Đăng kiểm Việt Nam không biết tình trạng ụ nổi 83M
Lãnh đạo Cục Đăng kiểm VN cho biết chưa được giao kiểm định tình trạng ụ nổi 83M dù có được mời tham dự cuộc họp tìm giải pháp giải quyết tại trụ sở Bộ GTVT.
Ụ nổi ngày càng han gỉ. Ảnh: Đức Minh.
Ngày 6-9, Cục trưởng Đăng kiểm VN Trịnh Ngọc Giao nói: “Chúng tôi không giám sát quá trình sửa chữa ụ nổi của Vinalines. Hiện giờ cũng không biết thế nào vì anh em đăng kiểm không tham gia vào quá trình đó”.
Thế nhưng rõ ràng, Chi cục Đăng kiểm số 6 (thuộc Cục Đăng kiểm VN) cử cả kỹ sư vỏ tàu đi cùng lãnh đạo Vinalines sang Nga đánh giá ụ nổi? “Không có đâu.
Anh kỹ sư này đi sang với đoàn để đi mua. Gần 2 năm sau, khoảng cuối 2007, đầu năm 2008 Vinalines mới mua về. Tiếp đến, chiếc ụ nổi này được đưa về cho một đơn vị sửa chữa và Đăng kiểm Nga giám sát. Lúc đó Đăng kiểm VN không biết tí nào. Cho nên bây giờ đánh giá nó khó. Bây giờ muốn biết phải cho đăng kiểm viên vào kiểm tra”.
Video đang HOT
Khi được hỏi Bộ GTVT có giao trách nhiệm cho Đăng kiểm VN đánh giá ụ nổi không?, ông Giao khẳng định là chưa. Theo đó, chọn đăng kiểm nào là do doanh nghiệp (Vinalines) chủ động và phải thuê.
Về việc Chi cục Đăng kiểm số 6 cử người đi và viên kỹ sư thực hiện nhiệm vụ đánh giá ụ nổi bị bắt phải có lý do? Lãnh đạo Cục Đăng kiểm VN cho biết: “Có thể trong chuyến đi đấy, những thông tin trao đổi với nhau không hoàn toàn chính xác. Đoàn chỉ có 5 người đi. Cho đến giờ này, tôi cũng không rõ lắm. Về chuyên môn thì không có sai sót gì, còn việc tham gia đoàn công tác 5 người do Phó Tổng GĐ Vinalines Trần Hữu Chiều dẫn đầu như thế nào thì không rõ”.
Vậy Chi cục Đăng kiểm số 6 có báo cáo với Cục Đăng kiểm khi cử người đi công tác? Ông Giao nói: “Chính Cục trưởng Đăng kiểm cũ ký quyết định cử cán bộ đi giám sát kỹ thuật và về có báo cáo. Tuy nhiên, có những chi tiết chỉ 5 người đi cùng biết”.
Cùng ngày, phóng viên Tiền Phong đến tận ụ nổi 83M hiện đang neo đậu tại cảng Gò Dầu B (xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai). Trên sàn ụ nổi này nhiều vật tư sắt thép đã hoen gỉ.
Một nhân viên bảo vệ cảng nói: “Ụ nổi này neo tại đây đã mấy năm nay, có 2 nhân viên bảo vệ thường trực, điện thắp sáng được kéo từ trong cảng ra”.
Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Tổng giám đốc Cty CP Cảng Đồng Nai (đơn vị chủ quản cảng Gò Dầu B) cho biết ụ nổi này được Vinalines đưa đến neo đậu tại cảng Gò Dầu B từ năm 2008 đến nay. Bà Mai không tiết lộ chi phí neo đậu.
Theo TPO
Hạn chế phương tiện cá nhân: Taxi lo bị bỏ quên
Trong bối cảnh hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ phát triển xã hội thì hạn chế phương tiện cá nhân được xem như một phương án khả thi, nhưng hạn chế như thế nào, với những loại phương tiện nào cần phải có lộ trình cụ thể, là những vấn đề được nhiều chuyên gia mổ xẻ.
Bất đồng về taxi
Tại hội nghị lấy ý kiến tham gia vào đề án hạn chế phương tiện cá nhân tại các TP lớn diễn ra vừa qua, nhiều chuyên gia cũng như các hãng taxi thắc mắc, dự thảo đề án bỏ quên taxi. "Dù trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản khẳng định, taxi là một loại hình vận tải hành khách công cộng, nhưng dự thảo đề án hạn chế phương tiện cá nhân tại các TP lớn của Bộ GTVT thì taxi lại không được nhắc đến", ông Đoàn Việt Hà, Giám đốc Taxi Trung Việt bày tỏ.
