Đảng Dân chủ Mỹ kêu gọi Chính phủ dỡ bỏ phong tỏa tài sản nước ngoài của Afghanistan
Các Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ mới đây đã gửi thư cho Tổng thống Joe Biden và Bộ Tài chính nước này, kêu gọi chính quyền đương nhiệm dỡ bỏ phong tỏa đối với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Afghanistan trị giá 9,4 tỷ USD.
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Afghanistan ở thủ đô Kabul. Ảnh: DW/TTXVN
Trong lá thư đề ngày 20/12, các nhà lập pháp cho rằng Mỹ cần tránh áp dụng các biện pháp kinh tế cứng rắn, gây tổn hại trực tiếp đến các gia đình và trẻ em Afghanistan. Điều này đồng nghĩa rằng Mỹ cần khẩn trương sửa đổi chính sách hiện hành liên quan đến việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Afghanistan và các lệnh trừng phạt hiện nay.
Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan có thể dẫn đến nguy cơ về một cuộc khủng hoảng di cư mới tại khu vực. Việc Mỹ “đóng băng” tài sản dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan đã góp phần thúc đẩy lạm phát và khiến các ngân hàng thương mại, cũng như các doanh nghiệp trọng điểm tại đất nước Tây Nam Á này phải đóng cửa.
Trong thư, các nhà lập pháp đã viện dẫn dữ liệu của Chương trình lương thực thế giới, nêu rõ khoảng 95% các gia đình ở Afghanistan không có đủ lương thực. Họ cảnh báo tỷ lệ nghèo đói tại Afghanistan có khả năng tăng từ 72% lên đến 98%. Theo các nghị sĩ, việc Mỹ phong tỏa tài sản của Afghanistan có thể khiến số người thiệt mạng trong năm 2022 còn cao hơn số người phải bỏ mạng trong cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm qua tại nước này.
Video đang HOT
Sự sụp đổ của nền kinh tế Afghanistan có thể khiến chính quyền Taliban càng xa cách với Mỹ, đặc biệt trong những nỗ lực chống khủng bố. Điều này sẽ thúc đẩy sự hiện diện của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan và làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ.
Mỹ đã đóng băng gần 9,5 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước. Chính quyền Taliban đang hối thúc cộng đồng quốc tế khôi phục hàng tỷ USD viện trợ cho Afghanistan đã bị đình chỉ sau khi lực lượng này trở lại nắm quyền.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), việc đột ngột đình chỉ các khoản viện trợ dẫn đến cú sốc “chưa từng có” đối với nền kinh tế của Afghanistan vốn bị tàn phá bởi hạn hán và chiến tranh kéo dài hàng chục năm. Theo Liên hợp quốc, hơn 50% trong tổng dân số 38 triệu người tại Afghanistan đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong khi mùa Đông sẽ buộc hàng triệu người phải lựa chọn giữa di cư ra nước ngoài hoặc chết đói.
Thủ lĩnh Taliban lần đầu lộ diện, cầu cứu quốc tế
Lần xuất hiện đầu tiên kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, thủ lĩnh Mullah Mohammad Hassan Akhund, Thủ tướng lâm thời Afghanistan, kêu gọi quốc tế hỗ trợ và cam kết không can thiệp các nước.
Thủ tướng lâm thời Afghanistan, thủ lĩnh Taliban, Mullah Mohammad Hassan Akhund (Ảnh: AFP).
"Chúng tôi đảm bảo với tất cả các nước rằng chúng tôi sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của họ và chúng tôi mong muốn có quan hệ kinh tế tốt đẹp với tất cả các nước", RT dẫn lời người đứng đầu chính quyền lâm thời Afghanistan và là đồng sáng lập Taliban Mullah Mohammad Hassan Akhund nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên được phát sóng trên truyền hình ngày 27/11.
Trong bài phát biểu kéo dài 30 phút này, ông Hassan nói rằng, Taliban đang "nỗ lực nhất có thể để giải quyết các vấn đề của nhân dân Afghanistan". Thủ lĩnh Taliban đổ lỗi cho chính quyền của cựu Tổng thống Ashraf Ghani gây ra những vấn đề này.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các tổ chức từ thiện quốc tế không rút lại các viện trợ, mà sẽ giúp đất nước chúng tôi", ông Hassan nói. Ông cũng kêu gọi giới chức Mỹ giải phóng khối tài sản khoảng 10 tỷ USD mà Washington đang đóng băng của Afghanistan.
Lời kêu gọi trên được đưa ra ngay trước các cuộc đàm phán vào tuần tới giữa chính quyền Taliban và Mỹ ở thủ đô Doha của Qatar. Taliban trước đó cho biết sẽ hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận chính quyền Taliban, đồng thời kêu gọi Mỹ hỗ trợ tái thiết Afghanistan.
Afghanistan đang đối mặt thảm họa nhân đạo với một nửa trong số 38 triệu dân trên bờ vực đói nghèo. Lạm phát ở Afghanistan tăng phi mã, vượt tầm kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt, bởi dịch bệnh và bởi quốc tế rút viện trợ sau khi Taliban lên nắm quyền. Trước kia, viện trợ quốc tế chiếm tới 75% ngân sách của chính quyền Afghanistan cũ.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hồi giữa tháng 8 năm nay và lập ra chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, Mỹ không công nhận chính quyền Taliban và đã lập tức đóng băng khối tài sản khoảng 9,5 tỷ USD của ngân hàng trung ương Afghanistan.
Chính quyền Taliban hiện phải đối mặt vô vàn thách thức trong đó có vấn đề khủng hoảng kinh tế, tài chính, khủng hoảng di cư. Theo một báo cáo của Hội đồng Tị nạn Na Uy, mỗi ngày có khoảng 5.000 người Afghanistan vượt biên trái phép sang Iran. Kể từ tháng 8 đến nay, khoảng 300.000 công dân Afghanistan đã vượt biên sang Iran. Hơn 3 triệu người Afghanistan hiện tị nạn ở Iran, trong khi 1,5 triệu người tị nạn ở Pakistan.
Đây không phải lần đầu tiên Taliban kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Giữa tháng này, ông Amir Khan Muttaqi, Ngoại trưởng lâm thời Afghanistan do chính quyền Taliban bổ nhiệm, đã gửi thư cho quốc hội Mỹ đề nghị hợp tác.
Ông Muttaqi hối thúc Mỹ "mở cánh cửa cơ hội cho quan hệ hai nước trong tương lai", kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt và đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ, nông sản và sản xuất của Afghanistan. Ông cũng khẳng định, Taliban không gây mối đe dọa với thế giới và sẵn sàng hợp tác với các nước.
Mỹ: Các tổ chức tài chính có thể chuyển tiền gửi cá nhân tới Afghanistan Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/9 cho biết Bộ này đã thông báo với các tổ chức tài chính rằng họ có thể chuyển tiền gửi cá nhân tới Afghanistan. Người dân đợi rút tiền trước một ngân hàng ở Kabul, Afghanistan, ngày 21/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thông tin nói trên có thể mang lại một số...