Đang đùa nghịch, bé trai 10 tuổi bị đàn chó nhà hàng xóm tấn công phải nhập viện
Đang đùa nghịch cùng các bạn, bé trai Nguyễn Nam A. bất ngờ bị đàn chó nhà hàng xóm xổng chuồng lao ra tấn công liên tiếp vào chân phải nhập viện điều trị.
Hơn 2 ngày nay em Nguyễn Nam A. (10 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa hết sợ hãi vì bị đàn chó tấn công gây thương tích ở chân phải nhập viện sơ cứu.
Theo Nam A. cho biết, khoảng 20h ngày 2/12 khi đang chơi đùa cùng bạn là bé Trương Khánh A. (cùng tuổi) thì bất ngờ bị đàn chó nhà bên cạnh bất ngờ xuổng chuồng chạy ra cắn.
Bé Nam A. (áo xanh) vừa phải nhập viện điều trị vì bị đàn chó tấn công.
Phần chân bé Nam A. bị chó cắn phải băng bó.
“Lúc đó cháu đang chơi trước cửa nhà thì thấy các bạn bỏ chạy, chưa hiểu chuyện gì thì 4 con chó đã xông đến quật ngã và cắn vào chân cháu. Cháu sợ hãi la hét. Một số người đến đuổi nhưng có hai con chó còn định tấn cắn cả những người lớn khiến mọi người khiếp hồn”, Nam kể.
Qua xác định, Nam A. bị chó cắn nhiều viết thương ở bắp chân, trong đó có một số vết thương sâu. Em được mọi người đưa vào bệnh viện 108 sơ cứu rồi đưa sang bệnh viện Xanh pôn điều trị và được ra viện sau một ngày theo dõi.
Video đang HOT
Đàn chó nhà hàng xóm tấn công bé trai.
Còn Trương Khánh A. cho biết cách đây nửa năm em cũng bị đàn chó này tấn công. Thời điểm xảy ra sự việc, Khánh A. đang chơi thì thấy đàn chó chạy ra nên bất giác sợ hãi bỏ chạy không dám quay đầu lại, lúc sau mới biết bạn bị chó cắn.
Theo bà Nguyễn Thị Nước (70 tuổi), đàn chó gồm 4 con, đã từng cắn chủ nhà và cắn một bé trai khác trong ngõ. Nửa năm trước, sau khi đàn chó tấn công Khánh A., chủ nhà đã đưa chúng đi tiêm phòng dại. Sự việc hôm nay khiến cả khu phố thêm một lần nữa hoang mang.
Bà Nước cho hay, cháu mình là bé Nam A. đã được tiêm phòng uốn ván và kháng sinh, chưa tiêm phòng dại vì đang chờ theo dõi thêm. Chủ của đàn chó cũng đã hứa sau khi hết thời gian theo dõi phát bệnh dại thì đàn chó này sẽ được bán.
Định Nguyễn
Theo saostar
Đội săn bắt chó Hà Nội sẽ đối mặt với những rủi ro nào?
Đội săn bắt chó thả rông ở Hà Nội hiện không có đồng phục nhận diện, cũng không có dụng cụ bảo hộ, chuyên dụng để bắt chó... dẫn đến nhiều phản ứng của chủ nuôi cũng như có nguy cơ gặp nạn.
Mới đây, tại Hà Nội, trên địa bàn quận Thanh Xuân đang triển khai mô hình "Săn bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại", theo đó, UBND các phường và các tổ dân cư thành lập những đội xung kích và tổ phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh, bắt chó thả rông, chó không rọ mõm tại các khu vực công cộng.
"Mỗi tổ phản ứng nhanh gồm có 5 người, đi xe máy đeo sọt sắt, thòng lọng tuần tra trên các tuyền đường", bà Mai Thị Lan Hương - Trạm trưởng Trạm Thú y quận Thanh Xuân nói và cho biết hoạt động này nhận được sự đồng tình của người dân.
Dụng cụ săn bắt chó của Tổ bắt chó trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) còn thô sơ, thiếu chuyên nghiệp. Ảnh: T.A
Theo dõi đội săn bắt chó lưu động của quận Thanh Xuân những ngày qua, nhiều người dân nhận thấy, việc bắt chó rất thô sơ, không có đồng phục "ngành" hỗ trợ, đặc biệt nhiều người lo ngại nhân việc này sẽ xuất hiện kẻ xấu giả danh tổ phản ứng để bắt trộm chó công khai.
