Đảng Dân chủ khó buông tha Trump
Dù Biden cam kết đoàn kết lưỡng đảng, phe Dân chủ nhiều khả năng không từ bỏ nỗ lực điều tra nhắm vào Trump sau khi ông rời Nhà Trắng.
Phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ từng “đánh kẻ chạy đi” đối với Tổng thống Donald Trump bằng nỗ lực xem xét bãi nhiệm ông với cáo buộc lạm quyền và cản trở quốc hội, nhưng không thành công khi ông được Thượng viện tha bổng. Tuy nhiên, ngay cả khi Trump rời nhiệm sở sau nhiệm kỳ 4 năm, họ nhiều khả năng vẫn sẽ “đánh người chạy lại” với các cuộc điều tra, trong đó có nỗ lực nhắm vào hồ sơ thuế của ông.
Tổng thống đắc cử Joe Biden dường như đã dự liệu được kịch bản này. Truyền thông Mỹ tháng trước dẫn các nguồn giấu tên cho hay Biden đã cảnh báo một số đảng viên Dân chủ muốn điều tra Trump sau khi ông này rời Nhà Trắng và không còn được hưởng quyền miễn trừ tổng thống.
Theo các nguồn tin, Biden lo ngại những cuộc điều tra như vậy sẽ chỉ khoét sâu sự chia rẽ chính trị tại Mỹ, trong khi Tổng thống đắc cử đã công khai tuyên bố rằng nhiệm vụ của ông là đoàn kết người dân vượt qua chia rẽ đảng phái.
Trả lời phỏng vấn CNN hôm 7/12, các nghị sĩ và cố vấn đảng Dân chủ cho biết sau khi Biden nhậm chức, họ không định đào sâu tất cả những bê bối cá nhân của Trump, song nhấn mạnh rằng họ có nghĩa vụ đánh giá kỹ lưỡng tất cả những hành động bị cho là vi hiến và làm xói mòn cơ chế phân quyền mà Trump và chính quyền của ông đã thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 3/12. Ảnh: Reuters .
Phe Dân chủ đã đệ trình nhiều đơn kiện chống lại Trump tại tòa án, bao gồm nỗ lực để có được bản kê khai thuế của ông, các tài liệu tài chính quan trọng, lời khai từ một cựu cố vấn Nhà Trắng và những tài liệu từ bồi thẩm đoàn trong báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Họ khẳng định sẽ tiếp tục những nỗ lực này ở Quốc hội mới, nơi phe Dân chủ đang có cơ hội kiểm soát cả lưỡng viện nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng nghị sĩ vòng hai ở Georgia vào đầu tháng 1.
“Tôi muốn điều tra những thứ gây tổn hại cho bộ máy chính quyền của chúng ta và có khả năng bị một tổng thống hay chính quyền tương lai lặp lại”, Hạ nghị sĩ Dân chủ bang Maryland Jamie Raskin, thành viên Ủy ban Giám sát và Tư pháp Hạ viện Mỹ, cho hay. “Chúng ta đã chứng kiến hàng loạt hành động của Trump và chính quyền làm lung lay nền tảng chính phủ đến tận cốt lõi”.
Thách thức đặt ra đối với phe Dân chủ tại Hạ viện sẽ là việc quyết định cuộc điều tra nào đáng được tiếp tục sau khi Trump mãn nhiệm. Các nguồn tin đảng Dân chủ cho biết mục tiêu của họ là thay mặt Tổng thống đắc cử Biden thúc đẩy một chương trình nghị sự giúp nhanh chóng khôi phục cơ sở hạ tầng và kinh tế Mỹ, đồng thời đẩy mạnh những cuộc điều tra đóng vai trò như thông điệp cảnh báo các tổng thống tương lai tránh hành động lạm quyền.
Video đang HOT
Việc Tổng thống Trump sớm đề cập đến khả năng tái tranh cử vào năm 2024 dường như là một động lực quan trọng khiến phe Dân chủ tiếp tục theo đuổi các cuộc điều tra nhằm vào ông.
