Đang điều trị lao có dùng được thuốc tránh thai?
Tôi năm nay 30 tuổi, vừa phát hiện bị lao và phải điều trị theo phác đồ 8 tháng số 1 gồm 2S (E) RHZ/6HE. Vậy trong thời gian này, tôi có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày được không?
Nguyễn Thu Hường (Hoà Bình)
Ảnh minh họa
Theo thư bạn hỏi, bạn mới bị lao và ở thể thông thường nên bác sĩ cho dùng phác đồ chữa bệnh lao 8 tháng số 1 gồm 2S (E) RHZ/6HE (đây là phác đồ điều trị lao phổi năm 2017 của Bộ Y tế). Trong đó, S (Streptomycin), E (Ethambutol), R (Rifampicin), H (Isoniazid), Z (Pyrazinamid). Công thức trên được hiểu như sau: Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc sử dụng hàng ngày là S (E) RHZ (E có thể thay thế cho S). Giai đoạn điều trị duy trì kéo dài 6 tháng gồm thuốc H và E dùng hàng ngày hoặc 4 tháng gồm 2 loại thuốc R và H dùng hàng ngày.
Trong 2 tháng đầu tiên, với sự có mặt của R (Rifampicin), đây là thuốc gây cảm ứng enzym cytochrom P450 ở gan, làm tăng chuyển hóa và bài tiết, do đó sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của một số thuốc khi dùng đồng thời, trong đó có thuốc tránh thai. Vì vậy, đối với những phụ nữ đang dùng các thuốc cảm ứng enzym gan điều trị dài ngày nói chung và dùng thuốc điều trị lao (có rifampicin) nói riêng thì nên dùng biện pháp tránh thai khác như dùng “ba con sói”, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo… hoặc nếu bạn vẫn muốn dùng thuốc tránh thai thì cần phải tăng liều thuốc tránh thai thì mới có hiệu quả tránh thai. Tuy nhiên, việc tăng liều này cần do bác sĩ chỉ định.
Video đang HOT
DS. Hoàng Thu Thuỷ
Theo suckhoedoisong
Số người chết vì lao bằng 1/5 số ca tử vong vì tai nạn giao thông
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương cho biết năm 2018, Việt Nam có khoảng 124.000 người mắc lao mới. Hiện vẫn còn khoảng hơn 20.000 người mắc lao chưa được phát hiện trong cộng đồng. Mục tiêu của VN là đến năm 2030 cơ bản chấm dứt bệnh lao, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao 1 năm.
Tại sự kiện hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao năm 2019 Bộ Y tế tổ chức sáng 23/3, PGS Nhung cho biết hiện Việt Nam đã ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm mới giúp chẩn đoán đúng bệnh; cập nhật phác đồ điều trị giúp tăng tỷ lệ bệnh nhân được điều trị khỏi (hiện đạt hơn 90%), với chi phí khoảng 10 triệu đồng.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh dù là một những quốc gia được đánh giá cao trong công cuộc phòng chống bệnh lao với nguồn kinh phí cho phòng chống lao khoảng 60 triệu USD/năm, trong trong đó khoảng 20 triệu USD là nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế.
Phó thủ tướng đánh giá, để điều trị khỏi lao cho một bệnh nhân cần khoảng 10 triệu đồng, trong đó tiền thuốc khoảng 2 triệu đồng, với chi phí đó có thể cứu được người bệnh lao, do đó mong muốn sẽ có thêm nhiều người bệnh được phát hiện và điều trị khỏi ngay từ lần đầu được phát hiện.
Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn 120.000 người nhiễm bệnh mới. Đồng thời có 12.000 người chết vì bệnh lao, bằng 1/5 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Trên thế giới cứ 100 người nhiễm lao thì chỉ có 61 người được phát hiện. Việt Nam dù làm tốt hơn mức trung bình trên thế giới song cũng mới chỉ phát hiện được 81 người. Điều đó có nghĩa vẫn còn còn 19% số người mắc bệnh lao không được phát hiện.
Theo Phó Thủ tướng, việc phát hiện và phát hiện sớm bệnh lao vô cùng quan trọng và có tính quyết định với quá trình điều trị. Đặc biệt nếu được chữa ngay từ đầu thì hơn 90 người được chữa khỏi hoàn toàn trong số 100 người.
Vì số bệnh nhân mắc lao mới chưa được phát hiện còn cao (19%) nên đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong TOP 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Phó thủ tướng cũng nêu rõ, để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh lao vào 2030, cần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về bệnh lao, cần khám khi có dấu hiệu bệnh; khi có bệnh cần điều trị đầy đủ đúng phác đồ; người bệnh lao cần được hỗ trợ tại nơi làm việc, của cộng đồng, không bị kỳ thị; ngành y tế cần ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới hợp tác quốc tế trong chẩn đoán điều trị lao...
Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2019 tại Việt Nam "Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030". Chủ đề muốn nêu rõ định hướng và mục tiêu cụ thể đó là cơ bản chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao 1 năm.
Nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao, nhằm vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) đã phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB.
Theo đó, với tin nhắn với cú pháp: TB gửi 1402 bạn đã gửi 18 nghìn đồng ủng hộ cho Quỹ Hỗ trợ người chiến thắng bệnh lao. Mỗi người có thể gửi không giới hạn số tin nhắn, bắt đầu từ 00h00 ngày 10/3/2019 đến 24h00 ngày 09/5/2019.
Trước đó, trong đợt vận động nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB năm 2018, đã có 23.232 tin nhắn, tương đương với 418.176.000 đồng tiền ủng hộ. Ban Tổ chức chương trình đã sử dụng số tiền trên hỗ trợ hơn 100 lượt người bệnh có hoàn cảnh khó khăn: Mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ viện phí, dinh dưỡng...
Hồng Hải
Theo Dân trí
Phẫu thuật lấy 150ml mủ loãng, bã đậu cho nữ bệnh nhân bị lao cột sống Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) vừa phẫu thuật lấy 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu dọc cơ thắt lưng chậu trái cho nữ bệnh nhân bị lao cột sống. Bệnh viện Quốc tế City mới đây tiếp nhận bệnh nhân N.N.A (40 tuổi, ngụ TPHCM) bị lao cột sống sau 18 tháng điều trị bảo tồn nhưng...