Đàng hoàng là một thạc sĩ, vậy mà tôi bị chồng đánh giá không bằng chị lao công của công ty anh
Cứ nghĩ đến câu nói đó là tôi hận chồng không muốn nói chuyện và nhìn mặt chồng. Không ngờ trong mắt anh tôi thấp hèn bé nhỏ đến thế.
Tôi làm việc nhà nước nên với mức lương tiến sĩ cũng chỉ đủ nuôi hai con còn kinh tế gia đình chủ yếu là phụ thuộc vào đồng lương của chồng.
Từ khi công ty được thành lập công việc của chồng bận rộn suốt ngày nên mỗi ngày trở về nhà mặt anh ấy cũng cau có khiến gia đình luôn căng thẳng bức bối.
Lo lắng cho công việc của chồng gặp trục trặc gì đó nên tôi có hỏi han thì chồng bảo là đã thay đến 3 thủ quỹ rồi mà không ai làm anh ấy tin tưởng. Và anh gợi ý muốn tôi nghỉ công việc nghiên cứu để về phụ giúp chồng gây dựng sự nghiệp.
Sau nhiều ngày suy nghĩ tôi cũng quyết định nghỉ việc để phục vụ sự nghiệp lớn của chồng. Ngày đầu đến công ty của chồng làm việc, tôi thấy bỡ ngỡ không biết phải bắt đầu từ đâu bởi công việc chuyên môn của tôi là nghiên cứu giống cây trồng.
Sau nhiều ngày suy nghĩ tôi cũng quyết định nghỉ việc để phục vụ sự nghiệp lớn của chồng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trong khi chồng nghe điện thoại liên hồi, còn mấy nhân viên chạy ngược chạy xuôi chuẩn bị cho cuộc họp khách hàng thì tôi cứ đứng đần ra, không biết làm gì.
Tranh thủ chờ chồng phân công công việc, tôi đi vào phòng trà nước pha tách cà phê cho tỉnh táo, nhân tiện pha cho chồng một tách. Bước vào phòng anh, thấy anh đang nghe điện thoại nên tôi âm thầm đặt ở bàn anh. Nhưng không ngờ khi tôi vừa đặt lên bàn thì anh khua tay chạm vào cốc khiến cà phê đổ đầy ra bàn, dính cả vào giấy tờ và quần áo chồng.
Trong khi tôi lo lắng sợ hãi thì anh quát ầm lên: “Cô làm cái quái gì vậy, bỏng hết tay tôi rồi đây này, cả hợp đồng của khách hàng cũng bị cô nhuộm đen hết cả rồi, đúng là vụng về quá”.
Cô kế toán vội chạy lại dọn dẹp và đổ thêm dầu vào lửa: “Những hợp đồng này đã ký cả rồi bây giờ mà xin lại chữ ký chắc gì họ đã cho, mà để thế này làm sao bên thuế chấp nhận?”.
Bị chồng sỉ nhục thế làm sao tôi còn đủ tự tin đối mặt với đám nhân viên để làm việc trong công ty của anh nữa? (Ảnh minh họa)
Chồng tôi được đà chửi: “Trong khi tôi bận luôn tay luôn chân thì cô ngồi nhàn nhã pha cà phê. Đến chị lao công còn biết dọn dẹp cho văn phòng sạch sẽ, thế mà cô chẳng làm được việc gì cho ra hồn”.
Nghe đến đây tôi ức chế kinh khủng nhưng chẳng biết phải nói thế nào bởi vì mình đã sai. Xấu hổ trước mặt nhân viên và không muốn làm phiền chồng, tôi giận dỗi bỏ về.
Đàng hoàng là một thạc sĩ, vậy mà tôi bị chồng đánh giá không bằng chị lao công của công ty anh. Cứ nghĩ đến câu nói đó là tôi hận chồng không muốn nói chuyện và nhìn mặt chồng. Không ngờ trong mắt anh tôi thấp hèn bé nhỏ đến thế.
Bị chồng sỉ nhục thế làm sao tôi còn đủ tự tin đối mặt với đám nhân viên để làm việc trong công ty của anh nữa? Nhưng tôi cũng chẳng thể quay lại nơi làm việc cũ vì đã xin nghỉ luôn rồi. Bây giờ tôi phải làm gì đây chứ?
