Đang đi lấy mẫu COVID-19 về, y sĩ đỡ đẻ ‘cứu nguy’ sản phụ dọc đường
Y sĩ Lô Thị Bông đã đỡ đẻ thành công cho thai phụ ngay bên đường trong thời tiết giá rét.
Tối 26/2, ông Vi Đình Phúc – Chủ tịch UBND xã Lượng Minh ( huyện Tương Dương, Nghệ An) cho biết, một sản phụ sinh “đẻ rơi” con bên đường đã được một y sĩ của Trạm y tế xã đỡ đẻ thành công trong giá rét.
Hai mẹ con thai phụ sức khỏe ổn định và đã được gia đình đưa về nhà chăm sóc.
Sự việc xảy ra vào trưa cùng ngày. Thời điểm đó, sản phụ (21 tuổi, trú bản Chằm Puông, xã Lượng Minh) chuẩn bị đến ngày sinh nên được người thân dùng xe máy chở đến trạm y tế xã cách nhà khoảng 12 km để chờ sinh.
Tuy nhiên mới đi được khoảng 3km thì sản phụ chuyển dạ. Lúc đó, y sĩ Lô Thị Bông (công tác tại Trạm y tế xã Lượng Minh) đang trên đường đi lấy mẫu COVID-19 trở về thì gặp sự việc.
Video đang HOT
Ngay lập tức, y sĩ Bông đã đỡ đẻ thành công cho thai phụ. Sức khỏe của hai mẹ con đều ổn định và được gia đình đưa về nhà chăm sóc.
Không chủ quan với thời tiết giá rét
Dẫu biết rằng, thiên tai, dịch bệnh xảy ra là khó tránh khỏi thiệt hại, nhưng với đợt rét đậm, rét hại từ ngày 19/2 - 24/2, kéo dài chưa đến 1 tuần đã khiến hàng nghìn con gia súc bị chết bởi đói, rét kéo theo hàng nghìn gia đình mất "đầu cơ nghiệp".
Nhiệt độ giảm sâu đột ngột khiến một số trâu bò của người dân bản Tà Phềnh, xã Tân Lập (Mộc Châu, Sơn La) bị chết rét. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Điều này cho thấy từ cơ quan quản lý, địa phương đến người chăn nuôi không thể chủ quan trước mỗi đợt rét để tránh gây nên những thiệt hại không đáng có.
Đây là đợt rét mạnh nhất trong vụ Đông Xuân 2021-2022, cũng là đợt rét mạnh trong cùng kỳ tháng 2 hàng chục năm qua.
Tuy nhiên, đây chắc chưa hẳn đã là đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất và kéo quá dài trong các mùa đông. Mặc dù, các ngành chức năng đã dự báo sớm đây là đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất của mùa đông này nhưng những ngày vừa qua, số giá súc bị chết vì rét đã tăng nhanh mỗi ngày và đến nay đã có gần 6.400 con.
Nhìn lại nhiều năm trước đây, đỉnh điểm về số gia súc bị thiệt hại là vụ Đông Xuân năm 2007-2008 với rét đậm, rét hại kéo dài liên tục trong 34 ngày gây thiệt hại trên 200.000 gia súc. Đến vụ Đông Xuân năm 2010-2011 rét đậm, rét hại kéo dài trên 40 ngày cũng đã khiến gần 100.000 con gia súc bị chết. Bên cạnh dịch bệnh, rét cũng là một trong những nguyên nhân làm thiệt hại lớn đến tổng đàn vật nuôi trong thời gian ngắn.
Bởi vậy, hàng năm, trước khi bước vào mùa đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với UBND tỉnh chủ động, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn về phòng chống đói, rét cho đàn gia súc gia cầm, đặc biệt là gia súc ăn cỏ, nhằm tránh những thiệt hại cho người chăn nuôi. Nhờ đó, số lượng gia súc bị chết do rét đậm, rét hại đã giảm xuống đáng kể những năm gần đây.
