Đang họp với sếp thì con hét lên đòi đi đại tiện và muôn vàn câu chuyện oái oăm khi trông con mùa dịch Covid-19
Vừa phải làm việc, vừa phải trông con khiến không ít bậc phụ huynh bị stress nặng. Có phụ huynh thậm chí phải chui vào nhà tắm hay chạy ra ban công ngồi để bình tĩnh lại.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên tại Trung Quốc, các trường học đều đóng cửa đến hết tháng 3. Thay vì đến lớp, các giáo viên tổ chức giảng dạy và giao bài tập cho học sinh thông qua các buổi học trực tuyến. Để bảo đảm an toàn, nhiều phụ huynh Trung Quốc không dám cho con ra khỏi nhà dù chỉ một phút. Hoặc nếu cho con ra ngoài thì cũng trang bị, phòng ngừa vô cùng cẩn thận.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng phải mang công việc về nhà làm thay vì lên công ty để có thời gian vừa làm vừa trông con. Tuy nhiên không ít người không thể hoàn thành việc bởi vướng bận con nhỏ. Điều này dẫn đến chuyện không ít phụ huynh ở Trung Quốc “phát điên”, nổi nóng vì phải trông con trong thời gian quá dài.
Cuộc sống của người dân Trung Quốc xáo trộn vì dịch Covid-19.
Cô Karina, Feldmann, người Brazil, hiện đang là giáo viên tại một trường tư thục ở thành phố Thượng Hải. Khi cô Feldmann đang họp trực tuyến với sếp và đồng nghiệp thì cậu con trai 5 tuổi xông vào và hét lên: “ Con muốn đi đại tiện“. Tất cả mọi người im lặng trong vài giây còn bà mẹ này cuống quýt: “ Xin lỗi các bạn. Xin lỗi!”.
Lotta Lagerdahl, một doanh nhân người Thụy Điển tại Trung Quốc cũng chịu tình cảnh oai ăm chẳng kém khi phải vừa trông con vừa làm việc.
“ Thời gian này đúng là thảm họa. Chỉ có hai cách duy nhất giúp vợ chồng tôi có thể làm việc. Một là khi con gái 4 tuổi chịu đi ngủ trưa khoảng 1-2 tiếng. Hai là để con bé xem tivi. Tất nhiên chúng tôi không muốn áp dụng cách thứ hai. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể cuống cuồng làm việc khi con bé đang ngủ trưa”, cô Lotta chia sẻ.
Hillary Han, một bà mẹ hiện đang làm việc tại một công ty kỹ thuật số ở Thượng Hải kể với tờ New York Times: “Con trai tôi bám dính lấy mẹ cả ngày. Chỉ cần không nhìn thấy mẹ trong vòng 5 phút là thằng bé sẽ hét ầm lên. Giờ tôi chỉ có thể “rình” lúc thằng bé đang ngủ trưa để “lén” làm việc. Nếu không tôi sẽ phải trốn ra ban công để có thời gian yên tĩnh”.
Rebecca Kanthor là một nhà báo ở Thượng Hải. Gia đình cô đã phải tự cách ly kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Bởi trước đó, cả nhà cô đã đón Tết ở gần Hồ Bắc – nơi đang diễn ra dịch Covid-19. Thời gian đầu, Kanthor cho rằng mình có thể giữ bình tĩnh khi vừa làm việc, vừa trông hai đứa con. Tuy nhiên sau hơn một tuần, vợ chồng cô đã “phát điên”. Bất chấp dịch, cả nhà cô Kanthor phải đi ra ngoài để được vận động tay chân, giải tỏa đầu óc.
Bởi trước đó mỗi sáng, hai đứa trẻ đều nài nỉ mẹ cho chơi iPad, khi không được thì giận dỗi và quấy phá. “ Tôi phải trốn trong phòng tắm để được yên tĩnh một lúc”, cô Kanthor chia sẻ.
Nếu không muốn “phát điên” vì con, hãy xây dựng thời gian biểu rõ ràng
Ông George Hu, nhà tâm lý học người Mỹ, trưởng khoa Sức khỏe tâm thần tại một bệnh viện ở Thượng Hải bày tỏ sự cảm thông với trẻ em trong thời gian này. Bởi trẻ nhỏ vốn dĩ hiếu động, nghịch ngợm và luôn coi nhà là nơi để vui chơi, giải trí.
