Đang đau bụng kinh, phụ nữ không nên làm 5 việc này kẻo sức khỏe giảm sút và suy yếu tử cung
Chị em cần tuyệt đối tránh làm 5 việc sau trong kỳ kinh nguyệt kẻo phải ôm bụng mà khóc vì quá đau, chưa kể còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc.
Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, nhưng cũng âm thầm để lại những cơn đau quằn quại ở vùng bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt – hay còn gọi là đau bụng kinh. Nó thường xuất hiện từ thời điểm dậy thì cho đến lúc mãn kinh, là một hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mà cơn đau sẽ rất nhẹ nhàng hoặc dữ dội. Có người chẳng hề thấy đau đớn gì khi “tới ngày” hoặc chỉ đau âm ỉ nhẹ nhàng, nhưng lại số ít trường hợp sẽ đau bụng dữ dội làm cản trở sinh hoạt. Chứng đau bụng kinh quằn quại này có thể xuất hiện bởi nhiều tác động như:
- Do cơ thể tiết hormone Prostagladin quá nhiều khi đến tháng. Cụ thể, đây là một loại hormone có tác dụng giúp bạn cảm nhận cơn đau hoặc quá trình viêm.
- Do một số bệnh lý hoặc dị tật tử cung khiến máu kinh khó thoát ra bên ngoài, từ đó gây đau bụng dai dẳng.
Đau bụng kinh là “nỗi ám ảnh” của chị em hàng tháng, nó lại càng nặng hơn nếu có lối sống không khoa học.
- Do lực co thắt tử cung quá lớn.
- Stress, căng thẳng hoặc ăn uống thất thường trong kỳ kinh nguyệt.
Theo Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), vì tháng nào phụ nữ cũng phải gặp “ngày đèn đỏ” nên chứng đau bụng kinh dữ dội sẽ rất dễ xuất hiện nếu không sinh hoạt lành mạnh. Do đó, chị em cần tuyệt đối tránh làm 5 việc sau trong kỳ kinh nguyệt kẻo phải ôm bụng mà khóc vì quá đau, chưa kể còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc.
1. Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ và đồ mặn
Theo Nita Landry – bác sĩ sản phụ khoa kiêm đồng sáng lập chương trình The Doctor, muốn nhanh hết đau bụng kinh thì chị em cần quan tâm nhiều hơn đến những gì mình ăn hàng ngày. Cụ thể, thức ăn mặn sẽ làm cơ thể tích nước và gây đầy hơi, trong khi đồ dầu mỡ sẽ làm tăng tiết prostaglandin khiến tử cung co bóp.
Video đang HOT
Trong “ngày đèn đỏ”, cần tuyệt đối tránh ăn đồ mặn và dầu mỡ nếu không muốn bụng đau trầm trọng hơn.
“Cơ thể càng tích nước thì tử cung càng co thắt mạnh hơn, khiến phụ nữ đau mãi không dứt. Vậy nên, dù muốn ăn đến đâu thì bạn cũng phải hạn chế và chờ hết kỳ kinh nguyệt rồi ăn sẽ tốt hơn” – tiến sĩ Nita chia sẻ.
Thời điểm “rớt dâu” luôn khiến cho phụ nữ mệt mỏi trong người, khiến ai nấy đều có xu hướng lười vận động. Nhưng thực tế, tập thể dục thường xuyên chính là cách tốt nhất để giảm thiểu các triệu chứng đau mỏi trong ngày kinh. Chỉ cần tập nhẹ 30 phút/ngày, bạn đã giúp cơ thể giải phóng nhiều endorphin – một chất giúp giảm đau tự nhiên và làm tâm trạng bớt thất thường hơn.
Một nghiên cứu còn chứng minh rằng, tập thể dục vào lúc hành kinh còn tăng nồng độ hormone nữ, giảm đau đầu, chuột rút hoặc đau lưng… Bạn chỉ cần đi bộ nhẹ, tập yoga hoặc pilates để cơ thể hoạt động một cách nhẹ nhàng. Không nên tập gắng sức để tránh phản tác dụng.
