Đang học bài, nam sinh 13 tuổi phải đi cấp cứu vì laptop bất ngờ phát nổ
Laptop đang sạc pin bất ngờ phát nổ khiến nam sinh 13 tuổi bị đa chấn thương, đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê, phải thở máy.
Vụ tai nạn xảy ra chiều 6/3 với bé trai T.G.P (quê Hải Dương). Bệnh nhi sau đó được gia đình đưa đến viện gần nhà rồi chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Thời điểm nhập viện, toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ và một nửa ngực trên của bé P. đầy vết thương do các mảnh vỡ của laptop găm vào.
Ngày 8/3, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hòa, bác sĩ trực cấp cứu, cho biết bé trai bị đa chấn thương: sọ não; hàm mặt; ngực; chỉnh hình. Trong đó, vết thương hàm mặt phức tạp, gãy xương hàm dưới, chấn thương nhãn cầu hai bên. Vụ tai nạn cũng khiến bé bị tràn khí màng phổi hai bên, dập nát cẳng tay trái…
Một cuộc hội chẩn đa chuyên khoa giữa các thầy thuốc lập tức được tiến hành. Các ê-kíp của bệnh viện liên tục phối hợp đánh giá và phẫu thuật các tổn thương phức tạp của người bệnh.
Thầy thuốc khoa Phẫu thuật ngoại Tim mạch – Lồng ngực đặt dẫn lưu màng phổi hai bên ngay khi bệnh nhân nhập viện. Sau khi ổn định mạch và huyết áp, bé trai được xử lý đa vết thương phức tạp hàm mặt, đồng thời lấy bỏ dị vật, cố định ổ gãy xương hàm dưới bởi ê-kíp phẫu thuật khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ.
Tiếp theo đó, bác sĩ khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới cánh tay trái, cắt lọc, xử lý đa vết thương tay phải. Một ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương được mời sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để hội chẩn ca bệnh, phối hợp múc nội nhãn hai mắt, lấy bỏ toàn bộ tổ chức nội nhãn còn lại và máu đông.
Sau khi được phẫu thuật cấp cứu, người bệnh được theo dõi, hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên ghi nhận các ca tai nạn sinh hoạt do việc sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách. Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử quá cũ, có nguy cơ hỏng hóc cao. Khi cần thay pin, nên sử dụng pin từ các nhà sản xuất uy tín và được bảo hành chính hãng. Đồng thời, không nên sử dụng các thiết bị điện tử trong khi đang sạc pin.
Lời nói đầu tiên của người phụ nữ sau khi 'trở về từ cõi chết'
Khi hơi thở và sự sống phụ thuộc vào máy móc và thuốc an thần sau cuộc đại phẫu đa chấn thương, chị C lại đối diện với nguy cơ tử vong cao khi bị sốt xuất huyết.
Giữa tháng 11, đang đi trên vỉa hè ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị N.T.C (49 tuổi, quê Phú Thọ), bị một người say rượu đi xe máy ngược chiều đâm phải.
Chị được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng nguy kịch, sốc chấn thương. Lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp rất nặng, nguy cơ tử vong cao vì tổn thương phức tạp nhiều cơ quan.
Sốc chồng sốc, bệnh chồng bệnh
Các tổn thương được xác định bằng thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng tại giường. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào phòng mổ cấp cứu với chẩn đoán: Sốc đa chấn thương; vỡ tá tràng; chấn thương gan, thận phải, ngực kín gãy cung xương sườn, cột sống thắt lưng - ngực. Bệnh nhân được cầm máu, phục hồi tổn thương tá tràng, cắt thận phải và đặt dẫn lưu ổ bụng.
Sau mổ, bệnh nhân về phòng hồi tỉnh nhưng tình trạng còn nặng, phải dùng thuốc an thần giảm đau, thở máy qua nội khí quản và dùng thuốc vận mạch. Sau 5 ngày, bệnh nhân vẫn phải điều trị tích tại phòng hồi sức hậu phẫu.
Tuy nhiên, từ ngày 6 sau mổ, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, tụt huyết áp, phải dùng thuốc vận mạch trở lại; suy thận tiến triển, vô niệu, tình trạng hô hấp xấu đi...