Theo ông Hu, nếu không muốn “phát điên” vì con thì các bậc cha mẹ nên lập một bảng thời gian biểu rõ ràng. Bên cạnh đó, cha mẹ áp dụng một số hình thức kỷ luật nếu con quá quậy phá. Ngoài ra, thời gian biểu cũng cho con biết, “kỳ nghỉ” đã kết thúc và không đến trường thì con vẫn phải “làm việc”.
Nhiều người dân Trung Quốc không thể trở về nhà vì dịch Covid-19.
Video đang HOT
Cô Roman Leng sống ở Thượng Hải nhưng đón Tết tại nhà chồng ở tỉnh Giang Tô. Do dịch Covid-19 nên cả nhà phải ở lại Giang Tô đến hết kỳ nghỉ lễ. Khi trở lại làm việc, cô nhận ra thói quen của gia đình đã bị đảo lộn.
“Kỳ nghỉ dài khiến chúng tôi ăn uống, ngủ nghỉ không có giờ giấc. Sau đó, tôi đã lập một thời gian biểu cụ thể cho gia đình để điều chỉnh lại lối sống, từ việc học bài làm việc đến xem tivi,… Ban đầu hơi khó khăn khi thực hiện nhưng giờ mọi người đã quen dần”, cô Leng cho biết.
Cô Poppell, một nhà giáo dục và tư vấn phát triển trẻ em ở Thượng Hải đưa ra lời khuyên: “Sẽ không thể giải phóng năng lượng bên trong cơ thể nếu chúng ta cứ nằm lì ở nhà như vậy. Tích tụ năng lượng cũng là nguyên nhân khiến các thành viên trong gia đình dễ mất bình tĩnh với nhau”. Cô Poppell khuyên các gia đình nên tập thể dục hàng ngày và tránh việc cho con sa đà vào iPad, các trò chơi điện tử.
Tận dụng thời gian nghỉ để gần gũi các con
Vì tính chất công việc nên anh Dương – một nhà nghiên cứu khoa học thường phải đi công tác liên miên. Chính trong thời gian có dịch Covid-19 mà anh được sống chậm lại và có thêm gian chăm sóc gia đình, đặc biệt là cô con gái nhỏ 3 tuổi.
Trước kỳ nghỉ vì dịch, anh Dương luôn phải đi làm trước khi con gái ngủ dậy và trở về nhà khi con đã ngủ say. Hiện tại, anh dành thời gian nghỉ để vui chơi, trò chuyện cùng con.
Kỳ nghỉ dài khiến nhiều người sống chậm lại.
Còn nhà báo Rebecca Kanthor cũng có những tâm sự thú vị. Dù đôi lúc “phát điên” vì con nhưng cả gia đình cô cũng có những kỷ niệm thú vị cùng nhau. Cô Kanthor đã dạy con làm mỳ ý, thực hiện các thí nghiệm khoa học hay ăn kem vào buổi sáng,…
“Cuộc sống xô bồ ở Thượng Hải khiến con người chỉ quan tâm đến việc đúng giờ và những buổi tụ tập. Chính việc bị ép phải sống chậm lại khiến chúng ta quan tâm đến nhau hơn, dành thêm thời gian cho gia đình. Giống như một ngày tuyết rơi bất tận, kỳ nghỉ này sẽ giữ một vị trí đặc biệt trong ký ức của những đứa trẻ. Dù có phiền nhiễu thật nhưng tôi sẽ trân trọng những khoảng khắc bên nhau này. Tất nhiên, chỉ sau khi tôi đã đủ bình tĩnh nhờ trốn trong nhà tắm”, cô Kanthor hài hước chia sẻ.
Theo Trí Thức Trẻ
Phụ huynh TQ 'phát điên' khi phải trông con quá lâu vì dịch corona
Do sự bùng phát của dịch cúm corona khiến kỳ nghỉ Tết bị kéo dài, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi khi chỉ ở nhà trông con.
Zing.vn trích dịch bài viết đăng trên The New York Times, đề cập đến kỳ nghỉ "bất đắc dĩ" do dịch cúm corona khiến nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc mệt mỏi vì phải ở nhà trông con. Trái lại, một số khác lại trân trọng khoảng thời gian này để sống chậm lại và gần gũi với gia đình nhiều hơn.
