi thực hiện lưu trữ tinh trùng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được vì tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi. Ví dụ, nếu bị ung thư, điều trị hóa chất lâu ngày ảnh hưởng đến "sức khỏe" tinh trùng thì cũng không nên thực hiện".
Theo TNO
Hỗn chiến trên sông như trận Xích Bích, 2 người đã chết Chừng 100 người của hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia bơi thuyền, bè ra giữa sông Yên nghênh chiến với dao kiếm, gậy gộc trong tay như phim. Hai ngày qua, người dân Quảng Xương và Tĩnh Gia (Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng bởi trận đánh hội đồng liên quan đến tranh chấp bãi khai thác ngao khu vực cửa biển...