Về vấn đề này, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Thanh Xuân cho biết, các thành viên thuộc tổ phản ứng nhanh săn bắt chó thả rông đều được tập huấn về kỹ năng bắt chó và được trang bị đồng phục theo quy định.
"Tổ phản ứng nhanh săn bắt chó đều là bảo vệ tổ dân phố, khi bắt chó đều đeo biển tên, tay đeo băng đỏ. Tổ cũng được trang bị giỏ lưới để bắt chó và lồng sắt để nhốt chó", bà Hương nói về cách nhận biết.
Tuy nhiên, bà Hương thừa nhận, hiện đội các đội bắt chó thả rông của quận Thanh Xuân đều chưa có đồng phục và găng tay, giày ủng bảo hộ. Bên cạnh đó, tổ phản ứng nhanh bắt chó thả rông còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng xử lý tình huống, không có xe chuyên dụng và chưa có nơi nhốt chó.
Để đề phòng trường hợp chủ nuôi phản ứng thái quá, bà Hương cho biết, đơn vị đề nghị công an phường phối hợp, đi cùng đội săn bắt chó thả rông.
Chiếc vợt được các thành viên đội bắt chó thả rông trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội trong thời gian qua. Ảnh: T.A
"Khi tổ đi tuần tra, bắt chó đều có công an phường đi cùng, người dân sẽ không thể nhầm lẫn tổ phản ứng nhanh với kẻ xấu được", ông Phạm Văn Bình - thành viên tổ phản ứng nhanh phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân) khẳng định.
Theo lãnh đạo Trạm Thú y quận Thanh Xuân cho rằng, đây là mô hình thí điểm, giữa tháng 12 này sẽ tổng kết, đề xuất với lãnh đạo quận trang bị dụng cụ bảo hộ cho các thành viên tổ săn bắt chó thả rông không đúng quy định.
Thông tin về đội bắt chó thả rông, bà Nguyễn Thị Hà Phương - Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, trước khi chọn người bắt chó, phường đã phải dán thông báo tại các khu dân cư để lựa chọn người có tiêu chuẩn và những người được tuyển chọn sẽ được tiêm phòng đầy đủ.
Nằm trong kế hoạch phòng chống bệnh dại, mới đây UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt việc thành lập đội săn bắt chó thả rông theo đề xuất của Chi cục Thú y Hà Nội.
Lãnh đạo Cục Thú y Hà Nội cho biết, hiện đang tham khảo mô hình của TPHCM để áp dụng sao cho phù hợp với Hà Nội. Những con chó mắc bệnh sẽ bị tiêu hủy, con khỏe mạnh sẽ đưa về nơi lưu giữ, chờ chủ đến nhận.
Bên cạnh mục đích phòng trừ bệnh dại, Cục Thú y còn đặt ra mục tiêu nâng cao ý thức người nuôi, đảm bảo an toàn cho người khác, chứ không nhằm vào việc bắt chó phạt tiền hay tiêu hủy.
Dự kiến, đầu năm 2019, đội bắt chó chuyên nghiệp sẽ hoạt động. Những con chó đi ở nơi công cộng như vỉa hè, công viên, sân chơi chung cư... mà không có chủ dắt bằng xích, rọ mõm đều bị coi là chó thả rông và bị bắt giữ.
Ngày 31.7.2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y chính thức có hiệu lực từ 15.9. Nghị định nêu rõ về các hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng, không tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Trong trường hợp chó không bị rọ mõm cắn người khác ở nơi công cộng, nơi đông người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe (với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên) thì chủ chó còn có thể bị xử lý hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người" theo Điều 295 BLHS 2017 với hình phạt là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra chủ chó còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 603 Bộ luật dân sự quy định về "Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra".
Theo Danviet
Tìm người nhà cô gái bị chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông ở Hà Nội Một cô gái trẻ bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đang nằm điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn, nhưng gần 1 tháng nay vẫn chưa thấy người nhà nạn nhân đến nhận. Ngày 26/11, đại diện Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang tiếp nhận một bệnh nhân điều trị chấn thương sọ não...