Đang đi chơi với bạn, người đàn ông trẻ nhập viện cấp cứu vì tai nạn hy hữu
Đi câu cá cùng bạn bè, người đàn ông trẻ tuổi bất ngờ phải đi cấp cứu do điện cao thế phóng qua cần câu dẫn tới bỏng nặng, tiêu cơ vân.
Mới đây, Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đã tiếp nhận bệnh nhân nam 21 tuổi bị bỏng do điện cao thế phóng qua cần câu.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bỏng vùng bụng và tay phải với những nốt bỏng nước trên nền da đỏ, có vị trí xâm lấn đến lớp trung bì, tổn thương tổ chức hạt.
Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng điện độ II và độ III, diện tích 8%. Sau khi giảm đau, bù dịch và băng bỏng, bệnh nhân dùng thuốc chống uốn ván, kháng sinh chống nhiễm trùng, theo dõi sát hội chứng tiêu cơ vân.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định nhưng rối loạn điện giải, sốc giảm thể tích và suy thận. Đây là diễn biến thường gặp đối với người bị điện giật và nằm trong tầm kiểm soát.
Bệnh nhân bị bỏng điện đang được bác sĩ theo dõi sức khỏe. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Hồng Nhung – Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê – cho biết tiêu cơ vân là hội chứng lâm sàng hủy hoại các tế bào cơ vân, giải phóng myoglobin, kali, phốt pho… vào máu, khiến người bệnh rối loạn điện giải, toan chuyển hóa sốc giảm thể tích và suy thận cấp. Tiêu cơ vân là hậu quả của chấn thương do tai nạn giao thông, sập hầm, đổ nhà, động đất,…
Ngoài ra, người bị bỏng rộng, đặc biệt bỏng do điện giật hoặc sét đánh cũng mắc hội chứng này. Khi đi câu cá, người dân cần quan sát khu vực hồ câu có lưới điện cao thế đi qua hay không, tránh những vùng có đường điện.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, (Hà Nội), tỷ lệ bệnh nhân bỏng điện cao thế khi đi câu cá ngày càng tăng để lại hậu quả thương tâm, có bệnh nhân phải cắt cụt chi thể, thậm chí tử vong.
Trong nhiều trường hợp điện thế cao, bỏng thường kèm theo cháy đen các mô chỉ trong vài giây. Dòng điện ảnh hưởng đến kiểm soát thần kinh, nhất là trên tim và phổi có thể gây ngất ngay hoặc mất trí nhớ tạm thời. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bị nạn có thể rối loạn nhịp tim gây tử vong nhanh.
Các bước sơ cứu cần thực hiện khi có tai nạn điện giật như sau:
- Ngắt cầu dao điện càng nhanh càng tốt.
- Gọi cấp cứu và báo cho điện lực gần nhất.
- Tự cách điện cho mình bằng cách đứng lên vật cách điện, dùng các vật dụng như thanh tre, cây khô, cây nhựa…. để gạt dây điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở hoặc thở yếu nên tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim cho đến khi nạn nhân thở lại.
- Chỉ vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi đã cấp cứu ổn định.
- Cố gắng không để nạn nhân bị lạnh run. Tiến hành băng, che phủ vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.
Tất cả trường hợp điện giật sau khi sơ cứu đều phải vận chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ ảnh hưởng.
Một người ở Phú Thọ mắc bệnh lao da hiếm gặp
Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh nhưng diễn tiến nguy hiểm.
Bà N.T.T. (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) bị nổi sẩn ngứa ở cổ tay, bàn chân đã lâu, đi khám da liễu và thoa thuốc nhưng không thuyên giảm.
Sau đó, bà T. được giới thiệu đến Bệnh viện Phổi Phú Thọ khám và nhận kết quả mắc lao da.
May mắn, sau hơn một tháng điều trị, người bệnh đã hết ngứa, vết thương liền sẹo.
Vết loét do lao trên tay người bệnh. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó trưởng khoa Lao ngoài phổi, Bệnh viện Phổi Thú Thọ, lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Lao da là dạng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh lao. Bệnh thường đi kèm với lao ở những cơ quan khác như lao phổi, lao ruột hoặc lao sinh dục.
Nếu không chú ý phát hiện và điều trị sớm, lao da sẽ lan dần ra những vùng khác vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến người bệnh khó chịu, rát ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng như nổi nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính... và các tổn thương khác. Biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của người bệnh.
Trong khi đó, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa rất điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Điều này rất dễ khiến nhiều người lầm tưởng mình bị viêm da cơ địa, dẫn đến điều trị không khỏi.
Bác sĩ Hoàng Yến cho hay việc chữa lao da không chỉ chú trọng vào điều trị các tổn thương ngoài da mà còn phải kiên trì kết hợp với các loại thuốc kháng lao. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay dừng thuốc.
Lao da là bệnh lý hiếm gặp nhưng để lại những hệ quả rất nguy hiểm nếu vô tình nhiễm bệnh. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng ngừa lao và các bệnh lao ngoài phổi, mọi người cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng; hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh lao, nếu có biểu hiện bất thường trên da hay các cơ quan khác trên cơ thể nên đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Nhập viện cấp cứu sau 30 phút ăn bọ cánh cứng Sau 30 phút ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) chiên, anh N.Đ.T. (42 tuổi, sống tại Yên Bái) buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu phải nhập viện cấp cứu. Nghe lời đồn ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban...