Đang khâu “vùng kín” cho sản phụ, nam bác sĩ bỗng khen một câu khiến mẹ trẻ ngượng đỏ mặt
Gặp được bác sĩ có tay nghề cao, bà mẹ trẻ bớt nỗi lo về “ vùng kín” bị rộng ra sau khi sinh.
Vấn đề e ngại lớn nhất của các mẹ khi sinh thường là việc khâu tầng sinh môn vì lo lắng cửa mình bị rộng ra, ảnh hưởng đến chất lượng của “chuyện ấy”. Nhiều mẹ cho rằng tình cảm mặn nồng sau sinh được quyết định rất nhiều bởi việc khâu vùng kín là vì thế. Hiểu được điều này, nhiều bác sĩ khi làm “công việc đặc biệt” sau quá trình đỡ đẻ cũng đã rất để ý để thỏa mãn mong mỏi của các mẹ, cố gắng khâu đẹp và trấn an để sản phụ thấy yên tâm hơn.
Tâm sự của một bà mẹ mới đây về chuyện tế nhị này dường như đã giúp các bà mẹ có thêm niềm tin hơn, không phải lo lắng quá nhiều nếu sinh thường và phải khâu tầng sinh môn. Bởi bà mẹ trẻ sinh thường đứa con nặng 4kg, khi đang e ngại vùng kín bị rộng ra thì nhận được một câu nói của bác sĩ . Dù đỏ mặt xấu hổ với câu nói này nhưng bà mẹ vẫn cảm thấy rất mãn nguyện.
Bà mẹ trẻ kể lại, một buổi sáng sắp đến ngày dự sinh, bụng của cô bắt đầu lâm râm đau. Buổi chiều thấy ra huyết hồng, cô vội vàng đến bệnh viện. Lúc này, tần suất cơn đau ngày càng nhiều hơn, đau ngày càng không chịu nổi. Nhưng khoảng hai tiếng sau, bà mẹ mới được bác sĩ khám và thông báo mở 2 ngón tay. Cô phải chờ đợi nên hơn một tiếng sau, khi tử cung mở được 3 ngón tay mới được vào phòng sinh.
Sau khi vào phòng sinh, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, em bé đã chào đời. Em bé là một bé trai nặng 4kg, rất trắng trẻo và mập mạp. Nhưng điều đặc biệt là dù sinh con lớn như thế, bà mẹ lại không hề cảm thấy mất sức nhiều trong quá trình cho con chui ra.
Vậy nên dù bác sĩ đỡ đẻ là một bác sĩ nam, bà mẹ trẻ vẫn cố gắng giấu ngại ngùng để hỏi: “Tôi có bị rạch không? Hình như anh đang khâu lại?”. Bác sĩ khi này đang cúi xuống vùng kín của bà mẹ, vừa khâu vừa trả lời: “Chị thực sự không biết ư?”. Khi bà mẹ trẻ trả lời: “Tôi không cảm nhận được gì cả”, bác sĩ cười và nó i: “Đừng lo lắng, tôi sẽ khâu cho chị thật đẹp. Khâu xong thì hệt như lúc chưa hề sinh con vậy”.
Nghe bác sĩ nói vậy bà mẹ trẻ rất vui mừng. Bởi chị sinh con lớn, cửa mình rộng ra không phải là ít, vốn đã lo lắng rất nhiều. Nếu như bác sĩ khâu lại mà nhìn như chưa hề sinh con thì thật tuyệt biết bao. Đặc biệt là khi bác sĩ nói thêm một câu nữa và khiến chị “đỏ mặt” nhưng cũng hết sức sung sướng: “Khâu xong rồi, đẹp quá rồi! Chồng cô nhìn thấy cũng phải khen đẹp!”. Bà mẹ mãn nguyện, cảm thấy yên tâm và không quên cảm ơn bác sĩ dù mặt vẫn còn đỏ vì ngượng.
Bà mẹ trẻ còn nói chuyện thêm với bác sĩ và được biết, người đang thực hiện khâu cho chị có trình độ thạc sĩ, lại đang đảm nhận chức vụ Trưởng Khoa Sản. Bác sĩ này cũng đã đỡ đẻ cho khoảng 20.000 đứa trẻ. Vì vậy tay nghề của bác sĩ chắc chắn không phải… dạng vừa.
