Đang chới với, giới đầu tư bất ngờ nhận được phao cứu trợ từ Fed
Đang bao trùm nỗi lo bùng phát đợt dịch mới, giới đầu tư bất ngờ nhận được phao cứu trợ từ Fed, nên nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, giúp phố Wall có phiên đảo chiều ngoạn mục đầu tuần mới (15/6).
Ảnh AFP
Cũng giống chứng khoán châu Á và châu Âu, phố Wall cũng chứng kiến đợt bán tháo mạnh ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới trước nỗi lo về làn sóng bùng phát dịch mới. Tuy nhiên, ngay sau đó, các chỉ số chính của phố Wall đã hồi phục, bật mạnh trở lại sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, mở rộng chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc giá dầu thô hồi phục mạnh trở lại, kéo nhóm cổ phiếu năng lượng tăng cũng hỗ trợ cho các chỉ số chính của phố Wall có phiên đảo chiều ngoạn mục đầu tuần mới.
Giới đầu tư cũng chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell trước lưỡng viện vào thứ Ba và thứ Tư để báo cáo về kinh tế.
Kết thúc phiên 15/6, chỉ số Dow Jones tăng 157,62 điểm ( 0,62%), lên 25.763,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,28 điểm ( 0,83%), lên 3.066,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 137,21 điểm ( 1,43%), lên 9.726,02 điểm.
Giới đầu tư chứng khoán châu Âu cũng lo lắng về đợt bùng phát dịch mới nên đồng loạt bán tháo ra khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới. Tuy nhiên, đà giảm được hãm lại vào cuối phiên khi một số doanh nghiệp báo cáo hoặc đưa ra triển vọng kinh doanh tích cực.
Kết thúc phiên 15/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 40,48 điểm (-0,66%), xuống 6.064,70 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 37,93 điểm (-0,32%), xuống 11.911,35 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 23,54 điểm (-0,49%), xuống 4.815,72 điểm.
Video đang HOT
Trong khi đó, chứng khoán châu Á chứng kiến làn sóng bán tháo trong phiên giao dịch đầu tuần mới trước lo ngại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 xuất hiện ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ…
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế vừa công bố cho thấy, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5 nhưng mức tăng thấp hơn dự kiến cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang vật lộn để trở lại đúng hướng.
Kết thúc phiên 15/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 774,53 điểm (-3,47%), xuống 21.530,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,71 điểm (-1,02%), xuống 2.890,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 524,43 điểm (-2,61%), xuống 23.776,95 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 101,48 điểm (-4,76%), xuống 2.030,82 điểm.
Giá vàng giảm trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần mới, nhất là đầu phiên châu Á, châu Âu theo đà bán tháo của chứng khoán. Dường như nhà đầu tư xem vàng là một nguyên liệu hơn là kênh trú ẩn trong phiên giao dịch thứ Hai. Với nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 đang bùng phát ở nhiều nước quốc gia sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế, qua đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu là kim loại quý, trong đó có vàng. Tuy nhiên, đà giảm của giá vàng cũng được hãm lại trong những phút cuối phiên.
Kết thúc phiên 15/6, giá vàng giao ngay giảm 6,9 USD (-0,4%), xuống 1.723,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 giảm 10,1 USD (-0,58%), xuống 1.727,2 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu tăng hơn 2% vào thứ Hai khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu đang phục hồi, trong khi các thành viên OPEC đang tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản xuất, vượt xa nỗi lo về làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 2 có thể làm chậm hơn sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên 15/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,86 USD ( 2,32%), lên 37,12 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,99 USD ( 2,49%), lên 39,72 USD/thùng.
Phiên lao dốc 11/6 chưa đủ dữ kiện khẳng định phân phối đỉnh
Chứng kiến phiên lao dốc ngày 11/6, giới đầu tư đang thắc mắc liệu thị trường đã phân phối đỉnh chưa hay chỉ là đợt rung lắc, điều chỉnh bình thường của thị trường?
Trong phiên giao dịch chiều ngày 11/6 chứng kiến các chỉ số giảm sâu trước áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng. Cụ thể, VN-Index giảm 3,63% về mức 867,37 điểm, chỉ số VN30 giảm 3,84% về mức 806,87 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về giảm điểm, có 312 mã giảm điểm, trong đó tới 64 mã sàn.
Chứng kiến sự giảm điểm mạnh phiên chiều và đặc biệt sau 2h, giới đầu tư đang thắc mắc liệu thị trường đã phân phối đỉnh chưa hay chỉ là đợt rung lắc, điều chỉnh bình thường của thị trường?
Thực tế, kể từ đầu tháng 4 khi thị trường chạm đáy và bắt đầu tăng điểm đã không chứng kiến một sự điều chỉnh nào quá mạnh, hiện tượng lên mạnh và rung lắc chủ yếu trong phiên. Đặc điểm thị trường giai đoạn này là trong phiên sáng có thể rung lắc và điều chỉnh, nhưng tới phiên chiều chỉ số và cổ phiếu sẽ hồi phục. Chính vì hiện tượng lên thẳng đứng như vậy, cộng với thị trường không điều chỉnh, các chỉ báo kỹ thuật ở vùng quá mua ngắn hạn cao, RSI>70 kéo dài đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.
