Đảng đối lập giành thắng lợi bầu cử Quốc hội sớm ở Kosovo
Ủy ban bầu cử quốc gia cho biết có khoảng 1,9 triệu cử tri đủ điều kiện đi bầu, tuy nhiên tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 44%.
Cuộc bầu cử Quốc hội sớm tại Kosovo ngày 6/10 diễn ra với nhiều kịch tính đến phút chót khi hai đảng đối lập lớn tại đây đang bám đuổi sít sao để tranh giành vị trí dẫn đầu.
Cử tri đi bỏ phiếu tại một địa điểm ở thủ đô Pristina. Ảnh: AP.
Với trên 80% số phiếu được kiểm, Phong trào Tự quyết Vetevendosje – LVV đang dẫn đầu vởi tỉ lệ ủng hộ 26%, nhiều hơn 1% so với Liên đoàn dân chủ Kosovo (LDK), dù ở nhiều thời điểm kiểm phiếu trước đó, tỉ lệ ủng hộ cả hai đảng gần như không có sự cách biệt.
Video đang HOT
Với tỉ lệ ủng hộ hơn 21%, Đảng Dân chủ Kosovo (PDK) của đương kim Tổng thống Hashim Thaci về vị trí thứ ba. Lãnh đạo đảng đã tổ chức họp báo thừa nhận thất bại và tuyên bố trở thành đảng đối lập. Liên minh Vì Tương lai Kosovo và Đảng Dân chủ xã hội của cựu Thủ tướng Ramush Haradinaj về vị trí thứ 4 với trên 11%.
Ủy ban bầu cử quốc gia cho biết có khoảng 1,9 triệu cử tri đủ điều kiện đi bầu, tuy nhiên tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 44%, nhỉnh hơn 3% so với cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/2017. Đã có 20 người bị tạm giữ, chủ yếu do chụp phiếu bầu và tung lên mạng xã hội, vi phạm tính bảo mật của cuộc bầu cử. Hơn 100 quan chức của Liên minh châu Âu, đã tới Kosovo để giám sát cuộc bầu cử.
Theo qui định của Tòa án Hiến pháp năm 2014, đảng giành chiến thắng sẽ có cơ hội đầu tiên giới thiệu ứng cử viên chức Thủ tướng lên Quốc hội để thành lập chính phủ. Do không có đảng nào giành đa số ghế tại Quốc hội nên đảng dẫn đầu sẽ phải tìm đối tác thành lập liên minh cầm quyền. Bất cứ liên minh nào lên nắm quyền sẽ phải đối mặt với thách thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều năm qua với nước láng giềng Serbia.
Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Thủ tướng Ramush Haradinaj từ chức vào tháng 7/2019 theo lệnh triệu tập của Tòa án quốc tế với cáo buộc phạm tội chiến tranh, và Quốc hội Kosovo cũng đồng ý giải tán sau đó, dọn đường cho bầu cử sớm.
Vốn là một tỉnh cũ của Serbia, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập năm 2008 nhưng không được Serbia cũng như một số quốc gia khác, trong đó có Nga, Trung Quốc thừa nhận. Cả hai đều mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và tham gia vào đàm phán hòa giải do EU đứng ra làm trung gian. Tuy nhiên, rất ít tiến bộ đạt được, và các cuộc đàm phán rơi vào thế bế tắc hai năm nay khi Kosovo tuyên bố đánh thuế 100% lên các sản phẩm nhập khẩu từ Serbia.
Năm 2018, Tổng thống Kosovo và Serbia dự định hoán đổi một phần lãnh thổ của nhau để giải quyết tranh chấp, nhưng đề xuất vấp phải sự phản đối trong nước và quốc tế, trong đó có phe đối lập tại Kosovo. Dự đoán việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ hai bên sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi liên minh cầm quyền sắp tới do phe đối lập kiểm soát./.