Gần đây, bên cạnh việc lướt điện thoại để đọc tin tức về dịch virus corona, phần lớn bậc phụ huynh Trung Quốc đều có mối bận tâm khác: Làm thế nào để "sống sót" thêm một ngày nữa bị mắc kẹt ở nhà?
Các thành phố ở đất nước tỷ dân áp dụng hình thức phong tỏa và cách ly nhằm kiểm soát dịch bệnh. Đa số phụ huynh đều sợ để con mình bước ra khỏi cửa nhà, dù chỉ một lúc.
Các trường học đều đóng cửa đến tháng 3. Bởi vậy, giáo viên phải giảng dạy và giao bài tập cho học sinh thông qua các buổi học trực tuyến.
Cha mẹ cũng phải làm việc ở nhà thay vì lên văn phòng. Nhiều người thậm chí chia sẻ video hài hước về cách người lớn tận dụng thời gian phải ở nhà bất đắc dĩ. Tuy nhiên, liệu phụ huynh có thể hoàn thành công việc không khi vướng bận chăm sóc gia đình?
Người dân Trung Quốc tranh thủ thời gian đi chợ mua thực phẩm. Ảnh: Getty Images.
Bố mẹ "phát điên" vì con cái
Karina Feldmann, giáo viên người Brazil của một trường tư thục ở Thượng Hải, chia sẻ câu chuyện về con trai 5 tuổi của cô. Trong khi Feldmann đang họp trực tuyến với sếp và đồng nghiệp, cậu con trai xông vào và hét lên: "Con cần đi đại tiện!".
Trong khi đó, Lotta Lagerdahl, một doanh nhân người Thụy Điển tại Trung Quốc, phải thốt lên: "Thời gian này thực sự là thảm họa".
"Chỉ có hai cách duy nhất giúp vợ chồng tôi có thể làm việc. Một là con gái 4 tuổi của tôi chịu đi ngủ trưa khoảng 1-2 tiếng, hai là cho con xem tivi. Tuy nhiên, chúng tôi không đồng tình với cách làm thứ hai lắm. Vì vậy, vợ chồng tôi chỉ có thể tranh thủ thời gian con bé ngủ để làm việc, hoặc 1 trong 2 người lẻn đi nếu có việc gấp", cô chia sẻ.
Trung Quốc không có khu vui chơi giải trí nào dành cho trẻ em trong mùa dịch này. Đường phố vắng vẻ không bóng người, chỉ lác đác vài chiếc ôtô. Các công viên được rào lại nhằm hạn chế tụ tập đông người.
Nhiều cơ sở kinh doanh cũng đóng cửa. Nếu cơ sở nào còn hoạt động, khách hàng sẽ phải đo nhiệt độ và đeo khẩu trang trước khi bước vào.
Đường phố Trung Quốc vắng lặng, ảm đạm. Ảnh: Reuters.
Rebecca Kanthor, một nhà báo ở Thượng Hải, chia sẻ rằng gia đình cô đã tự cách ly kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Gia đình của Kanthor đã đón Tết ở quê chồng cô, một địa điểm gần với tỉnh Hồ Bắc.
Thời gian đầu, Kanthor tự nhủ bản thân có thể giữ bình tĩnh tốt và không nổi cáu khi con trai 7 tuổi và con gái 4 tuổi tự chơi với nhau rất vui vẻ.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tuần, cả gia đình gần như "phát điên". Họ liều lĩnh đi ra khỏi nhà chỉ để được vận động một chút như đá bóng hoặc đi xe đạp.
Kanthor đã cố gắng bày ra rất nhiều hoạt động thú vị để chơi với hai đứa con nhưng cô cảm thấy khả năng kiềm chế cáu giận của mình ngày càng kém.
"Mỗi sáng thức dậy, hai đứa lại xin tôi chơi iPad. Tôi nói rằng hãy làm bài tập trước đã. Thế là cả hai đứa lập tức tỏ thái độ giận dỗi và quấy phá. Thậm chí, nhiều lúc tôi trốn trong phòng tắm chỉ để tận hưởng không gian yên tĩnh một mình", cô chia sẻ.