Thiếu ngủ luôn là nguyên nhân hàng đầu làm da xấu, mắt thâm và gây stress. Lâu dần tác động nặng nề đến cơ thể, kích thích nó sản sinh ra cortisol – một loại hormone gây căng thẳng khiến “ngày đèn đỏ” nặng hơn, đau hơn.
Mất ngủ còn khiến chị em gặp phải nhiều bệnh nguy hiểm chứ đừng nói tới là đau bụng kinh nhiều hơn.
Vậy nên, nếu muốn giảm cường độ đau bụng kinh thì chẳng có cách gì tốt hơn là ngủ sớm. Cố gắng duy trì ngủ trước 11 giờ và dậy sớm, không thức khuya xem phim hay lướt web. Ngoài ra, buổi trưa chị em cũng nên ngủ ngắn lại để buổi tối khỏi mất ngủ.
4. Uống nhiều caffeine
Tất cả các loại cà phê, nước ngọt hay trà… đều chứa lượng lớn caffeine khiến mạch máu co lại. Lúc này máu sẽ không thể chảy đến tử cung và khiến no co bóp dữ dội hơn.
Tiến sĩ Nita khuyên rằng, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi khẩu phần hàng ngày vì sẽ làm cơ thể không thích nghi kịp. Thay vào đó, bạn hãy giảm từ từ từng chút một đến khi nào thấy những cơn đau bụng kinh bớt hẳn. Nhưng tốt nhất vẫn là tập cho mình thói quen không lạm dụng caffeine.
5. Hút thuốc lá
Cũng giống như caffeine, nicotine trong thuốc lá cũng khiến các mạch máu trong tử cung bị co lại. Thế nên nếu có hút thuốc thì chị em phải bỏ ngay kẻo cả tử cung lẫn phổi đều “lâm nguy”.
Cách giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh mỗi tháng
- Uống trà gừng hoặc dùng các lát gừng cắt mỏng, đắp lên vùng bụng dưới 5 – 7 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
- Xoa nhẹ vùng bụng dưới với dầu.
- Tránh 5 thói quen trên để cơn đau bụng kinh giảm dần.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Chườm ấm bụng hoặc tắm nước nóng.
- Uống nước ấm và có chế độ sinh hoạt phù hợp.
Phụ nữ ở độ tuổi nhất định cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau, bạn đã biết chưa?
Bổ sung dinh dưỡng cần đa dạng và cân bằng nhưng với phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau nên đặc biệt chú ý tăng cường một số dưỡng chất nhất định.
Phụ nữ dưới 20 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng protein và vitamin
Ở độ tuổi thanh xuân và đang trong giai đoạn dậy thì hoàn thiện này, các cô gái nên tăng cường thành phần protein và vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày. Lựa chọn lý tưởng để bạn bổ sung dinh dưỡng an toàn chính là ăn cá và thịt nạc, cũng như các thực phẩm chế biến từ đậu.
Đương nhiên, ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng không thể thiếu để giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó cải thảo và các loại cải lá xanh nên được ưu tiên.
Đối với một số bạn gái có thể chất suy nhược thì có thể kết hợp thêm các món làm từ thảo mộc như đương quy, cẩu kỉ tử, thục địa v.v... Nhìn chung, độ tuổi này cần đảm bảo đủ protein, vitamin và muối vô cơ, giúp cơ thể phát triển tốt và tăng sức đề kháng bệnh tật.
Phụ nữ từ 20 tuổi đến 30 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng axit folic và hạn chế ăn muối
Đây là giai đoạn phụ nữ thường phải tập trung sinh lực cho học hành, công việc và phát triển sự nghiệp. Chính vì tình trạng bận rộn mà dễ chủ quan sức khỏe như việc qua loa trong ăn uống, nghỉ ngơi và lười tập thể dục, gây mất cân bằng dinh dưỡng và đặc biệt rất dễ thiếu hụt thành phần axit folic.