“Ác mộng tồi tệ nhất là ông ấy trở lại Nhà Trắng sau 4 năm nữa. Với tôi, điều đó có nghĩa là chúng ta phải hành động để giải quyết các vấn đề ngay từ hôm nay”, Gerry Connolly, nghị sĩ Dân chủ bang Virginia thuộc Ủy ban Giám sát Hạ viện, nói.
Theo các nguồn tin đảng Dân chủ, chưa có quyết định nào được đưa ra về những cuộc điều tra tại quốc hội mới. Các đảng viên Dân chủ trong những cơ quan quan trọng của quốc hội như Ủy ban Tình báo và Tư pháp, gần đây liên tục thảo luận về các ưu tiên của họ trong năm tới, bao gồm cả những cuộc điều tra nhằm vào Trump.
Có hai diễn biến tiềm năng sẽ quyết định mức độ kiên quyết trong các cuộc điều tra của đảng Dân chủ. Đầu tiên là việc liệu hai ứng viên đảng Dân chủ ở Georgia có chiến thắng trong cuộc đua vào Thượng viện hay không. Nếu họ thành công, đảng Dân chủ sẽ giành quyền kiểm soát Thượng viện. Khi đó, các ủy ban chịu trách nhiệm giám sát chính quyền Trump sẽ không bị “trói tay” với hành động của mình.
Diễn biến thư hai là việc Tổng thống đắc cử Biden sẽ chọn ai làm bộ trưởng tư pháp và liệu Bộ Tư pháp có tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến Trump hay không.
Biden hồi tuần trước cho biết ông sẽ không chỉ thị cho Bộ Tư Pháp điều tra ai. “Tôi sẽ không bảo họ nên làm gì và không nên làm gì”, ông nói.
Trump Organization đang nằm trong “tầm ngắm” của tổng chưởng lý New York và công tố viên quận Manhattan, bên cũng đang yêu cầu Trump nộp các bản kê khai thuế tại tòa án. Ivanka Trump, con gái Tổng thống Trump, tuần trước có buổi làm việc với các nhà điều tra từ văn phòng tổng chưởng lý Washington DC đang làm rõ cáo buộc cô lạm dụng quỹ nhậm chức tổng thống, theo hồ sơ tòa án.
Nhưng các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện quan tâm đến trách nhiệm giải trình vượt xa khỏi những hoạt động kinh doanh của Trump.
Trong hai năm qua, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã điều tra việc Bộ Tư pháp sa thải các công tố viên Mỹ, chính trị hóa những vụ kiện liên quan đến các đồng minh của Trump và việc Trump sử dụng quyền ân xá của mình.
Ủy ban Giám sát Hạ viện trong khi đó điều tra mọi thứ từ quy trình thẩm tra an ninh tại Nhà Trắng đến cáo buộc chính quyền phản ứng yếu kém trước đại dịch Covid-19.
Không phải mọi cuộc điều tra đều sẽ được tiếp diễn, nhưng các trợ lý đảng Dân chủ cho hay mục tiêu của họ là tiếp tục thúc đẩy các cuộc điều tra có thể giúp xây dựng những bộ luật mới nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền lực trong tương lai.
“Có những thứ đáng lẽ phải biết nhưng chúng ta không nắm được, và điều đó sẽ hữu ích trong việc xây dựng những điều luật mới giúp vá lại lỗ hổng mà Trump từng khai thác”, Hạ nghị sĩ Dân chủ bang New Jersey Tom Malinowski lưu ý. “Chúng tôi không phải cơ quan hành pháp. Nếu chúng tôi phát hiện bằng chứng về hành vi sai trái, chúng tôi sẽ chuyển chúng cho Bộ Tư pháp”.
Các đảng viên Dân chủ cho biết những hành động của Tổng thống Trump trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến tính toán của họ, đặc biệt nếu ông ban hành lệnh ân xá phòng ngừa cho các thành viên gia đình mình hoặc chính bản thân ông.