Theo Afamily
Những màn đánh ghen tệ hại
Lại thêm một vụ đánh ghen dã man. Những câu chuyện, đoạn clip tung lên mạng ngày càng nhiều, ngày càng dã man, tàn bạo.
Hôm qua, có khi chỉ là túm tóc, đánh, lột quần áo; hôm nay đã trói chân tay, xát muối ớt và nhiều trò nữa. Người vợ cùng "đồng bọn" đánh tình địch, đánh luôn chồng. Họ không còn giành giật tình yêu hay người đàn ông mà là trút căm hờn lên đôi "gian phu dâm phụ". Người bị đánh giờ là nạn nhân, khởi kiện và chắc chắn sẽ được bù đắp phần nào cho sự tổn thương tinh thần và thể xác của mình.
Ảnh minh họa
Tổn thất sau những màn đánh ghen, theo mọi góc tiếp cận, đổ lên tất cả. Và từ đây, vấn đề không còn nằm ở chuyện gia đình, hôn nhân nữa, mà thành vấn đề của luật pháp. Vậy thì, lý do nào mà thể hiện lòng ghen tuông khủng khiếp đến như thế, khi ai cũng biết, sau những vụ đánh ghen kia, chẳng cái gì còn nguyên vẹn?
Dò trong từ điển (khi người ta quá hoang mang vì những điều xảy ra trong thực tế thì đành phải trở về với ngữ nghĩa nguyên thủy, cơ bản nhất), tôi chẳng thể nào tìm ra được sự liên hệ giữa nghĩa của từ ghen và yêu. Thế nên cái lý luận rằng, có yêu mới ghen và ghen là biểu hiện của yêu chỉ là một cách bào chữa cho những cảm xúc lệch lạc của con người, trong sự thù hằn, ích kỷ, yêu thương chính bản thân mình. Chỉ từ những điều đó, người ta mới có thể có những hành động tàn bạo, ác độc, thể hiện sự xấu xa của chính mình. Mấy ai nghĩ khi đã hết yêu, chỉ còn khinh bỉ hay thù hận, thì nên để mọi thứ xuống cho nhẹ nhàng, trước tiên là vì bản thân mình.
Thế kẻ phá rối, không lẽ nên được... tha bổng? Thưa không, bên cạnh tòa án của pháp luật, còn có một tòa án còn kinh khủng hơn nhiều. Đó là nơi khiến người phụ nữ trong clip đánh ghen ở Cà Mau, dù giờ đang thưa kiện vì bị đánh đập, sỉ nhục, khi bước ra đường vẫn phải che khăn trùm kín mặt. Đó là nơi mà người người có thể quan sát, tự đánh giá khi các sự việc xảy ra: tòa án dư luận.
Nhưng theo dõi cái tòa án khủng khiếp này, từ một khía cạnh khác, tôi chợt nhận ra một phần nguyên nhân các vụ đánh ghen xảy ra càng nhiều: người ta cổ vũ đánh ghen. Người ta tán thưởng, say mê và thể hiện sự đồng tình. Thậm chí, có những clip đánh ghen có chút hiền hòa hơn - một người vợ chỉ lên tiếng cảnh cáo sau một màn giành giật nhẹ chiếc quần của nạn nhân, thì dưới đó là hàng trăm lời bình phẩm: chị này hiền quá, gặp tôi là phải thế này, thế kia, thế nọ. Thật khủng khiếp! Thảng hoặc mới có một lời cảnh báo: làm thế thì được gì, tan nát cả sự nghiệp của chồng mình, tan nát cả gia đình mình, còn chính mình có khi vướng vào tù tội, đền bù...
Phải chăng, một phần nào đó, vì cái đám đông vô cảm, tìm vui trong bất hạnh của người khác... mà người ta ngày càng ác hơn, hung hăng hơn, bất chấp mọi thứ và càng ít lý trí hơn khi phải giải quyết những vấn đề rất đau đớn của gia đình?
Theo Báo Phụ Nữ
Tự cứu mình Sống không yêu thương, chỉ có sỉ nhục, chà đạp nhau, tâm trạng em luôn nặng nề, trầm uất, chỉ khao khát được giải thoát. Nếu ly hôn, chia con, sau này những đứa con em bỏ lại có hận em? Kính gửi chị Hạnh Dung, Em 25 tuổi, đã có gia đình, ba con. Sau khi cưới, chúng em ở nhà chồng...