Axit folic là một thành phần rất quan trọng đối với phái đẹp, nhất là khi mang thai, nó có tác dụng làm giảm tỷ lệ dị dạng thai nhi. Bạn nên ưu tiên các loại ngũ cốc, một số loại rau có màu xanh đậm và trái cây họ cam quýt... các nhóm này đều giàu axit folic tự nhiên. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều muối để tránh các bệnh tật, ảnh hưởng sự phát triển trong tương lai.
Phụ nữ từ 30 tuổi đến 40 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng sắt, vitamin C và B
Độ tuổi này, ngoài bận rộn công việc thì chị em còn thêm áp lực lo toan cho gia đình, cơ thể vì vậy luôn ở trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, khả năng đề kháng suy yếu nên cũng dễ bệnh tật hơn.
Lúc này, bạn nên chú ý bổ sung sắt để nâng cao hệ miễn dịch, kết hợp với vận động vừa sức giúp bạn luôn tươi trẻ và đầy năng lượng, chậm lão hóa. Bổ sung dinh dưỡng ở giai đoạn này có thể lựa chọn thịt nạc và gan động vật với hàm lượng sắt khá cao.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên, phụ nữ cũng cần kịp thời bổ sung vitamin C và vitamin B từ các loại rau, cà chua, cà rốt, khoai lang v.v... Mỗi ngày có thể uống thêm sữa bò và một lượng ngũ cốc vừa phải giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế đồ dầu mỡ để ít bị mụn, nếp nhăn và các bệnh phổ biến như béo phì, mỡ máu cao v.v...
Phụ nữ từ 40 tuổi đến 50 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng thực phẩm ít béo và nhiệt lượng thấp
Giai đoạn này, con người càng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường cho nên cần chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho giảm bớt các món nhiều muối, nhiều dầu mỡ và quá nhiều nhiệt lượng.
Bạn nên ăn nhiều các loại ngũ cốc và rau củ quả, tăng cường chất xơ cũng như bổ sung các dưỡng chất có tác dụng kháng oxi hóa như tiêu xanh, chanh, cải thảo, cà chua. Đồng thời bạn có thể kết hợp với các loại thực vật có màu đen như gạo nếp than và mè đen, mộc nhĩ đen để tăng hiệu quả điều chỉnh chức năng thần kinh thực vật, ổn định huyết áp và làm chậm lão hóa da.
Phụ nữ trên 50 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng tăng cường các loại vitamin
Ở độ tuổi này, khả năng hấp thu và tận dụng vitamin, khoáng chất trong cơ thể phụ nữ sẽ kém đi, nếu thêm vấn đề thường xuyên phải dùng thuốc trị bệnh thì càng dễ bị thiếu hụt chất, đặc biệt là các nhóm vitamin cần thiết.
Bổ sung dinh dưỡng cho người trên 50 tuổi cần ưu tiên vitamin, giảm muối và các chất phụ gia khác. Bạn có thể ăn nhiều rau quả tươi, vừa tăng cường dinh dưỡng vừa hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, đừng quên tập thể dục vừa sức và tắm nắng để hấp thu vitamin D, phòng ngừa loãng xương.
4 loại trái cây chị em không nên ăn trong kỳ kinh nguyệt để tránh tổn hại sức khỏe Nữ giới trong mùa "rớt dâu" cũng ít nhiều những điều kiêng kị như tránh lạnh, tránh quan hệ tình dục... Ngoài những điều đó, các bạn nữ cũng chú ý tránh ăn 4 loại quả sau để hạn chế tổn thương tới sức khỏe. Con gái trong kỳ kinh nguyệt đa số đều có các triệu chứng khác nhau như đau bụng,...