Đang khóc ngằn ngặt mà mẹ đặt vào thứ này, đứa bé lập tức im bặt, khi biết sự thật ai cũng gật gù “Nhất định phải học theo”
Nhờ ý tưởng sáng tạo, bà mẹ vừa dỗ con nín khóc mà lại vừa dọn được nhà sạch sẽ.
Nhà có trẻ nhỏ các bố mẹ sẽ thấu hiểu cảnh con bám mẹ đến mức không thể làm nổi 1 việc gì. Nhưng những bà mẹ ở nhà chăm con thì có đến cả “núi” việc cần làm, vì thế họ đã nghĩ ra đủ các chiêu trò để mình được rảnh tay làm việc khác.
Giống như bà mẹ người Trung Quốc dưới đây mới chia sẻ cách mà cô đã làm để dỗ con nín khóc. Thấy con cứ khóc ngằn ngặt đòi mẹ bế, sẵn robot hút bụi trong nhà đang hoạt động, cô đặt đứa bé nhỏ xíu vào một cái tổ nhỏ được làm từ khăn quấn lại, sau đó đặt lên trên robot. Đứa bé đang khóc inh hỏi được robot đưa đi lòng vòng khắp nhà, mẹ chẳng cần bế ẵm, dỗ dành mà tự nhiên im bặt, lại còn ra vẻ thích thú nằm lim dim rồi tự ngủ.
Đứa bé được “chu du” khắp nhà mà mẹ lại rảnh tay.
Bà mẹ này không phải là người duy nhất sử dụng robot hút bụi vào việc chăm con. Nhiều mẹ bỉm sữa cũng từng có sáng kiến này nhưng họ thường đặt con vào một chiếc xe đẩy hay ghế tập ngồi rồi buộc dây vào robot. Trẻ được đi lại khắp nhà, lại nhìn thấy robot chạy đi chạy lại nên đứa bé nào cũng thích thú. Khi xem những hình ảnh này, nhiều mẹ đã tấm tắc: “Nhất định phải học theo”, “Sáng tạo quá”…
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng cách làm này không an toàn với 1 em bé sơ sinh còn chưa biết ngồi. Nếu robot gặp chướng ngại vật, đứa bé có thể bị rơi ngã.
Không ít người nghĩ ra sáng kiến dùng robot hút bụi chăm con.
Khi phải chăm trẻ nhỏ, mỗi người thường sẽ có một số mẹo khác nhau để dỗ trẻ nín khóc, ru con ngủ hay là dụ trẻ chơi. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần chơi trong nhà thì trẻ sẽ an toàn, nhưng thực tế không phải vậy. Ngôi nhà cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà cha mẹ không lường hết được.
Video đang HOT
Dưới đây là những mối nguy hiểm cho trẻ ngay trong nhà mình, bố mẹ cần lưu ý:
1. Không rút sạc các thiết bị điện
Bố mẹ nuôi con nhỏ thường chỉ chú ý đến các ổ điện cố định ở chân thường và tưởng rằng dùng bịt ổ điện là xong nhưng nhà nào cũng có nhiều nguồn điện khác tiềm ẩn rủi ro đối với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như các ổ cắm đa chức năng nối dài, những thiết bị điện đang sạc hay đang cắm điện.
Trẻ nhỏ vốn rất tò mò nên càng những món đồ đang kết nối với nguồn điện, có dây rợ, chúng càng muốn khám phá. Chỉ cần một phút lơ là trẻ có thể tự ý rút dây diện hay rút sạc điện thoại, sạc robot hút bụi, sạc cây lau nhà…. Hành động này có thể khiến trẻ tiếp xúc với nguồn điện bị hở.
2. Không khóa van gas
Nơi nguy hiểm nhất trong nhà đối với trẻ nhỏ không đâu khác chính là nhà bếp. Nhiều người chỉ tập trung cất giữ những con dao sắc nhọn nhưng ngay cả bếp đun nấu, nhất là bếp gas cũng không hề an toàn với trẻ nhỏ.
Nếu không khóa van gas, trẻ có thể tự bật bếp và làm cháy nhà. Vì thế, luôn luôn phải khóa van gas sau khi sử dụng hoặc khóa tủ bếp nơi có đặt bình gas.
3. Cửa sổ là nơi đầy rủi ro
Trẻ thường thích leo trèo lên cửa sổ chơi song đây lại là nơi rất nguy hiểm. Ngã từ trên cửa sổ xuống, ném đồ vật qua cửa sổ hay là ngã ra khỏi nhà nếu nhà nào không sử dụng lưới chắn, rào chắn cửa sổ… là những tai nạn trẻ em phổ biến có liên quan đến cửa sổ.
4. Máy rửa bát, máy giặt, lò nướng
Đây là những thiết bị ít cha mẹ chú ý tới nhưng trẻ lại rất tò mò. Những con dao sắc nhọn trong máy rửa bát hay chất tẩy rửa của máy rửa bát, máy giặt cắm sẵn điện… tất cả những thứ này đều có nguy cơ đe dọa sức khỏe trẻ.
5. Chăn ga trải giường
Mặc dù chăn ga trải giường rất mềm mại nhưng với trẻ tầm từ 1 – 3 tuổi, chúng có thể bị những món đồ này che phủ vào mặt mà không thể gỡ bỏ ra, đặc biệt là trong khi ngủ.
