Đang gọi điện thoại, người đàn ông đột ngột ngưng tim, ngưng thở, tím tái toàn thân
Khi đang gọi điện thoại báo tin cho gia đình thì bất ngờ người đàn ông đột ngột ngưng tim, ngưng thở, tím tái toàn thân rồi hôn mê sâu.
Chiều 20.1, bác sĩ Nguyễn Lương Quang, Phó khoa Nội tim mạch (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam), cho biết bệnh viện vừa cứu sống kịp thời một nam bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim dẫn đến ngưng tim, ngưng thở, tím tái toàn thân. Sáng nay, bệnh nhân đã xuất viện về nhà trong trạng thái sức khỏe bình thường.
Trước đó, chiều 13.1, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân N.V.Đ.L (49 tuổi ở P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vào viện thăm khám một mình trong tình trạng đau ngực sau xương ức.
Bệnh viện đa khoa Quảng Nam chúc mừng bệnh nhân ra viện. Ảnh LƯƠNG QUANG
Khi đang gọi điện thoại báo tin cho gia đình thì bất ngờ bệnh nhân đột ngột ngưng tim, ngưng thở, tím tái toàn thân rồi hôn mê sâu.
Xác định đây là trường hợp nhồi máu cơ tim tối cấp nguy kịch, các bác sĩ Khoa Cấp cứu đã kích hoạt báo động đỏ can thiệp tim mạch, ê kíp trực tim mạch đã phối hợp để tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân theo đúng quy trình.
Sau hơn 30 phút hồi sức, tim bệnh nhân đã đập trở lại nhưng vẫn còn mê sâu, phải thở bằng máy. Ngay sau đó, ông L. tiếp tục được chuyển đến phòng can thiệp tim mạch để chụp động mạch vành, kết quả chụp cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn một động mạch vành nuôi tim.
Video đang HOT
Hỗ trợ toàn bộ chi phí
Các bác sĩ phải tái thông động mạch vành liên thất trước (đã tắc) bằng một ống stent. Sau hơn 30 phút thủ thuật, bệnh nhân dần tỉnh lại, tuy nhiên phải cần thuốc trợ tim liều cao và thở máy hỗ trợ qua ống nội khí quản.
Theo bác sĩ Quang, trong suốt quá trình cấp cứu và can thiệp, người nhà chưa tới kịp, lãnh đạo bệnh viện đã quyết định ký các thủ tục và đồng ý duyệt nợ viện phí toàn bộ nhằm mục đích cứu sống bệnh nhân. Sau can thiệp, bệnh nhân được chuyển về điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực. Một ngày sau, ông L. đã cai được máy thở, giảm liều thuốc trợ tim, tỉnh táo hoàn toàn có thể tự ăn uống nói chuyện bình thường.
Cũng theo bác sĩ Quang, gia đình ông L. thuộc diện khó khăn, không có bảo hiểm y tế, ban giám đốc bệnh viện đã quyết định hỗ trợ hoàn toàn chi phí điều trị cho bệnh nhân với số tiền hơn 50 triệu đồng.
“Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã triển khai can thiệp tim mạch 10 năm nay và đã cứu sống nhiều bệnh nhân rất nguy kịch. Bên cạnh đó, hoạt động báo động đỏ của bệnh viện cũng đã triển khai rất có hiệu quả, qua đó đã cứu sống kịp thời nhiều bệnh nhân nhờ bỏ qua một số thủ tục hành chính trong cấp cứu người bệnh”, bác sĩ Quang chia sẻ thêm.
Đường dây nóng "xử" ô nhiễm môi trường hiệu quả... thấp
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc".
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa tổ chức sơ kết thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Trên 4.000 phản ánh, hiệu quả giải quyết còn thấp
Sau hơn 3 năm triển khai, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường (0869.000660) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiếp nhận trên 4.000 thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh đối với trên 3.900 vụ việc về ô nhiễm môi trường.
Đến nay, các cơ quan đã tiến hành xác minh trên 3.800 vụ việc (chiếm tỷ lệ 98%), xử lý gần 3.700 vụ việc (chiếm tỷ lệ 93%) và thực hiện phản hồi thông tin 3.300 vụ việc (chiếm tỷ lệ 85%).
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường - phát biểu tại buổi hội thảo (Ảnh: VEA).
Đại diện Tổng cục Môi trường khẳng định, kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống đường dây nóng đã trở thành kênh thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh kịp thời về các hành vi gây ô nhiễm, các điểm "nóng" môi trường trên địa bàn đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Đường dây nóng cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, phát hiện kịp thời các vấn đề và có giải pháp xử lý các điểm "nóng" về môi trường phát sinh trên địa bàn.
"Qua công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường được phản ánh thông qua đường dây nóng và qua phương tiện truyền thông, báo chí, ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ các vụ việc được xác minh, xử lý tăng dần theo thời gian: Năm 2018, tỷ lệ vụ việc được xác minh là 54%, xử lý 43%; đến năm 2020, tỷ lệ này đã được nâng lên lần lượt là 79% và 71%. Đến nay tỷ lệ vụ việc được xác minh, xử lý đã đạt 98% và 93%"- báo cáo của Tổng cục Môi trường cho hay.
Tuy nhiên, thực tế triển khai hệ thống đường dây nóng từ cấp Trung ương đến địa phương cũng còn một số hạn chế nhất định. Việc tổ chức đường dây nóng tại các địa phương chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đầu mối, chưa đúng quy định. Nhiều thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, ghi nhận thông tin vào sổ nhật ký, gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện. Việc công bố, công khai thông tin, kết quả xử lý chưa được kịp thời.
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc, dẫn đến một số vụ việc chưa được xử lý thỏa đáng, người dân tiếp tục thực hiện phản ánh lại nhiều lần, giảm hiệu quả đường dây nóng"- báo cáo của Tổng cục Môi trường nhận định.
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tại Công ty Formosa Hà Tĩnh (Ảnh minh họa).
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện
Để giải quyết những hạn chế, bất cập và thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, Tổng cục Môi trường đề xuất dự thảo "Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường" do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Việc ban hành quy chế nhằm thống nhất nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường. Thực hiện phân loại cụ thể thông tin được phản ánh đến đường dây nóng để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xác minh và xử lý vụ việc nhằm đảm bảo việc xác minh thông tin và xử lý vụ việc nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả.
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện và thống nhất các phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường thông qua gọi điện, nhắn tin, gửi thông tin đến số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng, qua hệ thống thông tin (ứng dụng trên nền tảng web) hoặc ứng dụng trên thiết bị di động...
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường hi vọng sự quyết tâm, nỗ lực của các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện và cấp xã, các tổ chức, cộng đồng và mỗi người dân, việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Dân vùng lũ Phú Yên không còn lúa giống, học sinh mất hết sách vở Nhiều nơi ở vùng lũ Phú Yên, người dân không còn lúa giống, áo quần, mùng mền, học sinh không còn vở sách, thiết bị học tập. Thiệt hại do lũ gây ra tại tỉnh này ước tính sơ bộ đến nay là 371 tỉ đồng. Lúa giống, lúa dành xay gạo ăn của một gia đình tại thôn Thạnh Hội (xã Sơn...