Thực tế, đoạn hội thoại giữa bác sĩ và bà mẹ trẻ vốn tưởng chỉ vui vẻ ngẫu nhiên nhưng lại thuộc về vấn đề chuyên môn của bác sĩ. Bởi khi tiến hành đỡ đẻ, việc giúp sản phụ thư giãn tinh thần được đặt lên hàng đầu với các bác sĩ.
Vậy người mẹ cần chú ý những vấn đề gì khi sinh con để suôn sẻ nhất?
Video đang HOT
Giữ một tâm trạng tốt
Trong quá trình sinh nở, nhiều phụ nữ dù sinh con thứ 2 vẫn cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Điều này không có lợi cho cuộc vượt cạn. Thay vào đó, hãy nghe theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để trấn an tinh thần, biết cách kiểm soát hơi thở, dùng sức phù hợp để giúp em bé chào đời khỏe mạnh.
Giao tiếp với bác sĩ nhiều hơn
Trong quá trình sinh con, nếu có bất kỳ khó chịu nào về cơ thể, sản phụ nên báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bởi sản phụ khó phân được bệnh lý nào là dấu hiệu báo trước của tai biến. Ví dụ khi sinh con, nếu thấy khó chịu ở cổ họng và muốn ho thì phải báo cho bác sĩ hoặc y tá, vì rất có thể đó là dấu hiệu báo trước của thuyên tắc nước ối, rất nguy hiểm.
Đừng nhịn đi vệ sinh
Một số sản phụ trước khi sinh con không làm sạch nước tiểu và phân. Trong quá trình sinh con, cảm giác muốn rặn giống như khi đi vệ sinh và sẽ sợ vô tình đại tiện. Vì xấu hổ, nhiều sản phụ không dám rặn hết sức và cố tình kìm lại. Điều này gây khó khăn cho việc sinh con. Trong trường hợp như vậy, sản phụ hãy tin tưởng và nghe vào lời khuyên từ bác sĩ.
Mẹ bầu gặp được bác sĩ thích nói chuyện trong quá trình sinh con thực sự là một điều may mắn. Bởi điều này sẽ giảm bớt cảm giác đau đớn và lo lắng cho mẹ. Nhưng nếu bác sĩ không mở lời trước, cũng đừng ngại giao tiếp về những điều mình đang thắc mắc và mong mỏi. Những bác sĩ, y tá chuyên nghiệp sẽ giúp sản phụ hết sức vì đó là công việc của họ.
Bức ảnh bác sĩ cho tay vào "vùng kín" sản phụ khiến người nhìn sởn gai ốc
Quá trình sinh nở không hề đơn giản như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
Các cụ xưa thường có câu "cửa sinh là cửa tử" để nói lên những vất vả người phụ nữ phải trải qua trong 9 tháng 10 ngày mang bầu và đặc biệt là ca sinh nở nhiều rủi ro, đau đớn. Chưa nói đến việc phải đối mặt với những nguy hiểm có thể xảy ra thì người mẹ cũng sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn và cả những cảnh xấu hổ mới có thể chính thức đưa một thiên thần đến với thế giới này như những cơn đau chuyển dạ, cảnh cởi đồ để các bác sĩ khám, cảnh vệ sinh vùng kín trước khi đẻ... Và một trong những khâu trong ca sinh khiến các chị em đã từng trải qua việc sinh nở đều càng thấy "sởn gai ốc" đó là khám trong.
Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ và được nhập viện, các y bác sĩ sẽ thường xuyên thực hiên việc khám trong cho sản phụ để biết độ mở của tử cung. Khám trong thực chất là quá trình kiểm tra độ mở của cổ tử cung. Thông thường chúng ta vẫn được nghe khi cổ tử cung mở được 10cm tương đương với việc bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra xem tử cung đã mở được khoảng chừng bao nhiêu cm, đã có thể sinh nở được chưa. Và nếu mở được 10cm có nghĩa là ca sinh sắp diễn ra.
Bà mẹ đau đớn khi đối mặt với những cơn đau chuyển dạ.
Chính vì vậy trong quá trình chuyển dạ, có những người mẹ chỉ phải khám trong 1-2 lần do cổ tử cung mở nhanh nhưng cũng có những sản phụ phải chịu đau đớn khám trong đến chục lần do cổ tử cung mở quá chậm.
