Đang chống lũ lại bị bão số 5 uy hiếp, Quảng Ngãi sẽ đối phó thế nào?
Tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương tổ chức di dời dân vùng trũng thấp, chằng chống nhà cửa, trụ sở để ứng phó với đợt mưa lũ lớn và bão số 5.
Chiều 14/10, Văn Phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã có chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó với thiên tai kép sắp xảy ra để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân và nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương lên phương án ứng phó với mưa lũ và bão số 5
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động cho đến khi có thông báo chính thức về thời tiết ổn định từ cơ quan chuyên môn.
Các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo, hướng dẫn kịp thời cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 5 để chủ động các biện pháp phòng, tránh, thoát ra khỏi hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Đối với hệ thống lồng bè nuôi hải sản, tàu thuyền của ngư dân, phải di chuyển vào nơi neo đậu an. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn.
“Lực lượng vũ trang cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác ứng phó mưa, lũ và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tổ chức các biện pháp ứng phó mưa, lũ; hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng của mưa lũ bảo đảm an toàn”, ông Minh chỉ đạo.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung ứng phó với đợt thiên tai kép sắp xảy ra được dự báo là sẽ rất khó khăn
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông hiện có để truyền tin dự báo, cảnh báo bão để người dân biết, chủ động phòng tránh; rà soát và có biện pháp đảm bảo an toàn cho nhà ở, công trình, trụ sở làm việc, nhà xưởng, cột tháp an-ten viễn thông, các bản hiệu, pano, áp phích, trụ sở các cơ quan, đơn vị…
“Tổ chức di dời, sơ tán các hộ gia đình có nhà ở không đảm bảo an toàn đến nơi tránh trú an toàn, hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường tại thời điểm có mưa gió lớn; Kiểm tra, rà soát lại tất cả các công trình đang thi công, đang tích nước, vận hành trên địa bàn, phải xác định dừng kỹ thuật hợp lý, an toàn; Sơ tán, di dời ngay toàn bộ người và thiết bị, máy thi công ra khỏi công trường đến nơi an toàn.
Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình trên sông, suối, ven biển, cửa sông… tạm dừng việc thi công và di dời ngay toàn bộ người và thiết bị, máy thi công ra khỏi công trường đến nơi an toàn trước 17h ngày 14/10/2022 “, ông Minh chỉ đạo.
Tỉnh Quảng Ngãi lên kế hoạch di dời hàng nghìn người dân vùng trũng thấp, sạt lở núi đến nơi trú tránh an toàn trước khi mưa lũ và bão số 5 ập đến
Bên cạnh đó, ông Minh cũng yêu cầu các lực lượng luôn sẵn sàng để kịp thời hỗ trợ người dân khi có yêu cầu; bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo và kiên quyết trong việc ngăn cấm người dân đi lại qua các khu vực nguy hiểm như: ngầm, tràn, tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở… Tùy vào điều kiện, tình hình mưa, lũ thực tế các địa phương chủ động thông báo cho các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ làm việc tạm thời để đảm bảo an toàn tính mạng, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị ở vùng cao, vùng có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất, chia cắt giao thông. Sẵn sàng vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời tổ chức ứng phó thiên tai.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 5, ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh, vùng biển Quảng Ngãi có gió cấp 8, giật cấp 9 – 10, biển động. Đồng thời, từ ngày 14-16/10, trên địa bàn tỉnh sẽ có một đợt mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa phổ biến 200 – 450mm/đợt, cá biệt có nơi trên 500mm/đợt.
Người dân 'đánh cược' tính mạng khi qua đập tràn ở Thanh Hóa, học sinh phải nghỉ học khi mưa lũ
Hai ngày qua, mưa lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập sâu tại đập tràn Mòng ở bản Tân Thành, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa).
Nước lũ dâng cao, chảy xiết tại đập tràn này nhưng nhiều người dân vẫn "đánh cược" tính mạng đi qua.
Một số người dân liều mình chạy xe máy qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) khi nước lũ chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online, nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa lũ về, người dân các xã Lâm Phú, Tam Văn, Tân Phúc, huyện Lang Chánh lại nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua đập tràn Mòng ở thôn Tân Thành, xã Tân Phúc.
Đây là đập tràn nằm trên tỉnh lộ 530B, được xây dựng, đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay, đã xuống cấp và không còn phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Đập tràn này nằm trên tuyến đường huyết mạch, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân và đến trường của học sinh 3 xã nêu trên.
Nước lũ chảy xiết tại đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), gây nguy hiểm cho người, phương tiện khi đi qua đập này - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Chị Hà Thị Luyến, ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, cho biết: "Vào những ngày mưa lũ, chúng tôi đi làm trên trung tâm xã rất vất vả. Qua đập tràn Mòng hay bị ngập, ách tắc giao thông nên nhiều hôm chúng tôi đi làm chậm, hoặc phải nghỉ làm do bị nước lũ chia cắt tại đập tràn này nhiều ngày".
Vào những hôm mưa to, nước lũ dâng cao, chảy xiết suốt cả ngày tại đập tràn Mòng khiến hàng trăm học sinh địa phương phải nghỉ học, cán bộ, viên chức xã phải nghỉ làm việc vì không thể vượt qua đập tràn đến trường, công sở.
Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đứng canh, không cho người dân vượt qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc khi nước lũ dâng cao, chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Anh Lê Văn Hạnh, ở thôn Tân Thành, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, chia sẻ: "Đập tràn Mòng xây dựng, đưa vào sử dụng đã lâu, hiện nay đã xuống cấp. Những ngày mưa to kéo dài, tại đập tràn này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, bị trôi xe, trôi người khi người dân cố vượt qua tràn lúc nước lũ dâng cao, chảy xiết. Người dân địa phương mong Nhà nước sớm đầu tư xây dựng cầu bê tông thay thế đập tràn".
Hai thiếu niên liều mình chạy xe đạp điện qua đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) khi nước lũ chảy xiết - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Văn Phú - chủ tịch UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh - cho biết, vào mỗi mùa mưa lũ, dù mưa lớn hay mưa nhỏ đều gây ra ngập nặng, gây ách tắc giao thông tại đập Mòng, gây khó khăn cho việc đi lại và an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Chính quyền xã và người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa tại các cuộc tiếp xúc cử tri, để Nhà nước sớm xây dựng cầu bê tông thay thế đập tràn Mòng, nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân, học sinh mỗi khi đi qua khu vực này. Tuy nhiên, đến nay xã vẫn chưa được xây cầu.
Hiện nay, tại huyện Lang Chánh vẫn tiếp tục mưa. Nước lũ vẫn dâng cao, chảy xiết tại đập tràn Mòng khiến hơn 6.000 người dân và hàng trăm học sinh ở 3 xã Tam Văn, Tân Phúc, Lâm Phú vẫn đang gặp khó khăn khi đi qua đập tràn này.
Nước lũ đang dâng cao, chảy xiết tại đập tràn Mòng ở xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Mưa lớn kéo dài ở Quảng Nam, 2 người mất tích khi bơi qua sông Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 9 đến sáng 10/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to, có nơi đến rất to. Mực nước trên các sông đang lên, có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Cụ thể, trên sông Vu Gia (huyện Đại Lộc) ở mức trên báo động báo động II, trên sông Thu Bồn...