Các xét nghiệm tìm nguyên nhân của sốt cho kết quả có sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm sâu về 12 G/l (ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình trong máu từ 150 - 450 G/l; mức nguy hiểm nếu giảm dưới 50 G/l) và nhiễm khuẩn dương tính.
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue (mức độ nặng nhất của sốt xuất huyết, nguy cơ tử vong cao) kèm nhiễm khuẩn bệnh viện.
Các thầy thuốc nhận định bệnh nhân đang trong thời kỳ ủ bệnh của sốt xuất huyết nhưng bị tai nạn, khi tình trạng chưa ổn định hẳn, có nhiễm khuẩn bệnh viện sau mổ khiến tình trạng nặng lên, bệnh chồng bệnh, chồng tổn thương.
Hội chẩn toàn viện với sự tham gia của ban giám đốc và nhiều chuyên khoa thống nhất đưa bệnh nhân sang khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực.
Nữ bệnh nhân được điều trị tại phòng riêng biệt bằng kháng sinh, kháng nấm, kết hợp thở máy, lọc máu liên tục, truyền tiểu cầu và máu... Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhiều lần trong tình trạng nguy kịch: Suy hô hấp do phù phổi cấp, sốc, rối loạn đông máu, nhiễm nấm máu, suy đa tạng.
Phép màu kỳ tích xuất hiện
Hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, người gây tai nạn cũng nghèo, muốn hỗ trợ bệnh nhân nhưng không thể. Nhưng với sự quyết tâm cao của các y bác sĩ, sự chung tay của phòng Công tác xã hội, bệnh nhân được các nhà hảo tâm hỗ trợ viện phí.
Phép màu xuất hiện sau 2 tuần cam go với sự kiên trì giành giật sự sống với tử thần của các y bác sĩ, của bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân thoát sốc, cắt thuốc vận mạch. Tình trạng hô hấp, suy thận cải thiện, được rút ống nội khí quản, tự thở và đi tiểu được, không sốt.
Nữ bệnh nhân được ra viện sau 1 tháng điều trị, với nhiều lần đối diện cửa tử. Ảnh: BVCC
Trò chuyện tỉnh táo lại sau thời gian hơi thở phải phụ thuộc vào máy móc, chị C. khóc, nói: "Đã có những lúc tôi muốn buông xuôi, phó mặc số phận". Trải qua nhiều đau khổ trong gần 50 năm cuộc đời nhưng lúc nằm trên giường bệnh, chị nói xót xa nhất là nhìn cái chết đang gặm nhấm dần cơ thể mà đành bất lực...
Nhưng động lực giúp chị vượt lên là tình yêu thương của gia đình và nhân viên y tế. Suốt 2 tuần từ phòng hồi sức hậu phẫu đến phòng cấp cứu, chị quen với tiếng máy thở, máy bơm tiêm điện, tiếng bước chân của bác sĩ thăm khám, tiếng lạch cạch pha thuốc của điều dưỡng. Cái nắm tay của người thân, ánh mắt tin tưởng của thầy thuốc... khiến chị không thể phụ những nỗ lực ấy...
Những ngày sau cai máy thở, bệnh nhân tiếp tục được phục hồi chức năng vận động - hô hấp, dinh dưỡng tích cực, dùng đủ liệu trình kháng sinh.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhận định đây là một kỳ tích. Nữ bệnh nhân sốc đa chấn thương, tình trạng rất nặng, lại bồi thêm sốc sốt xuất huyết.
"Bệnh nhân của chúng tôi đã bị cả hai tình trạng rất nặng vào cùng một thời điểm, cộng với các biến chứng do nằm hồi sức lâu ngày khó tránh khỏi. Nhưng bệnh nhân đã vượt qua, đó là kỳ tích", bác sĩ Hải cho biết.
Đến bệnh viện khám, người đàn ông phát hiện hơn 10 con giòi trong mắt Người đàn ông ở Pháp đến bệnh viện kiểm tra vì bị ngứa ngáy, khó chịu ở mắt phải. Nguyên nhân gây ngứa là do hơn 10 con giòi đã lọt vào mắt khi ông đang làm vườn. Người đàn ông 53 tuổi bỗng dưng bị ngứa bất thường ở mắt phải suốt nhiều giờ liền không khỏi. Ngay trong ngày hôm đó,...