Như vậy, nhà không phải là nơi an toàn cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ trẻ khỏi các mối nguy hiểm trong gia đình mình.
MM
Con 1 tuổi nhất quyết không uống sữa do bố mẹ pha nhưng bình sữa bà nội đưa thì uống cạn sạch, người mẹ hốt hoảng khi khám phá ra "bí mật" phía sau
Việc đứa trẻ gạt bình sữa mà bố đưa cho tái diễn nhiều lần khiến bà mẹ vô cùng khó hiểu.
Mới đây một bà mẹ người Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện xoay quanh việc pha sữa cho con của gia đình cô lên MXH. Cô kể rằng, đứa con 1 tuổi của vợ chồng cô bình thường ở nhà với bà nội vì vợ chồng cô đều bận đi làm. Hôm đó là ngày nghỉ, trong lúc mẹ chồng cô ra ngoài mua đồ thì con cô đói đòi ăn.
Chồng cô liền đi pha sữa cho bé nhưng đứa trẻ vừa nếm một ngụm đã gạt bình sữa sang 1 bên. Bà mẹ này nghĩ chồng chưa biết cách pha sữa đúng nên tự mình đi pha 1 bình mới cho con. Song cảnh tượng như vậy vẫn tái diễn khiến bà mẹ này khó hiểu vô cùng, bởi vì hàng ngày bà nội ở nhà vẫn cho bé uống sữa bình thường cơ mà. Hai vợ chồng chẳng còn cách nào khác là chờ bà nội quay về.
Em bé nhà bà mẹ này chỉ uống sữa cùa bà nội pha. (Ảnh minh họa)
Đến khi bà nội bé về, em bé nhà cô lại tu cạn sạch bình sữa bà pha. Bà mẹ này hoang mang lắm, lúc đi rửa bình sữa cô mới nếm thử chút sữa còn sót lại ở đáy bình thì lập tức phát hiện ra nguyên nhân. Sữa mẹ chồng cô pha ngọt hơn hẳn vị vốn có của sữa bột. Vậy ra mẹ chồng cô đã thêm chút đường vào sữa và đó chính là lý do vì sao con cô chỉ thích uống sữa bà pha!
Cô hỏi mẹ chồng thì bà nói thấy sữa nhạt toẹt chẳng hấp hẫn gì cả, sợ cháu không thích nên mới thêm đường cho ngon. Cũng may cô phát hiện hiện sớm, kịp thời khuyên bảo và ngăn chặn hành vi của mẹ chồng.
Tác hại của việc cho trẻ ăn đường sớm
Trẻ nhỏ thường thích đồ ngọt vì chúng kích thích cảm giác ngon miệng của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên thấy trẻ chăm ăn uống hơn mà chủ quan. Việc sử dụng đường quá sớm cho trẻ sẽ gây 3 tác hại xấu:
Cho trẻ ăn đường sớm có thể gây béo phì. (Ảnh minh họa)
Thứ nhất, tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Trẻ còn nhỏ (0 - 3 tuổi) nếu sử dụng sữa công thức quá ngọt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt có ga thường xuyên sẽ gây cảm giác "nghiện" và dẫn đến béo phì.
Thứ hai, ăn đồ ngọt nhiều sẽ tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ.
Thứ ba, ăn đường quá sớm đặc biệt trước bữa ăn, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Không những thế nó còn làm trẻ no lâu và không chịu ăn thêm các thực phẩm bổ sung khác.
Những lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
Nguyên tắc vệ sinh:Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể của bé, cha mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa. Trước hết, bạn hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải được sạch sẽ. Tiếp đến, mẹ cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở nắp hộp.
Không dùng lại sữa thừa: Bạn nên dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần ăn của con và phải vứt bỏ lượng sữa thừa khi bé bú không hết. Cha mẹ không nên tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại vào lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn. Sữa công thức đã pha không nên để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Không pha trộn thêm thức ăn khác: Bạn có thể nghe người thân hay bạn bè khuyên nên cho thêm một vài thứ vào sữa - thường là nước rau quả hay thực phẩm - để giúp bé tăng cân hoặc ngủ ngon hơn. Dù họ nói rằng họ đã làm vậy và có kết quả tốt, các mẹ nên biết rằng mỗi đứa trẻ đều khác biệt và thứ tốt với trẻ này có thể không tốt với trẻ khác.
Chỉ dùng nước đun sôi để pha sữa: Không được phép dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng để pha. Nhiều người nghĩ rằng dùng nước khoáng để pha sữa cho bé sẽ rất tốt và tiện hơn vì không mất công đun nước sôi. Tuy nhiên điều này sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất có trong nước khoáng. Nếu dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong thận.
Tú Cầu
Vui sướng vì có ông chồng IQ 140, người vợ quyết tâm "tận dụng triệt để", thành quả khiến bao bà mẹ khác phải ngạc nhiên Chẳng những sốt sắng kết hôn từ năm 20 tuổi, trong 14 năm chung sống bà mẹ này còn kịp đẻ cho ông chồng IQ cao cả 1 đàn con gồm 5 trai và 2 gái. Một bà mẹ người Trung Quốc mới đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Cô sinh năm 1986, tới nay mới...