Đối với những bà mẹ đã từng trải qua quá trình khám trong đều cảm thấy ám ảnh bới việc làm này của y tá khiến chị em khá đau đớn, đặc biệt là với những người sợ hãi, không hợp tác với y bác sĩ. Chính vì vậy mới đây một bức ảnh sản phụ nằm trên giường sinh được chia sẻ trên mạng xã hội đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng các mẹ bỉm sữa.
Sự đau đớn lên tột đỉnh khi y tá khám trong để kiểm tra độ mở của tử cung.
Nhìn bức ảnh có thể thấy sự đau đớn của sản phụ được thể hiện ngay qua nét mặt. Trong khi bàn tay y tá được đưa vào vùng nhạy cảm để xem độ mở của tử cung thì ở phía trên, sản phụ nhăn mặt, kêu đau thành tiếng. Bức ảnh đã khiến hội chị em bỉm sữa không khỏi nổi da gà vì nhớ lại khoảnh khắc trên bàn sinh mình đã từng trải qua:
- Nhìn thôi đã thấy đau đớn quá rồi. Tôi không hiểu sao thời điểm đó tôi có thể để bác sĩ làm việc này đến 3-4 lần.
- Ngày tôi đi sinh trong phòng còn có tới 4-5 sinh viên thực tập. Người ta cứ thay nhau đến kiểm tra cổ tử cung mình xem đã mở chưa, cứ lần lượt từng người, thật sự ám ảnh...
- Nhìn bức ảnh này mà không dám đẻ tiếp. Đau đớn thật sự. Mình cảm giác đau hơn cả lúc rặn đẻ...
Cuối cùng là khoảnh khắc hạnh phúc bên thiên thần nhỏ.
Mặc dù khiến các mẹ lo lắng, sợ hãi nhưng thực tế việc khám trong là rất cần thiết khi sinh nở và việc này không hề gây quá nhiều đau đớn nếu sản phụ biết cách hợp tác với các y bác sĩ. Các mẹ cũng cần có thông tin đầy đủ về độ mở của tử cung để hiểu tại sao bác sĩ phải làm việc này và cách để giảm đau khi khám trong.
Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh?
Quá trình cổ tử cung giãn nở thường kéo dài từ lúc mẹ có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi thai nhi chào đời. Khi độ chín của tử cung đạt mức cao nhất, cổ tử cung sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, đây còn gọi là quá trình xóa cổ tử cung.
Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung, vào âm đạo sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
- Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh còn tùy thuộc vào thời gian quá trình chuyển dạ xảy ra. Dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoang 1 cm, va tăng dân đô rông thêm 1 cm sau môi tiêng.
- Giai đoạn cổ tử cung mở được 1 - 4 cm diễn ra song song với các cơn co thắt và xuất hiện với tần suất 15 - 20 phút/lần. Đây là giai đoan chuyên da sơm hay chuyên da tiên ky.
- Khi cổ tử cung mở được 4 - 7 cm thì mẹ đã chuyển sang giai đoạn chuyển da tich cưc. Những cơn go chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ từ 5 - 10 phút.
- Dấu hiệu cổ tử cung mở từ 7 - 9 cm thì mẹ đang ở trong giai đoan chuyên tiêp. Thai nhi đã di chuyển đến vị trí rất thấp và khiến mẹ đau dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.
- Tử cung mở được 10 cm cũng là lúc mẹ đã sẵn sàng để sinh em bé. Và việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là rặn và thở đều đặn theo hướng dẫn của bac si va nư hô sinh giúp bé ra ngoài.
Hình ảnh bác sĩ khám trong khi sản phụ sinh nở.
Cách kiểm tra độ mở của cổ tử cung
Khi mẹ bầu cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm cần phải được đến ngay địa chỉ y tế gần nhất. Các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ. Cách kiểm tra của họ là đặt hai ngón tay (ngón giữa và ngón trở) vào trong âm đạo của bạn, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào.
Bé trai 10 tuổi xâm phạm cơ thể bé gái 5 tuổi tại hiệu sách xôn xao mạng xã hội Trung Quốc Sau khi con trai bị tố cáo hành vi xâm phạm cơ thể bé gái 5 tuổi, bà mẹ không hề có thái độ xin lỗi. Video: Camera an ninh ghi lại cảnh bé trai 10 tuổi xâm phạm vùng kín của bé gái 5 tuổi Cách đây ít giờ, câu chuyện được chia sẻ từ một bà mẹ Trung Quốc đang gây...