Theo Hữu Bình/VOV- Praha
Người Pháp bất ngờ về những gì Nga làm ở Crimea
Người đứng đầu tổ chức Pháp đánh giá cao sự hấp dẫn khách du lịch của Crimea.
Crimea đang thu hút một lượng khách du lịch đáng kể.
Nga đang đầu tư các khoản tiền đáng kể vào việc phát triển Crimea, bán đảo sẽ thành công đáng kể trong việc thu hút khách du lịch, Michel de Rostolan, chủ tịch tổ chức Cercle Renaissance của Pháp cho biết. "Mỗi năm, Cercle Renaissance tổ chức chuyến đi đến một nước nào đó. Ví dụ, năm ngoái, chúng tôi đã đến Kosovo để hỗ trợ nhà thờ Chính thống ở Kosovo đang gặp nguy hiểm. Năm nay chúng tôi quyết định đến Moscow và Crimea", ông Rostolan nói với Sputnik.
Ông lưu ý rằng phái đoàn đã dành nhiều ngày ở Moscow, và sau đó đến Crimea, thăm Simferopol, Yalta, Balaklava, Sevastopol, Khersones, Bakhchisarai, Yevpatoriya. Các thành viên của tổ chức đã đến thăm nghĩa trang quân đội Pháp ở Sevastopol và quốc hội Crimea. Đây là một chuyến thăm thân thiện, mang tính văn hóa, người đứng đầu tổ chức Pháp nói thêm.
Trong cuộc gặp các thành viên của tổ chức, Đại sứ Nga tại Pháp Meshkov cho biết, theo ông, Crimea là nơi đẹp nhất trên trái đất. "Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ khẳng định về điều này trong chuyến đi của mình... Chúng tôi rất vui vì bây giờ Crimea cuối cùng đã bắt đầu phát triển, bắt đầu vượt qua những năm dài, khi không có gì xảy ra ở đó, khi mọi thứ chỉ là sự đổ nát", ông nói thêm.
Ông đề nghị rằng nếu phái đoàn Cercle Renaissance ghé thăm Crimea sau vài năm nữa, họ sẽ có thể thấy "cơ sở hạ tầng được khôi phục như thế nào, các khách sạn và nhà hàng hoạt động ra sao." "Cuối cùng, Crimea được nối với Nga bằng một cây cầu. Các chuyến tàu thử nghiệm đầu tiên mới bắt đầu hoạt động gần đây. Tại sao tôi lại nói về dự án này? Bởi vì nó đã được nói đến ít nhất trong một trăm năm qua. Và cuối cùng, nước Nga hiện đại đã thực hiện được dự án. Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ làm một cái gì đó, thì chúng tôi sẽ thực hiện điều đó", ông Meshkov nói.
Đến lượt mình, ông Rostolan lưu ý rằng trong chuyến đi, các thành viên của Cercle Renaissance đã có thể thấy những khoản đầu tư đáng kể mà Nga đang gửi tới Crimea. Cụ thể, ông đã đề cập đến sân bay Simferopol, cầu Krymsky và đường cao tốc. "Việc sáp nhập (Crimea) với Nga một lần nữa mang đến những cơ hội quan trọng. Và, tất nhiên, Crimea sẽ có những thành công đáng kể với khách du lịch", ông nhấn mạnh.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Sputnik, ông Rostolan cũng nói rằng tháng 5 năm sau, các thành viên Cercle Renaissance sẽ đến thăm Nga một lần nữa và sẽ tham dự lễ khai mạc tác phẩm điêu khắc Joan of Arc ở St. Petersburg.
Theo danviet
Bế tắc chính trị, Israel có thể lại phải bầu cử Bế tắc trong việc thành lập Chính phủ thống nhất khiến người dân Israel có thể lần thứ 3 trong năm phải đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng vợ đi bỏ phiếu ở Jerusalem hôm 17-9. Ảnh: AP Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo Đảng Likud đã thừa nhận gặp thất bại trong cuộc đàm phán với...