“Tôi đánh giá cao và hoan nghênh Tổng thống đắc cử khi mong muốn thúc đẩy mọi thứ theo hướng hàn gắn. Tôi rất đồng tình. Nhưng tôi nghĩ bản chất vấn đề sẽ thay đổi nếu Tổng thống Trump tự ân xá cho mình và gia đình ông”, Mike Quigley, đảng viên Dân chủ bang Illinois, thành viên Ủy ban Tình báo, nhấn mạnh.
Di sản đối ngoại duy nhất của ông Trump mà ông Biden khen ngợi và muốn giữ
Hầu hết các chính sách đối ngoại của ông Trump đều bị ông Biden chỉ trích. Tuy nhiên, có một di sản ngoại giao của ông Trump mà ông Biden nhất định sẽ giữ lại sau khi nhậm chức.
Ông Trump trong buổi lễ ký kết hiệp định Abraham (ảnh: Axios)
Hiệp định Abraham được cho là một trong những chính sách ngoại giao thành công nhất của Tổng thống Trump ở Trung Đông. Hiệp định này tạo điều kiện cho Israel - đồng minh quan trọng của Mỹ - bình thường hóa quan hệ với Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ông Biden chắc chắn sẽ giữ lại, thậm chí là đề cao di sản ngoại giao này của ông Trump, theo Axios.
Ủng hộ hiệp định Abraham cho phép ông Biden xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các nhà lãnh đạo khác ở Vịnh Ba Tư.
"Giúp Israel bình thường hóa quan hệ với các nước cùng khu vực là điều ông Biden luôn ủng hộ và nói rõ trong các bài phát biểu vận động tranh cử của mình. Ông Biden đã tuyên bố sẽ ủng hộ hiệp định Abraham và cố gắng giúp Israel phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước Trung Đông", Dan Shapiro - cựu Đại sứ Mỹ ở Israel - nói.
Tổng thống đắc cử Biden cam kết sẽ đảo ngược nhiều chính sách của ông Trump, như việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, WHO hay thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông Biden tuyên bố rằng mình sẽ thực hiện điều này ngay ngày đầu nhậm chức.
Thủ tướng Netanyahu được cho là có mối quan hệ không mấy mặn mà với chính quyền của cựu Tổng thống Obama khi ông Biden là phó Tổng thống. Quan hệ giữa Mỹ - Israel dưới thời ông Trump lại rất tốt đẹp.
Ông Biden từng ca ngợi hiệp định Abraham mà ông Trump thúc đẩy ký kết (ảnh: Axios)
"Từ hiệp định Abraham, ông Biden sẽ thúc đẩy mối quan hệ hòa bình giữa Israel và Palestine", ông Shapiro nói.
Ngay sau khi hiệp định Abraham được ký kết, ông Biden đã hoan nghênh và gọi đây là "bước tiến lịch sử".
Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của ông Biden - ông Tony Blinken - đã tuyên bố rằng, chính quyền mới sẽ tiếp tục giúp đỡ Israel phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước Ả Rập trong khu vực.
"Từ những thông tin tôi nghe được về chính quyền mới của ông Biden. Mỹ chắc chắn sẽ ủng hộ và thúc đẩy hiệp định Abraham", Bộ trưởng Ngoại giao Israel Gabi Ashkenazi nói.
Tuy nhiên, việc đưa Mỹ tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran của ông Biden có thể vấp phải sự phản đối của Israel, UAE, Bahrain và Ả Rập Saudi.
"Thủ phạm" khiến ông Biden bị rạn xương chân sẽ có vai trò quan trọng ở Nhà Trắng Hồi cuối tuần trước, ông Biden bất ngờ gặp tai nạn dẫn đến bị thương ở chân và "thủ phạm" lại chính là một trong 2 cún cưng, có vai trò quan trọng khi tới Nhà Trắng. Chú chó Major được cho là "thủ phạm" khiến ông Biden bị thương trước khi nhậm chức. Ảnh: Extra Theo hãng AP, Major - chú chó...