Cùng chung nỗi băn khoăn, Đại diện hãng taxi Hùng Vương, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc kiến nghị: "Dự thảo đề án nên nói rõ về xu hướng, lộ trình phát triển đối với taxi để chúng tôi cũng đưa ra được định hướng phát triển cho doanh nghiệp mình. Còn như dự thảo hiện tại của Bộ GTVT, thực tình chúng tôi mù mờ không biết đi về đâu, không biết mình được xếp vào diện nào". Điều đáng nói, theo ông Hùng, cũng tại dự thảo đề án của Bộ GTVT có sự không thống nhất về xe taxi. Tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ thì xếp taxi vào phương tiện cá nhân, còn tại Hà Nội thì taxi bị bỏ quên, không được xếp vào diện nào. "Sự không đồng nhất về quan điểm của Bộ GTVT, lúc thì công nhận taxi là phương tiện công cộng, lúc thì xếp vào phương tiện cá nhân, khiến các hãng taxi không biết phải hiểu như thế nào", ông Hà phản ánh.
Ngoài ra, nhiều ý kiến còn cho rằng, nên làm rõ thế nào là phương tiện cá nhân, vì dự thảo đề án đưa ra còn rất mù mờ. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đặt câu hỏi, những loại phương tiện nào sẽ được xếp vào phương tiện cá nhân để làm đối tượng hạn chế? Xe của doanh nghiệp tư nhân, xe của các bệnh viện tư mang biển trắng, trong khi, xe của các bệnh viện công mang biển xanh nhưng cùng chung một mục đích sử dụng thì được xem xét ra sao?
Chưa thể thực hiện trong năm 2013
Không chỉ "đánh" vào ô tô con, dự thảo đề án đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế sự phát triển đối với xe gắn máy như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ, phí đăng ký phương tiện, phí môi trường và đặc biệt sẽ phải kiểm định định kỳ. Cụ thể, nếu đề án triển khai hằng năm, thậm chí hằng quý cơ quan chức năng sẽ triển khai việc đăng kiểm xe máy cho người dân tại các thành phố lớn.
Theo ông Liên, 80% dân số tại các đô thị lớn hiện đi lại bằng xe máy, do vậy nếu triển khai đăng kiểm sẽ rất khó khăn và tốn kém cho nhân dân và ngân sách Nhà nước, trong khi hiệu quả lại không cao vì xe máy chiếm đường chỉ bằng 1/5 ô tô và đây cũng là phương tiện mưu sinh chính của đại bộ phận dân cư. "Tôi ủng hộ chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế xe cá nhân vào các giờ cao điểm ở các TP lớn để giảm ùn tắc, nhưng phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng, không thể nói năm 2013 thực hiện là triển khai ngay được. Giai đoạn 2013-2015 nên coi là bước đệm để khởi động và thực hiện từ 2015", ông Liên nêu ý kiến. Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng không đồng tình việc đưa nội dung đăng kiểm xe máy vào đề án hạn chế xe cá nhân.
Theo ông Hùng, việc đăng kiểm xe máy không liên quan gì đến hạn chế xe cá nhân, vì mục tiêu chính được nói ở đây là đăng kiểm xe máy để bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý... Chưa cần nói đến tính pháp lý (các phương tiện xe máy hiện nay đã đóng phí môi trường qua giá xăng), việc đưa vấn đề bảo vệ môi trường trong đề án hạn chế xe cá nhân là hoàn toàn không phù hợp. "Mục tiêu chính là hạn chế xe cá nhân tham gia giao thông đường bộ, việc đăng kiểm xe gắn máy không liên quan trực tiếp đến hạn chế phương tiện cá nhân do đó cần bỏ việc đăng kiểm đối với xe gắn máy trong đề án hạn chế xe cá nhân", ông Hùng đề nghị.
Theo ANTD
Hạn chế phương tiện cá nhân: Ưu tiên giải pháp "đánh" vào kinh tế Đăng kiểm đối với xe gắn máy trên toàn quốc và quy định niên hạn sử dụng hạn chế sở hữu phương tiện bằng giải pháp thuế, phí. Người không có hộ khẩu phải sinh sống ít nhất 5 năm trở lên tại thành phố lớn mới được đăng ký phương tiện cá nhân... Đó là những điểm mới nhất trong dự thảo...