Đáng chú ý từ nghiên cứu kỹ về đậu mùa khỉ ở Anh
Nghiên cứu đầu tiên về các ca đậu mùa khỉ tại Anh cho thấy bệnh nhân có triệu chứng khác biệt đáng kể với bệnh nhân của các đợt bùng phát trước đây, làm dấy lên lo ngại về các ca bệnh có thể bị bỏ sót.
Ống nghiệm dán nhãn dương tính với đậu mùa khỉ – Ảnh: REUTERS
Nghiên cứu trên 54 bệnh nhân tại các phòng khám về sức khỏe tình dục tại thủ đô London (Anh) vào tháng 5 vừa qua cho thấy bệnh nhân đậu mùa khỉ ít sốt và mệt mỏi hơn, và nhiều tổn thương da ở vùng sinh dục và hậu môn hơn các ca bệnh thường thấy ở đậu mùa khỉ trước đây.
Video đang HOT
Kể từ tháng 5-2022, đậu mùa khỉ đã gây ra hơn 5.000 ca bệnh, bao gồm một ca tử vong, bên ngoài khu vực Trung và Tây Phi, nơi coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu. Hầu hết các ca bệnh trong đợt bùng phát hiện nay được ghi nhận tại châu Âu.
Kết quả nghiên cứu của Anh, được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet ngày 1-7, theo sau những lập luận từ các cơ quan y tế công cộng khác như Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), khi cho rằng đậu mùa khỉ chủ yếu lây lan giữa những người đàn ông có quan hệ đồng tính.
Theo đó, nghiên cứu cho rằng cần định nghĩa lại căn bệnh để tránh bỏ sót các ca bệnh, đặc biệt vì đậu mùa khỉ có thể “bắt chước” bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như herpes và giang mai.
Nghiên cứu cũng phát hiện 1/4 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ dương tính với HIV, và 1/4 mắc các bệnh STI khác, Hãng tin Reuters đưa tin. Tất cả bệnh nhân đều có tổn thương da, 94% ở vùng sinh dục và hậu môn.
Việc chẩn đoán sai bệnh có thể khiến bệnh nhân không được chữa trị đúng cách và không thể ngăn việc lây truyền bệnh.
Đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần, và các nhà khoa học đang tìm hiểu xem liệu bệnh có thể lây truyền thông qua tinh dịch hay không.
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn nói đậu mùa khỉ không lây lan qua đường tình dục, và chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần.
Ông David Heymann, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và là cố vấn của WHO về đợt bùng phát đậu mùa khỉ, cho biết điều quan trọng là phải kiểm soát sự lây lan, chứ không phải kỳ thị những người mắc bệnh.
WHO bỏ phân loại quốc gia bệnh đặc hữu với đậu mùa khỉ
Ngày 18/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã bỏ sự phân biệt giữa các nước coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu và không phải bệnh đặc hữu trong dữ liệu của mình về bệnh, nhằm thống nhất phản ứng tốt hơn đối với loại virus này.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định của WHO được đưa ra trong bối cảnh trước đó chỉ vài tháng, bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ biết đến ở các nước khu vực Tây và Trung Phi nhưng nay lại xuất hiện tại nhiều châu lục khác trên thế giới.
Dự kiến vào ngày 23/6 tới, WHO sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp để xác định xem liệu đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay ngoài khu vực Tây và Trung Phi có trở thành tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế hay không. Đây cũng là mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra.
Một em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Israel. Ảnh tư liệu: Reuters/TTXVN
Số liệu thống kê cho thấy từ đầu năm tính đến ngày 15/6, WHO đã xác nhận hơn 2.100 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và một trường hợp tử vong tại 42 quốc gia trên thế giới, trong đó 84% số ca mắc được phát hiện ở châu Âu. Theo WHO, số ca mắc trên thực tế còn có thể cao hơn.
WHO cảnh báo lây nhiễm đậu mùa khỉ ở phụ nữ mang thai và trẻ em Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo lây nhiễm đậu mùa khỉ ở nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và trẻ em. Virus gây bệnh đậu mùa khỉ trên kính hiển vi điện tử - Ảnh: AP Ngày 29-6, WHO cho biết đang điều tra báo cáo về ca mắc đậu mùa khỉ...