Nên lập thời gian biểu cho gia đình
Tiến sĩ George Hu, một nhà tâm lý học người Mỹ và trưởng khoa sức khỏe tâm thần của một bệnh viện ở Thượng Hải, nói rằng ông rất cảm thông với trẻ em trong thời gian này. Bởi đối với các em nhỏ, trường học là nơi chỉ để "làm việc", còn nhà là nơi nghỉ ngơi, giải trí.
Theo ông, thay vì "phát điên" với các con, cha mẹ nên thiết lập một thời gian biểu rõ ràng. Kỷ luật giúp trẻ con nhận ra rằng mặc dù đang ở nhà, kỳ nghỉ của chúng đã kết thúc.
Khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu cho mỗi người. Ảnh: Getty Images.
Roman Leng sống ở Thượng Hải nhưng đón Tết tại nhà chồng ở tỉnh Giang Tô. Do diễn biến dịch bệnh corona xấu đi, gia đình cô không thể trở về nhà và tiếp tục ở Giang Tô đến hết kỳ nghỉ lễ.
Khi trở lại làm việc, cô nhận ra thói quen sống của gia đình đã bị xáo trộn trong khoảng thời gian vừa qua.
"Chúng tôi thích ngủ lúc nào thì ngủ, ăn lúc nào thì ăn. Vì vậy, tôi đã lập một thời gian biểu cụ thể cho gia đình nhằm điều chỉnh lại lối sống, từ việc học bài, làm việc, xem tivi... Tất cả thành viên đều cố gắng tuân thủ theo kế hoạch. Ban đầu có hơi khó khăn, nhưng hiện nay mọi người đều cảm thấy bình thường", cô Leng chia sẻ.
Tập thể dục cũng vô cùng quan trọng. Barbara Poppell, một nhà giáo dục và tư vấn phát triển trẻ em ở Thượng Hải, cho biết: "Sẽ không thể giải phóng năng lượng bên trong cơ thể nếu chúng ta cứ nằm lì ở nhà như vậy. Tích tụ năng lượng cũng là nguyên nhân khiến các thành viên trong gia đình dễ mất bình tĩnh với nhau".
Theo cô Poppell, các gia đình nên tập thể dục hàng ngày, tránh tình trạng cho trẻ em ngồi lì chơi iPad cả ngày. Trước những căng thẳng về diễn biến phức tạp của virus corona, khoảng thời gian hoạt động thể chất giữa người lớn và trẻ em là vô cùng cần thiết.
Cơ hội được sống chậm lại
Đối với những người thường phải đi công tác như nhà nghiên cứu khoa học Hui Yang, anh rất trân trọng khoảng thời gian nghỉ tránh dịch bệnh. Nhờ đó, anh Yang có thời gian để chăm sóc gia đình của mình, đặc biệt là đứa con gái 3 tuổi.
Gia đình nhỏ của cô Kanthor. Ảnh: Rebecca Kanthor.
"Trước kỳ nghỉ, tôi luôn đi làm trước khi con bé ngủ dậy và trở về nhà khi nó đã ngủ say. Nhờ có hai tuần nghỉ tránh virus corona này, tôi có thể dành toàn bộ thời gian cho con gái tôi", anh Yang tâm sự.
Ngoài ra, nhà báo Rebecca Kanthor cũng chia sẻ rằng bên cạnh những lúc hai đứa con làm cô phát điên, cả gia đình cô đã có nhiều kỷ niệm thú vị cùng nhau. Kanthor có thời gian dạy các con làm mỳ Ý, thực hiện các thí nghiệm hóa học, thậm chí là ăn kem cho bữa sáng.
Theo Kanthor, cuộc sống xô bồ ở Thượng Hải khiến con người chỉ quan tâm đến việc đến trường đúng giờ hoặc tụ tập, gặp gỡ bạn bè. Có thể nói, kỳ nghỉ này "ép" mọi người phải sống chậm lại và quan tâm đến nhau nhiều hơn.
Theo Zing
Người mẹ Trung Quốc nhận tội hối lộ để chạy cho con vào đại học Mỹ Xiaoning Sui - phụ huynh Trung Quốc bị cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ vào tháng 9 năm ngoái - vừa nhận tội hối lộ 100.000 USD để chạy cho con vào trường UCLA (Mỹ). Công tố viên và luật sư của Xiaoning Sui - phụ huynh 48 tuổi người Trung Quốc bị giam giữ tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha)...