Ngay từ tháng 10/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 7055/BNN-CN về việc chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Các địa phương đã "tung" cán bộ xuống tận thôn, bản hướng dẫn bà con các giải pháp kỹ thuật phòng chống đói rét như: dùng bạt che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi, lấy chăn cũ "mặc áo" ấm cho trâu, bò; chế biến, dự trữ thức ăn thô, xanh...
Người dân bản Tà Phềnh, xã Tân Lập (Mộc Châu, Sơn La) đưa đàn trâu vào chuồng để phòng, tránh rét. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Tuy nhiên, ở một vài nơi, ở một số địa phương, người chăn nuôi vẫn còn sự chủ quan, lơ là trong phòng, chống đợt rét đậm, rét hại này. Điển hình như, tại vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An là tỉnh có số lượng trâu, bò chết khá lớn khi nhiều địa phương nơi đây có thiệt độ giảm sâu từ 3-5 độ C. Người dân ở các xã ở vùng cao, vùng biên giới của tỉnh vẫn chủ yếu chăn thả trên rừng. Do đó, khi có không khí lạnh về, vẫn có người dân chủ quan che chắn cho gia súc không đảm bảo, vẫn chăn thả gia súc. Cũng có hộ không kịp đưa gia súc về nhà hoặc làm chuồng trại che chắn nên khi trời rét cộng với mưa, nhiệt độ xuống nhanh, vật nuôi sẽ không thích ứng kịp.
Khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ có số gia súc chiếm trên 81% đàn trâu, gần 37% đàn bò, trên 97% đàn ngựa, trên 44% đàn dê của cả nước mà chăn nuôi nhỏ lẻ với 98% nông hộ, chăn nuôi thả rông còn nhiều. So với tổng đàn của khu vực thì con số thiệt hại trong đợt rét đậm có thể là nhỏ, nhưng với người dân vùng đồng bào, vùng biên giới khó khăn thì "con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp" của họ.
Nếu người chăn nuôi không chuẩn bị đầy đủ điều kiện để phòng chống rét cho đàn gia súc sẽ là những nguyên nhân cộng hưởng khiến gia súc bị chết.
Người dân xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu quây bạt che chắn giữ ấm để hạn chế thiệt hại cho đàn gia súc. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Trong chỉ đạo phòng, chống rét, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh, các địa phương không được chủ quan. Khi đã chuẩn bị thì phải từ xa, từ sớm và tăng cường dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe từ trước cho đàn gia súc. Sức khỏe vật nuôi không có, thức ăn thiếu cộng với dịch bệnh thì việc phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi sẽ không thể hiệu quả.
Khi quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, kinh tế hộ vẫn còn lớn thì việc đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng trong chăn nuôi, trồng trọt đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, thiên tai càng khó khăn. Để xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyên gia chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặng Kim Sơn cho rằng, cần tạo điều kiện quy mô sản xuất, phát triển trang trại. Nhà nước có thêm các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước diễn biến thời tiết và dịch bệnh còn hết sức phức tạp và khó lường, việc chủ động phương án phòng, chống rét, dịch bệnh từ sớm, cộng với việc cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở có thông báo và hướng dẫn kịp thời thì những thiệt hại sẽ được giảm xuống. Khi các địa phương thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, người chăn nuôi biết và sẽ dần bớt chủ quan, bị động trong việc phòng, chống cũng như ứng phó.
Hơn hết, những người chăn nuôi cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của mình. Khi ý thức tự bảo vệ tài sản của mỗi người dân được nâng cao cộng với sự nhắc nhở kịp thời của chính quyền trước mỗi thay đổi về thời tiết, dịch bệnh thì sẽ giúp người nông dân giảm thiểu đáng kể rủi ro không đáng có.
Homestay Đà Lạt và những cú phốt khiến dân mạng mất trọn niềm tin: Làm ơn đừng "treo đầu dê bán thịt chó" nữa! Ở homestay có phải là trải nghiệm đáng mơ ước như nhiều người vẫn nghĩ? Homestay là loại hình lưu trú không còn xa lạ gì với các tín đồ mê xê dịch tại Việt Nam. Thậm chí ở nhiều nơi như Đà Lạt, homestay còn phổ biến và nổi tiếng hơn cả các khách sạn, nhà nghỉ hay resort sang trọng. Sở...