Do đặc thù thị trường lên không điều chỉnh, tâm lý nhà đầu tư luôn đề phòng một kịch bản đảo chiều có thể diễn ra. Chính vì vậy, khi thị trường không hồi phục sau 2h, nhà đầu tư đã quay sang chốt lời cổ phiếu bằng mọi giá và bán mạnh phiên giao dịch chiều ngày 11/6. Điều này thể hiện nhà đầu tư đã có lời lớn giai đoạn trước đó, sợ mất thành quả nên thực hiện chốt lời ngay lập tức
Bên cạnh đó, theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, trong 3 tháng qua có gần 100.000 tài khoản mở mới. Cụ thể, tháng 3 là 31.949 tài khoản, tháng 4 là 36.721 tài khoản.
Lũy kế 5 tháng đầu năm mở mới 128.347 tài khoản, trung bình mỗi tháng có 25.000 tài khoản mở mới, con số này gấp đôi với trung bình năm 2019.
Trong giai đoạn thị trường hồi phục tháng 4 và tháng 5, khối ngoại bán ròng giảm xuống so với thời điểm tháng 2 và tháng 3. Như vậy, dòng tiền nâng đỡ thị trường đến từ nhà đầu tư trong nước, chủ yếu là cá nhân.
Đây là lớp nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào thị trường giai đoạn thị trường tăng điểm nóng, liên tục mua chốt lời và sau đó mua mã mới vẫn tiếp tục có lời. Nhóm nhà đầu tư mới này chưa trải qua cảm giác mất mát của thị trường. Tâm lý nhà đầu tư mới thường rất dễ thay đổi theo diễn biến thị trường, sự hoảng loạn dễ diễn ra hơn so với những nhà đầu tư lâu năm, cũng như có kinh nghiệm.
Hoàn cảnh phiên giao dịch ngày 11/06
Thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ lửa sau khi Fed phát đi thông điệp sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại là 0-0,25% cho tới năm 2022 và chưa có kế hoạch đưa lãi suất về dưới 0. Bên cạnh đó họ, dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm 6,5% trong năm 2020 trước khi tăng 5% trong năm 2021. Ngoài ra, còn có báo cáo về ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ gia tăng, bóng ma dịch quay trở lại lần hai đối với nền kinh tế.
Thực tế, đây không phải là thông tin mới đối với thị trường mà chỉ là thông tin được thị trường phớt lờ giai đoạn tăng trưởng và hiện tại mới quay trở lại phản ánh. Tuy nhiên, đó là câu chuyện điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng và không phải là một biến cố bất ngờ nào đối với thị trường.
Diễn biến bán mạnh phiên 11/6 cho chúng ta biết điều gì?
Thứ nhất, thị trường giảm điểm do tâm lý nhà đầu cá nhân không vững, cũng như thị trường tăng liên tục không điều chỉnh tạo nên chỉ báo quá mua kéo dài. Đối với nhà đầu tư kinh nghiệm, họ không thực hiện mua mới do lo ngại điều chỉnh, nhà đầu tư mới tham gia thị trường do tâm lý không ổn dễ thay đổi theo diễn biến thị trường đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến cổ phiếu giảm và bán cổ phiếu ra tạo hiệu ứng bán mạnh cuối phiên.
Thứ hai, sự đồng pha với diễn biến thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, sự kiện kích hoạt dòng tiền bán trên thị trường thế giới không mới mà là những câu chuyện cũ lặp đi và lặp lại mà nhà đầu tư đã biết tới.
Lịch sử đã chứng minh thị trường chỉ phản ứng mạnh với một số thông tin mới, khi đó xu hướng thị trường với thật sự thay đổi, những sự kiện mà nhà đầu tư chưa biết, chưa hình dung được ảnh hưởng và tác động tới nền kinh tế như thế nào như diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lần đầu, đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán.
Thứ ba, giao dịch của nhà đầu tư ngoại có dấu hiệu ổn định hơn giai đoạn trước. Trong phiên giao dịch ngày 11/6, khối ngoại đã mua ròng 260 tỷ đồng, điều mà cho thấy sự hoảng loạn đến từ nhà đầu tư cá nhân hơn là nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy có thể thấy, thị trường điều chỉnh phiên 11/6 là hợp lý, tuy nhiên do có quá nhiều nhà đầu tư mới tâm lý chưa vững nên đã tạo ra hiện tượng bán mạnh cuối phiên. Mặc dù vậy, thị trường vẫn chưa đón nhận một tin nào thực sự mới thay đổi cục diện thị trường và nền kinh tế như cú sốc dịch Covid-19 hay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc trước đây, nên chưa đủ dữ liệu để khẳng định thị trường phân phối đỉnh.
Phố Wall trái chiều khi chờ đợi cuộc họp của Fed, Dow Jones chấm dứt đà tăng 6 phiên liên tiếp, Nasdaq lần đầu tiên chạm mốc 10.000 điểm Kết thúc phiên 9/6, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều, Nasdaq tăng lên mức cao kỷ lục, lần đầu giao dịch trên mốc 10.000 điểm, khi nhà đầu tư tìm đến cố phiếu công nghệ. Nasdaq Composite tăng 0,29%, kết thúc ngày ở mức gần kỷ lục 9.953,75 điểm, ngay dưới mốc cao nhất mọi thời đại 10.000 điểm đã ghi nhận...